Phân tích tài chính đối với ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín Sacombank - pdf 27

Download miễn phí Phân tích tài chính đối với ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín Sacombank



MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM) 5
1.1. GIỚI THIỆU VỀ NHTM 5
1.1.1. Khái niệm về NHTM 5
1.1.2. Chức năng của NHTM 6
1.1.2.1. Trung gian tài chính 6
1.1.2.2. Tạo phương tiện thanh toán 7
1.1.2.3. Trung gian thanh toán 7
1.1.3. Những hoạt động chủ yếu của ngân hàng 7
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 8
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng 8
1.1.3.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ khác 8
1.1.4. Đặc trưng của NHTM 9
1.1.4.1. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hàm chứa nhiều rủi ro 9
1.1.4.2. Đối tượng kinh doanh chính của ngân hàng là tiền tệ 10
1.1.4.3. Nguồn vốn chủ yếu để các ngân hàng hoạt động kinh doanh chính là nguồn vốn huy động 10
1.1.4.4. Kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh mang tính hệ thống cao và phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước 10
1.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NHTM 11
1.2.1. Khái niệm về phân tích tài chính 11
1.2.2. Vai trò của phân tích tài chính đối với NHTM 11
1.2.3. Các phương pháp phân tích tài chính 12
1.2.3.1. Hệ thống đánh giá CAMEL 12
1.2.3.1.1.Sơ lược về mô hình CAMEL 12
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t ngân hàng ra quyết định tín dụng kém chất lượng sẽ không thể tiếp tục tồn tại. ở một góc độ khác, chất lượng tài sản là nhân tố quan trọng hàng đầu đóng góp vào lợi nhuận và là nhân tố tạo sức mạnh tài chính dài hạn của ngân hàng.
M – Management quality (chất lượng quản lý)
Theo mô hình CAMEL, phân tích nhân tố quản lý cũng đóng vai trò quan trọng trong phân tích tài chính cũng như đưa ra các đánh giá về tình hình hoạt động và tài chính NHTM. Bởi vì sự quản lý và các quyết định quản lý sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế mà cần tập trung phân tích các yếu tố quản lý của NHTM để đánh giá chính xác hơn tình hình tài chính của ngân hàng.
Nhà phân tích có thể thông qua các nguồn htông tin sau để đánh giá chất lượng công tác quản lý: phỏng vấn trực tiếp, hiểu biết về thị trường, ý kiến của các ngân hàng tương đương, quy định của chính ngân hàng, khách hàng, các tổ chức đánh giá tín nhiệm.
Tóm lại, đây là những đánh giá mang tính chất chủ quan của nhà phân tích. Tuy nhiên, nó lại là điều cần thiết để các nhà phân tích đưa ra các ý kiến mang tính hệ thống về triết lý quản trị, phong cách quản trị và cách tiếp cận chiến lược hoạt động của 1 NHTM.
E – Earning (khả năng sinh lời)
Khả năng sinh lời phản ánh khá tổng quát kết quả của các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, khả năng sinh lời còn giúp bù đắp các khoản tổn thất, tạo ra một cấu trúc tài chính cân bằng và là phần thưởng đối với cổ đông. Thu nhập tốt sẽ tạo dựng được niềm tin của người gửi tiền, nhà đầu tư, chủ nợ và công chúng. Do đó, khả năng sinh lời là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM.
NHTM có 4 nguồn thu chính: thu nhập từ lãi, phí và hoa hồng dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập khác. Chi phí quan trọng nhất của ngân hàng là chi phí lãi, lương nhân viên và dự phòng tổn thất nợ.
Điểm quan tâm lớn nhất của nhà phân tích tài chính là chất lượng của khoản thu nhập. Nó được đánh giá qua mức độ ổn định, độ tin cậy và tỉ lệ so sánh với các NHTM đồng hạng khác.
Các bước phân tích khả năng sinh lời bao gồm:
Bước 1: Phân tích lợi nhuận ròng từ lãi
Lợi nhuận ròng từ lãi là chênh lệch giữa thu nhập thu được từ lãi cho vay và chi phí lãi. Nó thể hiện khoản lãi thu được từ danh mục cho vay.
Chỉ tiêu phân tích:
Thu nhập ròng từ lãi
a. Lãi ròng biên = ---------------------------------------
Tổng tài sản bình quân
Mức chất lượng của chỉ tiêu: trên 3%.
ý nghĩa: Lãi ròng biên thể hiện cách thức đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của NHTM. Mức lãi ròng biên tốt là chỉ dẫn về: thu nhập từ khoản cho vay tốt; tỉ lệ chi phí thấp; hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng thu được lợi nhuận từ nguồn vốn.
b. Chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay
Thu từ lãi Chi trả lãi
Chênh lệch lãi suất (%) = ------------------------ – -------------------------
Tài sản sinh lợi Nợ phải trả lãi
bình quân bình quân
Chênh lệch lãi suất đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trên thị trường của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất. Nếu các nhân tố khác không đổi, chênh lệch lãi suất sẽ giảm khi cạnh tranh tăng buộc ban quản trị ngân hàng phải có những biện pháp bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất.
Bước 2: Phân tích các khoản thu nhập khác
Các khoản thu nhập khác bao gồm các khoản thu như phí và hoa hồng, kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh chứng khoán.
Chỉ tiêu phân tích: tỉ trọng thu nhập khác trên tổng thu nhập hoạt động.
Mức chất lượng của chỉ tiêu: Không có mức độ xác định cụ thể đối với chỉ tiêu này. Mức chất lượng phụ thuộc vào mức độ phân bổ trong quá khứ của tổng thu nhập hoạt động. Tuy nhiên, một mức độ ổn định 1% hay lớn hơn trên tổng tài sản được xem là một mức tốt vì điều đó chứng tỏ các NHTM ngày càng coi trọng thu nhập từ phí dịch vụ và các hoạt động ngoại bảng.
Bước 3: Phân tích chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động hay còn gọi là chi phí ngoài lãi, bao gồm lương và các khoản liên quan; khấu hao; thuế; chi phí quản lý và chi phí khác.
Chỉ tiêu phân tích:
Tổng chi phí hoạt động
Chi phí trên thu nhập = ------------------------------------
Tổng thu nhập hoạt động
Mức chất lượng của chỉ tiêu: từ 55% đến 60%.
ý nghĩa của chỉ tiêu: Quản lý chi phí hoạt động là nhiệm vụ cơ bản của quản lý lợi nhuận. Thành công của công tác quản lý lợi nhuận là tỉ lệ chi phí/thu nhập ổn định, thấp hơn so với các ngân hàng đồng hạng và giảm dần theo thời gian.
Bước 4: Phânt ích dự phòng tổn thất nợ:
Dự phòng tổn thất nợ hay còn được gọi là dự phòng nợ xấu thể hiện sự phân bổ định kì đối với các khản dự trữ cho tổn thất nợ trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Các chỉ tiêu phân tích:
- Chỉ tiêu 1: Dự phòng tổn thất nợ/Tổng tài sản bình quân
Mức chất lượng: dưới 0.5%
- Chỉ tiêu 2: Dự phòng tổn thất nợ/ Tổng dư nợ bình quân
Mức chất lượng: dưới 1%, lý tưởng là dưới 0.5%
- Chỉ tiêu 3: Thu nhập trước thuế, các khoản mục bất thường và dự phòng nợ tổn thất/Dự phòng tổn thất nợ
Mức chất lượng của chỉ tiêu: trên 1%
Mỗi chỉ tiêu ở trên là một thước đo đo lường sự tác động của chi phí hàng năm hay định kì đối với khả năng sinh lời để thiết lập một mức dự trữ đủ bù đắp tổn thất nợ.
Bước 5: Phân tích thu nhập ròng
Thu nhập ròng là điểm mấu chốt của mỗi ngân hàng.
Chỉ tiêu phân tích:
a. Chỉ tiêu 1: ROA
Thu nhập ròng
ROA = ---------------------------------
Tổng tài sản bình quân
Mức chất lượng của chỉ tiêu: 1%
Đây là chỉ tiêu thông dụng thê hiện hiệu quả quản lý, khả năng chu chuyển tài sản sinh lời của NHTM thành thu nhập ròng. Nó cho biết trung bình 100 đồng tài sản sinh lợi đưa vào hoạt động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho ngân hàng.
b. Chỉ tiêu 2: ROE
Thu nhập ròng
ROE = ---------------------------------
Vốn tự có bình quân
Mức chất lượng của chỉ tiêu: từ 10% đến 15%
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng sinh lời từ vốn góp của các cổ đông (tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn tự có của ngân hàng). ở một khía cạnh khác, ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng.
L – Liquidity (khả năng thanh toán)
Yếu tố cuối cùng để phân tích tình hình tài chính của ngân hàng là khả năng thanh khoản. Thanh khoản trong quản trị ngân hàng là cần thiết bởi 2 lí do: (i) để thoả mãn yêu cầu đối với các khoản nợ mới mà không cần thu hồi các khoản đang cho vay hay bán đi các khoản đầu tư có kì hạn; (ii) để đáp ứng các khoản rút tiền theo ý muốn của người gửi tiền bất kỳ lúc nào.
Ngân hàng vốn là tổ chức kiếm tiền chủ yếu thông qua đường cong lãi suất, đó là: huy động tiền gửi ngắn hạn với lãi suất thấp và cho vay trung và dài hạn với lãi suất cao hơn. Việc thanh khoản không ăn khớp này tiềm ẩn những nguy hi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status