Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích chỉ tiêu Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1997 - 2005 và dự đoán đến năm 2010 - pdf 27

Download miễn phí Chuyên đề Vận dụng một số phương pháp Thống kê phân tích chỉ tiêu Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1997 - 2005 và đoán đến năm 2010



 MỤC LỤC 2
 LỜI NÓI ĐẦU 6
 NỘI DUNG 8
Chương I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 8
I/ Công nghiệp và vai trò của nó trong nền Kinh tế Quốc dân 8
1. Khái niệm Công nghiệp 8
2. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp 9
2.1. Các đặc điểm về mặt kỹ thuật của sản xuất công nghiệp 9
2.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội của sản xuất công nghiệp 10
3. Vai trò của công nghiệp 10
3.1. Vai trò công nghiệp trong nền Kinh tế Quốc dân 10
3.2. Công nghiệp trong nền kinh tế tỉnh Hải Dương 11
II/ Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp 14
1. Khái niệm giá trị sản xuất công nghiệp 14
1.1. Khái niệm 14
1.2. Nội dung chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp 14
2. Nguyên tắc tính 15
3. Nội dung và phương pháp tính 16
3.1. Tính theo giá cố định 16
3.2. Tính theo giá thực tế 19
Chương II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ 21
I/ Khái niệm chung về phân tích và đoán Thống kê 21
1. Khái niệm chung 21
2. Các vấn đề chủ yếu của phân tích và đoán Thống kê 22
3. Vai trò của phân tích và đoán Thống kê 23
II/ Các phương pháp phân tích Thống kê 24
1. Bảng thống kê 24
1.1. Vấn đề chung về bảng thống kê 24
1.2. Yêu cầu của bảng thống kê 25
2. Đồ thị thống kê 25
2.1. Khái niệm 25
2.2. Tác dụng của đồ thị thống kê 26
3. Chỉ số 26
3.1. Khái niệm 26
3.2. Quyền số trong phương pháp chỉ số 26
3.3. Các loại chỉ số trong thống kê 27
3.4. Hệ thống chỉ số 28
4. Dãy số thời gian 29
4.1. Những vấn đề chung về dãy số thời gian 29
4.2. Các chỉ tiêu cơ bản dùng để phân tích biến động của dãy số thời gian 31
4.3. Một số phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 33
III/ Các phương pháp đoán Thống kê 37
1. Ngoại suy bằng các mức độ bình quân 37
1.1. Ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 37
1.2. Ngoại suy bằng tốc độ phát triển bình quân 37
2. đoán dựa vào hàm xu thế tuyến tính và biến động thời vụ 37
3. đoán bằng phương pháp san bằng mũ 38
4. đoán bằng mô hình tổng hợp tự hồi quy - trung bình trượt ARIMA (p, d, q) 38
Chương III. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI D¬ƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2005 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN 2010 39
I/ Nguồn số liệu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương 39
II/ Phân tích chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 – 2005 43
 1
1. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương 43
1.1. Phân tích tình hình tăng trưởng chung giá trị sản xuất ngành công nghiệp 43
1.2. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp 45
1.3. Phân tích tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất theo các thành phần kinh tế công nghiệp 51
2. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp tỉnh Hải Dương 58
2.1. Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành công nghiệp 58
2.2. Chuyển dịch cơ cấu giữa các thành phần kinh tế công nghiệp 60
3. Đánh giá chung 63
III/ đoán giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 - 2010 64
1. Xu hướng biến động và đoán giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp Hải Dương 64
1.1. Xu hướng biến động 64
1.2. đoán giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương 66
2. Xu hướng biến động và đoán giá trị sản xuất từng ngành công nghiệp Hải Dương thành phần kinh tế công nghiệp Hải Dương 67
2.1. Xu hướng biến động 67
2.2. đoán giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp 67
3. Xu hướng biến động và đoán giá trị sản xuất từng thành phần kinh tế công nghiệp Hải Dương 69
3.1. Xu hướng biến động 69
3.2. đoán giá trị sản xuất công nghiệp từng thành phần kinh tế 70
4. Đánh giá chung 71
IV/ Phương hướng phát triển và các giải pháp 72
1. Phương hướng phát triển 72
2. Các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra 73
2.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển công nghiệp 73
2.2. Đẩy mạnh đầu tư để tăng năng lực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của tỉnh 73
2.3. Thu hút các nguồn vốn đầu tư 74
2.4. Đảm bảo nguyên liệu và thị trường cho sản xuất công nghiệp 75
2.5. Phát triển khoa học công nghệ 76
2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển công nghiệp 76
2.7. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng chính quyền và đổi mới quản lý phát triển công nghiệp 77
 KẾT LUẬN 78
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 80
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kê để biểu diễn xu hướng phát triển của những hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên, mức độ tăng giảm thất thường.
Từ một dãy số thời gian căn cứ vào đặc điểm của biến động trong dãy số, dùng phương pháp hồi quy để xác định trên đồ thị một đường xu thế có tính chất lý thuyết thay cho đường gấp khúc thực tế.
Yêu cầu: Phải chọn được mô hình mô tả một cách gần đúng nhất xu hướng phát triển của hiện tượng.
Phương pháp chọn dạng hàm:
- Căn cứ vào quan sát trên đồ thị và phân tích lý luận về bản chất lý luận của hiện tượng.
- Có thể dựa vào sai phân (lượng tăng giảm tuyệt đối).
- Dựa vào phương pháp bình phương nhỏ nhất (lý thuyết lựa chọn dạng hàm của hồi quy tương quan).
Dạng hàm xu thế tổng quát: Trong đó: là giá trị lý thuyết (theo thời gian)
4.3.4. Biến động thời vụ
* Khái niệm: Biến động thời vụ là hàng năm trong khoảng thời gian nhất định có sự biến động được lặp đi lặp lại gây ra tình trạng lúc thì khẩn trương, lúc thì thu hẹp quy mô hoạt động làm ảnh hưởng đến quy mô các ngành kinh tế.
* Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tập quán sinh hoạt của dân cư. Nó ảnh hưởng nhiều nhất đến các ngành như nông nghiệp, du lich, các ngành chế biến sản phẩm công nghiệp và công nghiệp khai thác. Hiện tượng biến động thời vụ làm cho việc sử dụng thiết bị và lao động không đồng đều, năng suất lao động khi tăng khi giảm làm giá thành biến động.
* Ý nghĩa nghiên cứu: Giúp nhà quản lý chủ động trong quản lý kinh tế xã hội. Giúp cho việc lập các kế hoạch sản xuất hay hoạt động nghiệp vụ thích hợp, hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt xã hội.
* Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào số liệu trong nhiều năm (ít nhất là 3 năm) theo tháng hay theo quý.
- Tính chỉ số thời vụ đối với dãy số thời gian có các mức độ tương đối ổn định. Cụ thể là các mức độ cùng kỳ từ năm này sang năm khác không có biểu hiện tăng giảm rõ rệt.
* Công thức tính:
: Là số bình quân của các mức độ cùng tên i.
: Là số bình quân của các mức độ trong dãy số.
: Chỉ số thời vụ của thời gian thứ i.
* Ý nghĩa: Nếu coi mức độ bình quân chung của tất cả các kỳ là 100% thì chỉ số thời vụ của kỳ nào lớn hơn 100% thì đó là lúc “bận rộn” và ngược lại. Với dãy số thời gian có xu hướng rõ rệt việc tính chỉ số thời vụ phức tạp hơn. Trước hết ta cần điều chỉnh dãy số bằng phương trình hồi quy để tính ra các giá trị lý thuyết rồi sau đó dùng các mức độ này làm căn cứ so sánh và tính chỉ số thời vụ.
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ
Theo nghĩa chung nhất, đoán là xây dựng thông tin có cơ sở khoa học về mức độ, trạng thái, các quan hệ, xu hướng phát triển có trong tương lai của hiện tượng.
Thời hạn đoán chỉ nên bằng 1/3 thời kỳ tiền sử nếu ta chỉ dùng các phương pháp thống kê. Thời kỳ tiền sử dùng cho đoán cũng không nên quá dài hay quá ngắn. Với dãy số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp Hải Dương ta có thời kỳ tiền sử là 9 năm, thì đoán bằng phương pháp thống kê sẽ cho kết quả tốt nhất là từ 2 - 3 năm.
1. Ngoại suy bằng các mức độ bình quân
Là các đoán nhanh với đoán chính xác không cao do phụ thuộc nhiều vào tích chất đại biểu của các số bình quân. Nếu dãy số thời gian có xu hướng thì kết quả sẽ không tốt. Tuy nhiên ưu điểm của phương pháp này là dãy số thời gian không cần dài và không phải xây dựng các đoán khoảng.
1.1. Ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân
Vận dụng trong trường hợp dãy số có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn sấp xỉ bằng nhau (dãy số cộng).
Mô hình dự đoán:
Trong đó: L là thời hạn đoán ( tầm xa dự đoán).
là trị số đoán tại thời điểm thứ n+L.
là lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân.
là mức độ dùng làm gốc để ngoại suy.
1.2. Ngoại suy bằng tốc độ phát triển bình quân
Vận dụng trong trường hợp các mức độ của dãy số thời gian có tốc độ phát triển liên hoàn sấp xỉ bằng nhau.
Mô hình dự đoán:
Trong đó: là tốc độ phát triển bình quân.
2. đoán dựa vào hàm xu thế tuyến tính và biến động thời vụ
Thành phần dãy số thời gian được chia làm 3 phần:
- Xu thế phát triển ft là xu hướng cơ bản kéo dài theo thời gian. Thường biến động này được biểu hiện dưới dạng một hàm số.
- Biến động thời vụ St mang tính chất lặp đi lặp lai.
- Biến động ngẫu nhiên Zt do tác động của các nhân tố ngẫu nhiên.
Ba thành phần này được kết hợp thành 2 dạng mô hình sau:
- Mô hình cộng:
- Mô hình nhân:
ứng dụng phần mềm Thống kê SPSS ta có thể dễ dàng tính toán các giá trị dự đoán. Biến động chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào (trong 3 nhân tố trên) thì ta áp dụng các các mô hình phù hợp để cho kết quả chính xác nhất.
3. đoán bằng phương pháp san bằng mũ
Trong các mô hình đoán trên thì các mức độ của dãy số thời gian được xem như nhau, tức là có cùng quyền số trong quá trình tính toán. Do đó làm mô hình cứng nhắc, kém nhạy bén đối với sự biến động của hiện tượng. Vì vậy để phản ánh sự biến động này đòi hỏi phải có một mô hình phù hợp hơn, tức là trong mô hình các mức độ của dãy số thời gian phải được xem xét với quyền số khác nhau. Các mức độ càng mới (càng cuối dãy số) càng cần chú ý đến quyền số.
Mô hình mũ đơn giản có dạng:
Trong phần mềm SPSS cũng đã hỗ trợ tính toán các giá trị và các đoán điểm và đoán khoảng. Tuỳ mô hình đoán hay phức tạp sẽ cho các kêt quả chính xác khác nhau theo như điều kiện thực tế.
4. đoán bằng mô hình tổng hợp tự hồi quy - trung bình trượt ARIMA (p, d, q)
Mô hình sẽ biểu hiện được các biến động tự hồi quy và trung bình trượt đồng thời khử được xu thế tuyến tính của hiện tượng theo thời gian. Phần mềm SPSS sẽ hỗ trợ ta tính các giá trị đoán nếu ta xác định được các nhân tố tác động đến dãy số.
CHƯƠNG III
VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2005 VÀ DỰ ĐOÁN ĐẾN 2010
I/ NGUỒN SỐ LIỆU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
Để đảm bảo nguyên tắc tính giá trị sản xuất theo lãnh thổ kinh tế, ta lấy số liệu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Hải Dương bắt đầu từ năm 1997. Nguyên nhân vì cuối năm 1996 Chính phủ có quyết định tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.
Theo chỉ đạo của Tổng Cục Thống kê, Cục Thống kê Hải Dương đã điều tra chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp theo tháng và theo năm. Do số liệu thống kê theo tháng là điều tra chọn mẫu nên thường không đầy đủ và ít chính xác. Hơn nữa cơ cấu công nghiệp nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng không có biến động thời vụ. Nên việc phân tích theo tháng nhằm làm rõ biến động thời vụ là không thực tế và cũng không cần thiết. Ta chỉ phân tích biến động giá trị sản xuất công nghiệp theo số liệu tổng điều tra công nghiệp toàn tỉnh thu được vào cuối mỗi năm, tức là số liệu phân tích lấy theo năm.
Số liệu sẽ được chia the...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status