Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động của Việt Nam trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế



A – Mở đầu 1
B – Nội dung 2
I – Những lý luận chung về nâng cao chất lượng xuất khẩu lao động 2
1. Khái niệm xuất khẩu lao động ( XKLĐ) 2
1.1 Về khía cạnh kinh tế 2
1.2 Về khía cạnh chính trị 2
2. Nguyên nhân và đặc điểm của XKLĐ 3
2.1 Nguyên nhân của XKLĐ 3
2.2 Đặc điểm của các nước xuất và nhập khẩu lao động 3
2.2.1 Đặc điểm các nước nhập khẩu lao động 3
2.2.2 Đặc điểm các nước xuất khẩu lao động 4
2.3 Hình thức XKLĐ 4
2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng XKLĐ 5
2.4.1 Hiệu quả kinh tế 5
2.4.2 Hiệu quả xã hội 5
2.4.3 Công tác tổ chức và quản lý XKLĐ 5
3.Vai trò của XKLĐ 5
II – Thực trạng XKLĐ ở Việt Nam 7
1.Những kết quả đạt được của XKLĐ 8
1.1 Những kết quả về kinh tế 8
1.2 Kết quả về xã hội 11
1.2.1 Giải quyết việc làm: 11
1.2.2 Về xóa đói giảm cùng kiệt 13
1.3. Về công tác tổ chức và quản lý XKLĐ 15
1.3.1 Công tác đào tạo 15
1.3.2 Luật lao động 16
1.3.3 Việc quản lý doanh nghiệp XKLĐ 16
1.3.4 Các chương trình tái hội nhập và hợp tác liên Quốc gia thông qua các hiệp định song phương với các nước nhập khẩu nguồn lao động 17
2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong XKLĐ ở Việt Nam 17
2.1 Những hạn chế của XKLĐ ở Việt Nam 17
2.1.1 Về kinh tế 17
2.1.2 Về xã hội 18
2.1.3 Về công tác quản lý, đào tạo 19
2.2 Nguyên nhân của những hạn chế 21
2.2.1 Về kinh tế 21
2.2.2 Về công tác quản lý, đào tạo 22
III - Một số kinh nghiệm từ hoạt động XKLĐ của Philippines và giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của xuất khẩu lao động Việt Nam trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 23
1.Một số kinh nghiệm từ hoạt động XKLĐ của Philippines 23
2. Quan điểm về XKLĐ và mục tiêu XKLĐ giai đoạn 2006 – 2010 25
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của xuất khẩu lao động Việt Nam trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 25
C – Kết luận 29
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


000 số lượng ngoại tệ đã tăng đáng kể. Hiện ở Việt Nam, hàng năm số lao động làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước số ngoại tệ khoảng 1,6 tỷ USD, xấp xỉ với số tiền thu được bằng xuất khẩu gạo cả năm, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người lao động.
Bảng : Mức gia tăng GDP, GNI từ XKLĐ
Đơn vị: triệu USD
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Mức gia tăng GDP từ XKLĐ
30
30
30
30
30
Số tiền lao động chuyển về nước
1250
1400
1450
1500
1600
Mức gia tăng GNI từ XKLĐ
1280
1430
1480
1530
1630
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
Chênh lệch thu nhập nhân tố với
nước ngoài
Chi trả lợi tức nhân tố ra
nước ngoài
Thu nhập lợi tức nhân tố từ
nước ngoài
= _
Số tiền lao động chuyển về nước
Mức gia tăng GDP từ XKLĐ
Mức gia tăng GNI
từ XKLĐ
= +
Việt Nam là một trong 20 quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng tính theo lượng KH. KH và XKLĐ tại Việt Nam phát triển cùng chiều với thế giới, tăng nhanh từ 35 triệu USD năm 1991, 1.76 tỷ/2000, và khoảng 5 tỷ/2006, với kim ngạch tích lũy lên đến 23 USD; chiếm tỷ trọng quan trọng so với các nguồn vốn phát triển khác: 60% vốn FDI thực hiện và 137% vốn giải ngân của viện trợ phát triển (ODA).
Trên phương diện tài chánh, theo tài liệu Báo cáo cập nhật tình hình phát triển và cải cách kinh tế của Việt Nam do WB ấn hành tháng 12/2006, KH đã góp phần giúp cho tài khoản vãng lai của Việt Nam thặng dư trong hai năm 2005 và 2006. Sự cải thiện cán cân vãng lai, cùng với các chỉ số kinh tế tài chánh khác, như tỷ lệ nợ trên kim ngạch xuất khẩu, dự trữ ngoại tệ, và các nguồn vốn đầu tư và phát triển, đã giúp nâng cao độ tin cậy tài chánh của Việt Nam trên thị trường tài chánh quốc tế; tháng 9/2006, Công ty Standard and Poor đã nâng hạng tín nhiệm ngoại tệ của Việt Nam lên một mức thành hạng BB, và nội tệ từ BB lên BB+.
Chi phí cho XKLĐ
Bộ LĐ-TB&XH vừa mới ban hành Quyết định 61/2008/QĐ-LĐTBXH về mức tiền môi giới người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường. Theo đó, ở hầu hết thị trường lao động, phí môi giới đều giảm ít nhất là 50 USD và nhiều nhất là 2.000 USD; chỉ có thị trường Nhật Bản, Brunei là vẫn giữ nguyên.
Tại thị trường Đài Loan, phí môi giới tối đa đối với lao động giúp việc gia đình, chăm sóc sức khỏe đã giảm từ 1.000 xuống 800 USD; tại các thị trường Qatar, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Bahrain, Oman, phí môi giới lao động không nghề là 300 USD, lao động có nghề là 400 USD, giảm 100-150 USD so với quy định cũ; mức phí môi giới giảm nhiều nhất là Australia, chỉ còn 3.000 USD, giảm 2.000 USD.
Phí môi giới giảm đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho những người tham gia lao động xuất khẩu, góp phần làm tăng khoản thu nhập ròng họ gửi về nước.
- Bước đầu đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề của lao động xuất khẩu. Hiện nay lao động Việt Nam làm việc trong khoảng 30 nhóm ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghiệp nhẹ, các ngành dịch vụ, vận tải biển và đánh bắt, chế biến hải sản
1.2 Kết quả về xã hội
1.2.1 Giải quyết việc làm:
Số lượng lao động xuất khẩu tăng
Với một nước đông dân như Việt Nam, giải quyết việc làm cho người lao động luôn là một trong những nỗ lực lớn của Chính phủ. Với hơn 82 triệu dân, trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì XKLĐ của Việt Nam là một kênh giải quyết việc làm rất có ý nghĩa cho người lao động.
Từ những năm 2001 trở về trước, Việt Nam có hai thị trường xuất khẩu lao động chính là: châu Á (Lào, Nhật Bản, Đài Loan...), chiếm khoảng 79% tổng số lao động xuất khẩu năm 2001, và thị trường các nước Đông Âu (Nga (Liên Xô cũ), Đức, Cộng hoà Séc,...), chiếm khoảng 15%. Sau sự thay đổi về chính trị - xã hội ở Đông Âu, thì kể từ năm 2001, thị trường xuất khẩu lao động chính của Việt Nam vẫn là châu Á, chiếm tới 97% năm 2004, chủ yếu trong đó là thị trường Đài Loan (chiếm khoảng 56%) và Malayxia (22%), và khi đó thị trường châu Âu chỉ còn chiếm 0,6%. Nhưng từ năm 2004, nhiều thị trường lao động mới (như châu Mỹ, châu Phi, Trung Đông) đã được mở ra và các thị trường cũ (châu Âu, Trung Đông) đã được khôi phục lại. Ví dụ, như đối với thị trường châu Mỹ, năm 2004, ta đã đưa được 186 lao động sang Cộng hoà Paula (một thị trường được đánh giá là đầy tiềm năng) so với mức zêrô trong năm 2002 và 2003. Tương tự, thị trường châu Phi/Trung Đông cũng đã được khôi phục trong năm 2004 với số lượng lao động xuất khẩu là 607 so với mức zêrô trong năm 2003.
Bảng: số lượng lao động xuất khẩu qua một số năm
Năm
Tổng số lao động xuất khẩu (người)
Đạt chỉ tiêu kế hoạch năm
2005
70590
100,8% (590 người)
2006
78855
105% (3755 người)
2007
85.020
106% (5.020 người)
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh xã hội
Như vậy lao động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua tăng liên tục và luôn vượt chỉ tiêu đề ra, giải quyết đáng kể nguồn lao động dư thừa ở Việt Nam, lượng kiều hối gửi về nước cũng liên tục tăng nhanh và duy trì ở mức 1,6 tỷ USD
Bốn thị trường lao động xuất khẩu lớn nhất Việt Nam
Đơn vị tính: Lao động
Thị trường lao động
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Malaysia
24600
25324
26.704
Đài Loan
22780
23124
23.646
Hàn Quốc
12100
12123
12187
Nhật Bản
2134
3047
5517
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh xã hội
Tính đến nay, lao động Việt Nam đang làm việc chủ yếu ở các thị trường
Nước
Số lượng lao động
Thu nhập bình quân
Malaysia
Trên 100.000 người
150-200 USD/tháng
Đài Loan
Trên 90.000 người
300-500USD/tháng
Hàn Quốc
Trên 30.000 người
900-1000USD/tháng
Nhật Bản
Khoảng 19.000 tu nghiệp sinh
700-1.100 USD/tháng
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
3000 người
Quatar
10000 người
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh xã hội
Việt Nam vẫn duy trì đẩy mạnh lao động xuất khẩu sang các nước thuộc thị trường lao động truyền thống vì đây là các thị trường dễ tính, không hạn chế số lượng lao động, không đòi hỏi cao về tay nghề, phù hợp với đại đa số lao động ở nông thôn. Do đó có thể thấy số lao động xuất khẩu nhiều nhất là tại Malaysia và Đài Loan.
Trong 18 nước và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam, thị trường Malaysia vươn lên đứng đầu về số lượng. Đối với thị trường Malaixia tuy với mức lương (chỉ khoảng 150-200 USD một tháng), không cao bằng các thị trường khác, nhưng nếu khai thác tốt tiềm năng thì cơ hội xoá đói giảm cùng kiệt sẽ đến được với nhiều người, nhiều địa phương.
Thị trường Đài Loan (đứng thứ 2 vế số lượng) đang gặp khó khăn bởi vì từ đầu năm 2005, lao động Việt Nam (chủ yếu là giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân) bỏ trốn quá nhiều (chiếm trên 10% tổng số lao động Việt Nam ở thị trường này). Hiện nay, thị trường này vẫn “đóng băng”, mặc dù nhu cầu về giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân ở thị ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status