Hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty cổ phần Hùng Vương - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Đặt vấn đề...............................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu....................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................5
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................5
5.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .....................................................................5
6. Các nghiên cứu có liên quan .................................................................................5
6.1. Công trình nghiên cứu của Mai Thùy Dung và Lê Thanh Phong:...........5
6.2. Công trình nghiên cứu của Benita M. Beamon: .........................................6
6.3. Công trình nghiên cứu của Khuất Thị Thu Hƣờng:..................................7
7. Khung nghiên cứu..................................................................................................8
8. Kết cấu của đề tài...................................................................................................9
CHƢƠNG 1- CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG ..................10
1.1. Định nghĩa chuỗi cung ứng .................................................................................10
1.2. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng ..................................................11
1.2.1. Nhà cung cấp................................................................................................12
1.2.2. Nhà sản xuất.................................................................................................12
1.2.3. Nhà phân phối..............................................................................................12
1.2.4. Nhà bán lẻ.....................................................................................................12
1.2.5. Khách hàng/ngƣời tiêu dùng ......................................................................12
1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng .................................................................................12
1.4. Các yếu tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng............................................14
1.4.1. Sản xuất ........................................................................................................14
1.4.2. Hàng tồn kho................................................................................................15
1.4.3. Vị trí..............................................................................................................15
1.4.4. Vận chuyển...................................................................................................16
1.4.5. Thông tin ......................................................................................................17
1.5. Các tiêu chuẩn đo lƣờng hiệu quả chuỗi cung ứng...........................................18
1.5.1. Tiêu chuẩn giao hàng ..................................................................................18
1.5.2. Tiêu chuẩn chất lƣợng.................................................................................18
1.5.3. Tiêu chuẩn thời gian....................................................................................19
1.5.4. Tiêu chuẩn chi phí .......................................................................................19
1.6. Bài học kinh nghiệm từ chuỗi cá hồi của Na Uy ...............................................19
CHƢƠNG 2- THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY CP HÙNG VƢƠNG .............................................. 23
2.1. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam ................................................................23
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu và Cơ cấu thị trƣờng .............................................23
2.1.2. Tổng quan các hoạt động chuỗi cung ứng cá tra tại ĐBSCL..................26
2.1.2.1.Hoạt động nuôi trồng ....................................................................................26
2.1.2.2.Hoạt động chế biến........................................................................................28
2.1.2.3.Hoạt động xuất khẩu .....................................................................................30
2.1.3. Giới thiệu mô hình chuỗi cung ứng thủy sản và cátra tại ĐBSCL đã
đƣợc nghiên cứu: .........................................................................................34
2.2. Phân tích tính liên kết và hiệu quả trong chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của
công ty CP Hùng Vƣơng ..............................................................................................36
2.2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Hùng Vƣơng.............................................36
2.2.1.1.Giới thiệu công ty ..........................................................................................36
2.2.1.2.Lịch sử hình thành công ty ............................................................................38
2.2.1.3.Cơ cấu tổ chức và Tầm nhìn chiến lược........................................................41
2.2.1.4.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty..................................42
2.2.2. Quy trình sản xuất khép kín.......................................................................45
2.2.2.1.Trại cá giống và Vùng nuôi...........................................................................49
2.2.2.2.Nhà máy chế biến thức ăn .............................................................................53
2.2.2.3.Nhà máy chế biến cá tra................................................................................60
2.2.2.4.Kho lạnh ........................................................................................................63
2.2.3. Đánh giá chuỗi cung ứng cá tra Hùng Vƣơng ..........................................65
2.2.3.1.Phân tích hiệu quả hoạt động của chuỗi.......................................................67
2.2.3.2.Phân tích ưu nhược điểm của chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của Hùng
Vương .......................................................................................................................76
CHƢƠNG 3- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HÙNG VƢƠNG................................. 82
3.1. Mục đích và quan điểm đề xuất các giải pháp ..................................................82
3.2. Các giải pháp đề xuất ..........................................................................................83
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cƣờng giá trị đầu vào của chuỗi ............................83
3.2.1.1.Nâng cao chất lượng giống:..........................................................................83
3.2.1.2.Xây dựng nhà máy thuốc thủy sản: ...............................................................84
3.2.1.3.Nâng cao chất lượng cá nguyên liệu mua từ nông dân: ...............................84

3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cƣờng và phối hợp giữa các thành viên trong chuỗi
.......................................................................................................................85
3.2.2.1.Xây dựng hệ thống phần mềm chung: ...........................................................85
3.2.2.2.Công ty liên kết chặt chẽ với nông dân: ........................................................87
3.2.2.3.Thành lập ban quản trị chuỗi của công ty: ...................................................88
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao thời gian giao hàng, hạn chế chi phí: ............89
3.2.3.1.Nâng cao công suất sản xuất: .......................................................................89
3.2.3.2.Hoàn thiện công tác dự báo: .........................................................................91
3.2.3.3.Công ty kiểm soát lại chi phí quản lý ............................................................92
3.2.4. Một số giải pháp kiến nghị: ........................................................................93
3.2.4.1.Hùng Vương tiếp tục thực hiện cam kết theo các chứng nhận đã được cấp.....
.......................................................................................................................93
3.2.4.2.Đề xuất đối với Nhà nước: ............................................................................96
KẾT LUẬN ...........................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 102
PHỤ LỤC ........................................................................... 106
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngành xuất khẩu cá tra vốn đƣợc xem là thế mạnh của Việt Nam đang gặp rất
nhiều khó khăn. Một trong những điển hình cho các thử thách mà con cá tra Việt Nam
sắp phải đối đầu chính là sự kiện USDA ban hành các quy định mới đối với các nhà
cung cấp cá da trơn, yêu cầu tiến hành thanh tra tại chỗ các trang trại và nhà xƣởng chế
biến đối với tất cả các nhà sản xuất trong và ngoài nƣớc (hầu hết từ Việt Nam), nhằm
đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đồng nhất. Theo đó, tất cả những tiêu chuẩn mà các cơ
sở nuôi, nhà máy chế biến cá tra Việt Nam đạt đƣợc đều không có giá trị, mà sẽ phải
tuân theo quy định của USDA. Cá tra ở Mỹ nuôi theo tiêu chuẩn nào thì cá tra Việt
Nam phải đáp ứng những điều kiện đó và nhƣ vậy chi phí sản xuất chế biến sẽ tăng rất
nhiều, thậm chí doanh nghiệp Việt Nam có thể mất luôn cả thị trƣờng to lớn này.
Bên cạnh đó, vẫn có những thông tin mang đến cho chúng ta nhiều kỳ vọng.
Việt Nam và Liên minh châu Âu đã ký tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán
Hiệp định Thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập cuối tháng 12/2015 sẽ mang đến triển vọng cho
ngành thủy sản Việt Nam, trong đó có ngành cá tra xuất khẩu.
Nhìn lại nội bộ, mấy năm nay, nuôi cá tra ở Việt Nam đã đạt năng suất cao với
diện tích lớn nhƣng cũng phải chống đỡ gần chục loại bệnh, mà theo Tổng cục thủy sản
có 4 nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh là quản lý môi trƣờng kém, liên kết sản xuất
yếu, quản lý chất lƣợng giống, thuốc thú y, chất xử lý môi trƣờng chƣa tốt, quản lý
vùng nuôi tập trung chƣa hiệu quả. Ngoài ra, vấn đề biến động giá cá cũng là một trăn
trở của nông dân và doanh nghiệp. Giá cá lên xuống thất thƣờng gây ra các hệ lụy về
sự bền vững của nguồn nuôi, tính cạnh tranh giá xuất khẩu…Chính vì vậy việc tổ chức
lại sản xuất theo hƣớng chuỗi giá trị là cách thức gắn kết chặt chẽ và đảm bảo hài hòa
lợi ích giữa các khâu nuôi, chế biến, xuất khẩu, đây cũng chính là giải pháp cho các
thực trạng yếu kém nói trên, trong môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu khắc nghiệt sắp tới.
Ở Việt Nam, trong ngành xuất khẩu cá tra, công ty CP Hùng Vƣơng đƣợc xem là một
trong số những nhà tiên phong sớm nhận ra giá trị của chuỗi cung ứng và cũng đã đầu
tƣ không ít cho các hoạt động trong chuỗi, sớm xây dựng cho mình một quy trình sản
xuất khép kín. Tuy nhiên, Hùng Vƣơng cũng không nằm ngoài những khó khăn chung
mà cả ngành thủy sản đang gặp phải, có thể ở vấn đề về thiếu hụt nguyên liệu hoặc
cách vận hành chƣa đồng bộ nên việc cung ứng đầu ra chƣa đảm bảo hiệu quả cao nhất
cho công ty, còn nhiều trƣờng hợp bị khách hàng phàn nàn do chậm tiến độ. Với sự
đồng ý và hƣớng dẫn của Giáo sƣ Đoàn thị Hồng Vân, tác giả chọn đề tài “HOÀN
THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HÙNG VƢƠNG” để tìm hiểu rõ hơn cách thức hoạt động chuỗi cung ứng cá tra xuất
khẩu của công ty, đánh giá tính bền vững của chuỗi hiện nay và từ đó đề xuất các giải
pháp hoàn thiện chuỗi nhằm giúp công ty có thể tồn tại và phát triển trong môi trƣờng
cạnh tranh khốc liệt này; đồng thời thông qua chuỗi điển hình của Hùng Vƣơng làm
các cơ sở cho hƣớng đi đúng đắn đối với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ cùng tham
gia vào ngành xuất khẩu cá tra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
(a) Phân tích thực trạng hoạt động và tính liên kết của các thành phần trong chuỗi
cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty CP Hùng Vƣơng
(b) Nhận diện các ƣu nhƣợc điểm của chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty
CP Hùng Vƣơng.
(c) Đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công
ty CP Hùng Vƣơng, từ đó tăng cƣờng tính liên kết giữa các khâu trong chuỗi và
đẩy mạnh xuất khẩu cá tra theo hƣớng bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
(a) Các thành phần trong chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty CP Hùng
Vƣơng.
(b) Mối liên kết giữa các khâu trong chuỗi.
(c) Cấp quản lý của công ty.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian và thời gian:
Nghiên cứu chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất khẩu cá tra của
Hùng Vƣơng và giới hạn trong khoảng từ năm 2009 đến nay. Trong đó làm nổi bật
những số liệu của kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014và 2015 cho thấy những
thành công từ mô hình chuỗi của công ty.
* Về nội dung và hƣớng tiếp cận nghiên cứu của luận văn:
Vì hạn chế về thời gian và năng lực nên đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu từ
nguyên liệu đầu vào đến sản xuất chế biến và bảo quản ở kho lạnh của chuỗi, chứ
không đề cập quá trình xuất khẩu, marketing và chăm sóc khách hàng. Nghiên cứu này
chỉ tập trung chuyên sâu vào luồng thông tin và luồng hàng hóa, không nhấn mạnh
dòng tài chính.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần làm rõ các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(i) Thế nào là chuỗi cung ứng? Cấu trúc của chuỗi cung ứng? Xu hƣớng phát triển
của chuỗi cung ứng?
(ii) Mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty CP Hùng Vƣơng nhƣ thế
nào?
(iii) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chính của từng thành viên trong chuỗi
và mối liên hệ giữa họ ra sao?
(iv) Ƣu và nhƣợc điểm cũng nhƣ tính bền vững của chuỗi mà công ty đang áp dụng
là gì?
(v) Những hƣớng tác động nào có thể giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất
khẩu của công ty CP Hùng Vƣơng?
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài thực hiện dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu định tính.
- Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu
quả chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của Hùng Vƣơng.
- Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến
hành lập bảng biểu, vẽ các đồ thị phục vụ cho bài nghiên cứu.
- Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn dùng phƣơng pháp chuyên gia thông qua việc
phỏng vấn sâu các cá nhân cấp lãnh đạo có liên quan đến từng mắc xích trong chuỗi
nhằm thiết lập mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của Hùng Vƣơng cho phù hợp.
Đầu tiên nghiên cứu dựa vào số liệu có sẵn để đƣa ra đánh giá chủ quan.
5.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên 2 công cụ thu thập dữ liệu.
- Trƣớc tiên là quan sát, để có cái nhìn riêng về cách thức hoạt động của chuỗi
Hùng Vƣơng.
- Phƣơng pháp chuyên gia sử dụng hình thức phỏng vấn bán cấu trúc để biết thêm
về quan điểm, kinh nghiệm của từng quản lý về các mắt xích còn yếu trong chuỗi.
- Nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam (VASEP), Cục nuôi trồng thủy sản - Bộ NN& PTNT, Tổng cục Hải quan,
Tổng cục thống kê, các báo cáo thƣờng niên năm của công ty CP Hùng Vƣơng, website
của công ty CP Hùng Vƣơng.
6. Các nghiên cứu có liên quan
6.1. Công trình nghiên cứu của Mai Thùy Dung và Lê Thanh Phong:
Với phƣơng pháp nghiên cứu ứng dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu [7] phân tích,
so sánh, đề án khẳng định: Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu là một
hƣớng đi mới, cần thiết để khắc phục những hạn chế và đẩy mạnh sự phát triển hiệu
quả, bền vững của mặt hàng xuất khẩu chủ lực này. Vì xây dựng chuỗi cung ứng sẽ
khắc phục những hạn chế do mô hình hợp nhất theo ngành dọc tạo ra; giúp liên kết các
thành phần tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng là cơ sở để giải quyết tốt những
tồn tại, hạn chế trong hoạt động sản xuất cá tra khu vực ĐBSCL, đảm bảo đƣa sản xuất
cá tra đi vào ổn định; xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng sản xuất cá tra xuất khẩu làm
tăng tính cạnh tranh, củng cố vị trí thƣơng hiệu của sản phẩm và đƣợc coi là chiến lƣợc
phát triển ngành phù hợp với xu hƣớng phát triển tất yếu.
Nghiên cứu xem Hợp tác xã là Ngƣời đại lý trữ hàng của các cơ sở nuôi trồng
và thay mặt để ký Hợp đồng và giao hàng cho doanh nghiệp chế biến, còn Doanh
nghiệp chế biến là ngƣời khởi xƣớng và giữ vai trò chủ đạo trong chuỗi.
Đề tài chỉ ra ƣu và nhƣợc điểm cũng nhƣ tính bền vững của mô hình hợp nhất theo
ngành dọc mà một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đang áp dụng, những cơ sở
cần thiết để triển khai mô hình phân phối trong chuỗi hiệu quả, tuy nhiên nghiên cứu
này chỉ giới hạn trong 4 thành phần chính của hoạt động sản xuất mà không tính đến
các thành phần phụ trợ khác nhƣ nhà cung cấp thức ăn…do đó cần mở rộng thêm
đối với các nghiên cứu kế thừa về sau.
6.2. Công trình nghiên cứu của Benita M. Beamon:
Nghiên cứu cho rằng chuỗi cung ứng là một quá trình sản xuất tích hợp mà
trong đó các nguyên vật liệu đƣợc chuyển đổi vào sản phẩm cuối cùng và sau đó là
phân phối cho khách hàng. Ở mức độ cao nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm hai quá
trình tích hợp cơ bản: Quá trình hoạch định sản xuất và kiểm soát tồn kho và Quá trình
phân phối và Logistics.
Quá trình hoạch định sản xuất và kiểm soát hàng tồn kho bao gồm việc sản xuất
và quy trình phụ hỗ trợ việc lƣu trữ, và những hệ thống của nó. Cụ thể hơn, hoạch định
sản xuất mô tả việc thiết kế và quản lý toàn bộ quá trình sản xuất (bao gồm lập kế
hoạch mua nguyên vật liệu, thiết kế quy trình sản xuất, thiết kế khâu xử lý và kiểm soát
nguyên vật liệu). Kiểm soát hàng tồn kho mô tả việc thiết kế và quản lý các chính sách


N7dLW7XCWS2OvaX
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status