Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Bia Hà Nội - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chương I: Vốn kinh doanh và sự cần thiết phải tổ chức nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp.
I. Vốn và vai trò của vốn trong nền kinh tế thị trường.
1. Khái niệm.
2. Các cách phân loại.
3. Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp.
4. Chi phí vốn của doanh nghiệp.
II. Hiệu quả sử dụng vốn.
1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn.
2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
3.1. Chỉ tiêu về vốn cố định.
3.2. Chỉ tiêu về vốn lưu động.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.
5. Một số phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp.
Chương II. Tình hình huy động và sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Bia Hà nội.
I. Một số nét khái quát về Công ty Bia Hà nội.
1. Sự hình thành và phát triển Công ty Bia Hà nội.
2. Đặc điểm tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty.
3. Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất.
II. Thực trạng về huy động và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Bia Hà nội.
1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
2. Nguồn hình thành và cơ cấu vốn của Công ty.
3. Phân tích hiệ quả sử dụng vốn kinh doanh củaCông ty.
3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
III. Những tồn tại cơ bản trong quá trình sử dụng vốn của Công ty.
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
I. Định hướng phát triển của Công ty.
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Bia Hà nội.
III. Kiến nghị đối với Nhà nước.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Chương II
tình hình huy động và sử dụng
vốn kinh doanh ở công ty bia hà nội

1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Bia Hà Nội

1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bia Hà nội

Là một công ty thuộc Tổng Công ty Rượu Bia - Nước giải khát Việt nam do Bộ Công nghiệp quản lý, Công ty Bia Hà nội (HABECO) tại 70A Hoàng Hoa Thám, phía Bắc Thủ đô Hà nội, đảm nhận nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu giải khát cho mọi tầng lớp nhân dân.

Vào những năm 1890, lúc đó nước ta đang chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, với mục đích kiếm lời và phục vụ nhu cầu giải khát cho quân đội viễn chinh Pháp và lính đánh thuê cho cho Pháp ở Việt Nam, một chủ tư sản Pháp, ông Homel đã đầu tư xây dựng nhà máy. Với đội ngũ 150 người, trong đó khoảng 50 người là người nhà và người làm thuê được Homel thuê từ Pháp sang còn lại là công nhân Việt Nam làm thuê. Công suất của nhà máy lúc bấy giờ khoảng 1 đến 3 triệu lít/năm. Sau giải phóng Điện Biên Phủ (7/5/1954), thực dân Pháp đã phải kí hiệp định Giơnevơ (20/7/1954) trao trả lại độc lập và phải rút khỏi miền Bắc nước ta, Homel cùng người nhà đã bỏ lại nhà máy và mang theo một số thiết bị quan trọng. Cho đến 15/8/1957, Chính phủ đã quyết định phục hồi nhà máy. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về trình độ kỹ thuật, lực lượng lao động cũng như những yếu tố khác nhưng với tấm lòng quyết tâm và sự cố gắng của công nhân viên cộng với sự giúp đỡ của chuyên gia Tiệp Khắc và Cộng hoà dân chủ Đức (cũ) nhà máy đã được phục hồi và đi vào sản xuất. Ngày 15/8/1958 đã cho sản xuất mẻ đầu tiên, công suất được nâng từ 6 triệu lên 30 triệu lít/năm, với hai chủng loại sản phẩm chính là bia hơi và bia chai.

Trong thời kỳ bao cấp, mọi kế hoạch sản xuất cũng như kế hoạch tiêu thụ. đều được thực hiện theo sự chỉ đạo của Nhà Nước, mặc dù nhà máy không được tự chủ trong sản xuất kinh doanh nhưng vẫn luôn thực hiện đầy đủ kế hoạch sản xuất, năm sau tăng hơn năm trước.

Từ tháng 6/1989, nhà máy được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (cũ) cho phép hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân đầy đủ. Chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhà máy được tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh nhưng cũng gặp không ít khó khăn về mọi mặt. Máy móc thiết bị sản xuất bia rất lạc hậu, không đồng bộ, bên cạnh đó lại gặp phải sự cạnh tranh “khốc liệt” của các đơn vị sản xuất bia, nước giải khát trong và ngoài nước... mặt khác nhà máy vẫn phải đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân, những người đã gắn bó với nhà máy từ những ngày đầu mới khôi phục. Chính trong khó khăn, một quyết định đúng đắn mang tính chất quyết định đó là phải thực hiện phương án vừa sản xuất vừa đầu tư và đầu tư có trọng điểm đã được đề ra và cho đến nay đã phát huy hiệu quả tích cực. Ngày 9/12/93 để phù hợp với tình hình mới, nhà máy đã được đổi tên thành “Công ty Bia Hà nội” - tên giao dịch quốc tế HABECO(HANOI BEER COMPANY).

Với lợi thế về nguồn nước và công nghệ sản xuất bia truyền thống, không pha tạp hoá chất, ba sản phẩm chính của Công ty là Bia chai Hà nội, Bia lon Hà nội và bia hơi đã từng bước chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, sản lượng sản xuất tăng từ 33 triệu lít (năm 1990) lên 48 triệu lít (năm 1996). Công ty đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhì, thành tích 5 năm liên tục 1991-1995, trong thời gian tới công ty sẽ nâng công suất lên gấp đôi hiện nay (100 triệu lít/năm).

Công ty luôn quan tâm tới đời sống của cán bộ công nhân viên, tiền lương và tiền thưởng đảm bảo tái sản xuất sức lao động cũng như đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho gia đình của công nhân, không những thế, công ty còn có kế hoạch để cải tạo môi trường làm việc, môi trường sinh thái trong và ngoài công ty.


V6Gc9vN70L18YmS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status