Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000:2000 2
I. Vài nét sơ lược về tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế: 2
II. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000: 2
PHẦN II: NGUYÊN TẮC SỰ LÃNH ĐẠO TRONG TIÊU CHUẨN ISO 9000:2000 5
I. Vai trò lãnh đạo: 5
II. Trách nhiệm lãnh đạo: 7
1. Cam kết của lãnh đạo: 7
2. Hướng vào khách hàng: 8
3. Chính sách chất lượng: 8
4. Hoạch định: 10
4.1 Mục tiêu chất lượng: 10
4.2. Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng: 10
5. Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin: 11
5.1 Trách nhiệm và quyền hạn: 11
5.2 Đại diện của lãnh đạo: 11
5.3 Trao đổi thông tin nội bộ: 13
6. Xem xét của lãnh đạo: 13
6.1 Khái quát: 13
6.2 . Đầu vào của việc xem xét: 13
6.3 Đầu ra của việc xem xét: 14
PHẦN KẾT LUẬN 15
Tài liệu tham khảo 16
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


LỜI NÓI ĐẦU
Chất lượng được hình thành là kết quả sự tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần quản lý đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Cần thiết phải hiểu biết và kinh nghiệm về quản lý chất lượng mới có thể giải quyết bài toán chất lượng.
Quản lý chất lượng là một khoa học, nó là một phần của khoa học quản lý. Quản lý chất lượng đã được áp dụng trong mọi lĩnh vực từ sản xuất đến các loại hình dịch vụ cho mọi loại hình doanh nghiệp. Quản lý chất lượng đảm bảo cho doanh nghiệp làm đúng các công việc phải làm. 
Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000, TCVN ISO 9000:2000, đã định nghĩa về quản lý chất lượng: “ Các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng” và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
Nói chung, để thỏa mãn yêu cầu hệ thống và đồng bộ, hoạt động quản lý chất lượng phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, một trong số các nguyên tắc đó cần thiết phải tìm hiểu và quan tâm đó là nguyên tắc sự lãnh đạo
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000:2000
I. Vài nét sơ lược về tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế:
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu và quản lý chất lượng đã quan tâm rất nhiều đến việc xây dựng các mô hình quản lý chất lượng nhằm đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu khác nhau. Bộ tiêu chuẩn ISO do Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành đầu năm 1987 nhằm mục đích đưa ra một mô hình được chấp nhận ở mức độ quốc tế về hệ thống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
  Hệ thống quản lý của một tổ chức bị chi phối bởi mục đích, sản phẩm và thực tiễn cụ thể của tổ chức đó. Do vậy , hệ thống chất lượng cũng rất khác nhau giữa tổ chức này với tổ chức kia. Mục đích cơ bản của quản lý chất lượng là cải tiến hệ thống và quá trình nhằm đạt được sự cải tiến chất lượng liên tục. Các tiêu chuẩn trong bộ ISO 9000 mô tả là các yếu tố mà hệ thống chất lượng nên có nhưng không mô tả cách thức mà một tổ chức cụ thể thực hiện các yếu tố này. Các tiêu chuẩn này không có mục đích đồng nhất hóa các hệ thống chất lượng. Nhu cầu tổ chức là rất khác nhau. Việc xây dựng và thực hiện một hệ thống chất lượng cần thiết phải chịu sự chi phối của mục đích cụ thể, sản phẩm và quá trình cũng như thực tiễn cụ thể của tổ chức đó.
ISO 9000 là sự kế thừa của các tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng rộng rãi, nó đề cập tới các lĩnh vực chủ yếu trong quản lý chất lượng như chính sách chất lượng, thiết kế triển khai sản phẩm và quá trình cung ứng, kiểm soát quá trình, bao gói, phân phối, dịch vụ sau bán, xem xét đánh giá nội bộ, kiểm soát tài liệu, đào tạo
II. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000:
Với việc xuất hiện bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:1987, người ta đã quan tâm đến chất lượng của một tổ chức, cơ sở của việc  hình thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm do tổ chức đó cung cấp  song song với việc chú trọng đến  việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. ISO 9000 là tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi nhất trong mọi ngành sản xuất dịch vụ và những năm gần đây đã mở rộng phạm vi áp dụng sang lĩnh vực hành chính của các cơ quan nhà nước. Điều đó chứng tỏ lợi ích hiển nhiên của việc xây dựng và  áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Đến nay bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã qua 2 lần soát xét bổ sung, và phiên bản mới nhất ISO 9000:2000 được chính thức áp dụng từ đầu năm 2001.
Quá trình toàn cầu hóa với những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh quốc tế, ngay cả khi mục tiêu thị trường của họ là nội địa. Sự ra đời của phiên bản 2000 của tiêu chuẩn ISO 9000 không phải là chuyện đặc biệt, bởi lẽ, trên thực tế, tất cả các tiêu chuẩn của ISO  đều được xem xét lại sau 5 năm áp dụng để đảm bảo rằng chúng vẫn còn thích hợp với trình độ phát triển hiện tại. Thực tế cho thấy việc đầu tư cho hệ thống quản lý chất lượng đã mang lại hiệu quả thực sự về mặt tổ chức, điều hành, thương mại cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Trong quá trình áp dụng, người ta cũng nhận ra rằng cấu trúc và yêu cầu cụ thể của các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003:1994 chỉ thuận lợi cho việc quản lý chất lượng của các đơn vị sản xuất, khó áp dụng cho các tổ chức dịch vụ, khó gắn nó với hệ thống quản lý chung, với hệ thống quản lý môi trường, nếu có. Việc soát xét và ban hành phiên bản ISO 9000:2000 sẽ đem lại nhiều lợi ích, đồng thời là những thách thức mới cho các doanh nghiệp, tổ chức, các chuyên gia, nhà quản lý.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 gồm 04 tiêu chuẩn trong đó:
Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 (ban hành 29/05/2005) – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.
Tiêu chuẩn ISO 9004:2000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến.
Tiêu chuẩn ISO 19011:2002 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và Hệ thống quản lý môi trường.
Trong đó, ISO 9001 là tiêu chuẩn chính nêu ra các yêu cầu đối với hệ thống chất lượng và bao quát đầy đủ các yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng. Tổ chức, doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống theo tiêu chuẩn này cần xác định phạm vi áp dụng tuỳ theo hoạt động thực tế của tổ chức.
PHẦN II: NGUYÊN TẮC SỰ LÃNH ĐẠO TRONG TIÊU CHUẨN ISO 9000:2000
Việc thiết lập, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 cần luôn dựa trên việc vận dụng 8 nguyên tắc quan trọng của quản lý chất lượng. Trong đó nguyên tắc vai trò lãnh đạo là một trong nhưng nguyên tắc quan trọng hàng đầu và cần thiết phải chú ý của hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9000:2000.
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích, đường lối và môi trường nội bộ trong doanh nghiệp. Hoạt động chất lượng sẽ không có kêt quả nếu không có sự cam kết triệt để của lãnh đạo.
Lãnh đạo doanh nghiệp phải có tầm nhìn cao. Xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể và định hướng vào khách hàng. Để củng cố những mục tiêu này cần có sự cam kết và tham gia của từng cá nhân lãnh đạo với tư cách một thành viên của doanh nghiệp.
Lãnh đạo phải chỉ đạo và tham gia xây dựng các chiến lược, hệ thống và các biện pháp huy động sự tham gia và tính sáng tạo của mọi nhân viên để xây dựng, nâng cao năng lực của doanh nghiệp và đạt kết quả tốt nhất có thể được. Qua việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động như lập kế hoạch, xem xét đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, ghi nhận những kết quả đạt được của nhân viên, người lãnh đạo có vai trò củng cố giá trị và khuyến khích sự sáng tạo,
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status