phân tích các yếu tố tác động tới hoạt động xây dựng pháp luật liên hệ với tình hình thực tiễn thực hiện pháp luật của nước ta hiện nay - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật ra đời từ nhu cầu của xã hội. Tính hiệu quả và khả thi của pháp
luật thường được thể hiện ở hai phương diện: một là, các quy phạm phản ánh
đúng, đủ các quan hệ xã hội mà quy phạm đó hướng tới; hai là sự chấp nhận
(mang tính khoa học) của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp
luật đó. Cả hai phương diện này phản ánh tính khoa học, sự tìm tòi, đề xuất nhằm
chọn lọc cái tối ưu về hiệu quả xã hội của các quy pham khi tác động đến mọi mặt
của đời sống xã hội. Để có một quá trình xây dựng pháp luật đạt hiệu quả, nhà lập
pháp phải nắm vững những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nó. Nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề xây dựng pháp luật, em đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích
các yếu tố tác động tới hoạt động xây dựng pháp luật? Liên hệ với tình hình
thực tiễn thực hiện pháp luật của nước ta hiện nay?”.
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
Hoạt động xây dựng pháp luật còn gọi là hoạt động sáng tạo pháp luật. Hoạt
động xây dựng pháp luật là lĩnh vực hoạt động cơ bản, quan trọng của nhà nước
nên nó thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng; đồng thời nó cũng là một
trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của nhà nước nhằm tạo ra công cụ,
phương tiện, hữu hiệu phục vụ công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Nói khái
quát, hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhằm soạn thảo, ban hành các luật, văn bản pháp luật, bao gồm từ khâu

nghiên cứu, soạn thảo, thông qua và công bố văn bản.
II. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI THỰC TIỄN XÂY DỰNG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM.
Có rất nhiều các yếu tố tác động tới hoạt động xây dựng pháp luật, điển
hình đó là kỹ năng soạn thảo văn bản, dư luận xã hội, và thông tin đại chúng.
1
1. Kỹ năng soạn thảo các dự án luật.
Vấn đề xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các
văn bản quy phạm pháp luật dưới luật ở nước ta trong thời gian qua, mặc dù số
lượng lớn nhưng còn có những hạn chế nhất định, nhiều văn bản chồng chéo nhau,
có nội dung trùng lặp, thiếu đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn nhau làm cho hiệu quả
điều chỉnh của pháp luật bị hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó, chất lượng của các văn
bản quy phạm pháp luật chưa được cao, thiếu tính chặt chẽ và hiệu quả. Trình độ
lập pháp, lập quy chưa theo kịp sự chuyển biến nhanh chóng của thực tiễn đời sống
xã hội nên đã không tiên liệu, dự báo được hết những sự kiện, tình huống pháp lý
có thể xảy ra trong thực tế đời sống xã hội. Từ đó dẫn đến tình trạng có những quy
phạm pháp luật được ban hành không phù hợp hay nhanh chóng trở nên lạc hậu
so với đời sống xã hội, không phát huy được hết hiệu lực trong thực tế đời sống.
Chất lượng của hoạt động xây dựng pháp luật, mà cụ thể là tính khả thi, hiệu
lực và hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phụ thuộc rất
nhiều vào kỹ năng soạn thảo các dự án luật. Vì vậy, đây là yếu tố có ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất đến hoạt động xây dựng pháp luật. Vấn đề này liên quan đến các
khía cạnh cụ thể sau đây:
Thứ nhất, nhận thức của các chủ thể hoạt động xây dựng pháp luật về tầm
quan trọng, sự cần thiết của văn bản pháp luật cần xây dựng, ban hành. Sự nhận
thức đúng đắn, đầy đủ hay mờ nhạt, nửa vời sẽ quy định thái độ tích cực hay tiêu
cực, sự hăng hái, nhiệt tình hay thờ ơ, lãnh đạm của các chủ thể khi tham gia vào
hoạt động xây dựng pháp luật. Đến lượt mình, sự nhận thức này tác động đến kỹ
năng soạn thảo và chất lượng các văn bản luật được ban hành.
Thứ hai, trình độ hiểu biết xã hội, am hiểu nhất định của các chủ thể tham
gia hoạt động xây dựng pháp luật về lĩnh vực quan hệ xã hội đang cần có pháp luật
điều chỉnh có tác động rất quan trọng. Nếu các chủ thể có được sự hiểu biết đầy
đủ, sâu sắc về các mặt, các khía cạnh cụ thể của lĩnh vực quan hệ xã hội đang cần
đến pháp luật, từ tình trạng thực tế, nguyên nhân phát sinh, tồn tại của vấn đề cho
2
đến các nhân tố văn hóa- xã hội đang tác động đến vấn đề đó…, thì họ sẽ đưa ra
được các quy phạm, chuẩn mực pháp luật sát với thực tế, dự liệu được những khả
năng, tình huống có thể phát sinh trong tương lai mà đưa ra các quy phạm pháp
luật đón trước. Ngược lại, sự hiểu biết hời hợt, nông cạn là nguyên nhân làm cho

văn bản pháp luật có thể bị xa rời thực tiễn, không phát huy được tác dụng trong
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Thứ ba, tri thức, hiểu biết pháp luật là ý thức pháp luật của các chủ thể tham
gia xây dựng pháp luật là cái tác động mạnh mẽ đến chất lượng văn bản pháp luật
được ban hành. Nó là cơ sở để các chủ thể nêu lên các sáng kiến pháp luật, phân
tích hình thức, nội dung, cấu trúc của các dự thảo quy phạm pháp luật đã hợp lý
chưa, chỉ ra tính hợp hiến hay không hợp hiến, sự trùng lặp hay không trùng lặp
với những văn bản đã được ban hành; đã bao quát được hết các khả năng có thể có
hay còn bộc lộ những khe hở nào đó… Những điểm này, khi được chú trọng xem
xét trong quá trình soạn thảo dự án luật sẽ cho ra đời văn bản pháp luật tốt, có chất
lượng cao; ngược lại, sự chồng chéo, thiếu đồng bộ là chuyện có thể nhìn thấy
trước.
Thứ tư, hoạt động của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chuyên trách soạn
thảo và các cơ quan tham gia, phối hợp cũng có tác động không nhỏ đến chất
lượng văn bản dự thảo luật. Về nguyên tắc, cơ quan chuyên trách phải hoạt động
độc lập thì mới đảm bảo tính khách quan, vô tư của các quy phạm pháp luật, tránh
tình trạng “vừa đá bong, vừa thổi còi”. Sự tham vấn ý kiến của các cơ quan khác là
rất cần thiết nhằm khắc phục sự cảm tính, tùy tiện. Tham khảo các văn bản pháp
luật của nước ngoài ở lĩnh vực có liên quan cũng rất quan trọng, nhưng chỉ là tham
khảo, tránh dập khuôn, máy móc vì mỗi đất nước có nền kinh tế, văn hóa, xã hội,
phong tục, tập quán khác nhau.
Thực tế chỉ ra rằng, trong một số trường hợp, pháp luật được ban hành
nhanh chóng trở nên lạc hậu so với yêu cầu của cuộc sống chính là vì kỹ năng soạn
thảo luật của chủ thể còn nhiều hạn chế, trình độ kiến thức, hiểu biết xã hội, hiểu
3
biết pháp luật của họ còn thấp; chưa có các chuyên gia làm việc chuyên nghiệp
trong lĩnh vực này. Một số văn bản pháp luật điều chỉnh ngành nào, lĩnh vực nào
thì giao cho ngành đó soạn thảo nên chưa đảm bảo tính khách quan, vô tư trong các
chuẩn mực pháp luật.
Trước đây, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp tỉnh chưa có
quy định nào điều chỉnh. Trong khi đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 1996 (được sửa đổi năm 2002 và năm 2008) chỉ quy định chung chung về
việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương. Do đó tại địa phương,
mỗi nơi mỗi kiểu tự mày mò, xây dựng trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy
phạm pháp luật cho riêng mình và việc làm đó đã trở thành một lối mòn ở hầu hết
các địa phương. Để khắc phục tình trạng đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày
03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2005.
Đây là đạo luật quan trọng trong việc quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương các cấp và có ý nghĩa rất lớn đối
với hoạt động quản lý điều hành ở địa phương.
Sau khi Luật có hiệu lực thi hành, hành năm có hàng ngàn văn bản quy
phạm pháp luật của địa phương nhất là cấp tỉnh đã được xây dựng và ban hành. Ví
dụ như: trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong bốn năm (2005, 2006, 2007, 2008) ở cấp
tỉnh đã ban hành khoảng 340 văn bản quy phạm pháp luật, riêng từ ngày 01 tháng
10 năm 2009 đến ngày 31 tháng 9 năm 2010 đã ban hành 46 văn bản quy phạm
pháp luật (09 nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và 37 quyết định, chỉ thị của
Ủy ban nhân dân tỉnh).


4yw4rawDhF6h27z
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status