Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kì kế hoạch 5 năm - pdf 27

Download miễn phí Đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kì kế hoạch 5 năm



PHẦN I :TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1
I.Khái quát về tăng trưởng kinh tế 1
1.Tăng trưởng kinh tế là gì? 1
2.Đo lường tăng trưởng kinh tế 1
3.Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế 1
4. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 2
4.1.Các nhân tố kinh tế 2
4.2.Các nhân tố phi kinh tế 2
II.Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế 2
1. Tổng giá trị sản xuất (GO_Gross output) 2
2.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP _ Gross Domestic Product) 3
3.Tổng thu nhập quốc dân (GNI_Gross National Income) 4
4.Thu nhập quốc dân (NI_ National Income) 4
5.Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI_National Disposable Income) 4
6.Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người,GDP/người) 4
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ KẾ HOẠCH 5 NĂM 5
2001-2005 5
I. Đánh giá tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005 dựa trên chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) 5
1.Sản phẩm vật chất 5
1.1.Sản xuất công nghiệp 5
1.2.Sản xuất nông nghiệp 6
1.3.Sản xuất lâm nghiệp và thủy sản 7
2.Các sản phẩm dịch vụ 7
2.1.Du lịch 7
2.2.Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông 7
II.Đánh giá tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005 dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 8
III.Những thành tựu đạt được và những tồn tại hạn chế trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 10
1.Những thành tựu đạt được trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 10
2.Những tồn tại,hạn chế của tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 11
PHẦN III.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NĂM 2006,2007 VÀ 09 THÁNG ĐẦU NĂM 2008 12
I.Bối cảnh chung của thời kì 2006-2010 12
1.Bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á 12
2.Bối cảnh trong nước 12
II.Định hướng phát triển,các chỉ tiêu đề ra cho tăng trưởng kinh tế thời kì 2006-2010 13
1.Phương hướng,mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2006-2010 13
2. Các chỉ tiêu chủ yếu: 13
III.Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 3 năm 2006,2007 và 9 tháng đầu năm 2008 14
1.Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2006 14
1.1.Đánh giá tăng trưởng kinh tế dựa trên chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) 14
1.1.1.Sản phẩm vật chất 14
1.1.1.1.Sản xuất công nghiệp 14
1.1.1.2.Sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản 14
1.1.2.1Giao thông vận tải 15
1.1.2.2.Bưu chính viễn thông 15
1.2.Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2006 dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 16
2.Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 17
2.1. Đánh giá tăng trưởng kinh tế dựa trên chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) 17
2.1.1.Sản phẩm vật chất 17
2.1.1.1.Sản xuất công nghiệp 17
2.1.1.2.Sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản 17
2.1.2.Các sản phẩm dịch vụ 18
2.1.2.1. Du lịch 18
2.1.2.2. Giao thông vận tải 19
2.1.2.3. Bưu chính, viễn thông 19
2.2.Đánh giá tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2007 dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 19
3.Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2008 20
3.1.Đánh giá tăng trưởng kinh tế 09 tháng đầu năm 2008 dựa trên chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO) 20
3.1.1.Sản phẩm vật chất 20
3.1.1.1.Sản xuất công nghiệp 20
3.1.1.2.Sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản 21
3.1.2.Các sản phẩm dịch vụ 22
3.1.2.1.Du lịch 22
3.1.2.2.Giao thông vận tải 22
3.1.2.3.Bưu chính viễn thông 22
3.2.Đánh giá tăng trưởng kinh tế 09 tháng đầu năm 2008 dựa trên chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 23
4.Đánh giá chung về thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua 24
PHẦN IV: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2009 25
I.Phương án thứ nhất 25
1.Cơ sở dự báo của phương án 1 25
2.Dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009_phương án 1 25
II.Phương án thứ 2 25
1.Cơ sở dự báo cuả phương án 2 25
2.Dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2009_phương án 2 26
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g xuyên tạo ra 46-47% tổng sản phẩm trong nước,khu vực có vốn đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng năm 2000 khu vực này tạo ra 13,28% tổng sản phẩm trong nước và đến năm 2005 đã tạo ra 15,89%.
Bảng 1 - Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước năm 2001-2005
theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%)
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Kinh tế Nhà nước
38,40
38,38
39,08
39,10
38,42
Kinh tế ngoài Nhà nước
47,84
47,86
46,45
45,77
45,69
Kinh tế tập thể
8,06
7,99
7,49
7,09
6,83
Kinh tế tư nhân
7,94
8,30
8,23
8,49
8,91
Kinh tế cá thể
31,84
31,57
30,73
30,19
29,95
Kinh tế có vốn ĐTNN
13,76
13,76
14,47
15,13
15,89
Khu vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn cũng có những bước chuyển mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách khuyến khích kinh tế trang trại và cải cách phân phối sản phẩm nhằm phát huy có hiệu quả lợi thế của từng vùng
Cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng thị trường .Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp còn rất chậm chạp, tuy tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi, ngành thủy sản vẫn còn thấp.Tăng nhanh tỷ trọng giá trị dịch vụ là xu thế chủ đạo trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước phát triển, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức. Trong khi đó ở Việt Nam, tỷ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu ngành kinh tế tăng với tốc độ chậm, thậm chí còn có xu hướng giảm trong một số năm gần đây. Trong 10 năm (1995 - 2005), tỷ trọng của các ngành dịch vụ cơ bản chỉ chiếm dao động khoảng 46%, ngành vận tải và thông tin liên lạc là hai ngành tác động trực tiếp và không thể thiếu đối với các ngành sản xuất cũng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 9,2% năm 1995 và tăng lên 9,6% trong năm 2004. Các dịch vụ cao cấp như ngân hàng, tài chính, chuyển giao công nghệ đang trong giai đoạn hình thành nên năng lực cạnh tranh vẫn còn thấp kém. Tỷ trọng ngành dịch vụ khoa học công nghệ mới chỉ chiếm 1,4 - 1,5%, ngành bảo hiểm cũng chỉ chiếm 2% GDP (năm 2005), dự báo năm 2006 cũng chỉ tăng lên 2,5%.
III.Những thành tựu đạt được và những tồn tại hạn chế trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005
1.Những thành tựu đạt được trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005
Thứ nhất, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơn năm trước. GDP tăng 7,5%/ năm, đạt mục tiêu đề ra; năm 2005 là năm thứ 25 có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục.Ngành nông nghiệp tiếp tục đạt được sự thần kỳ khi chỉ sau mươi năm sản lượng lương thực đã tăng gấp đôi,công nghiệp 15 năm liên tục tăng trưởng hai chữ số - một tốc độ tăng cao, tăng liên tục, tăng trong thời gian dài mà các thời kỳ trước đó chưa bao giờ đạt được. Dịch vụ đã chặn lại được sự sút giảm tỷ trọng trong GDP, bắt đầu từ năm 2005 đã tăng lên.GDP bình quân đầu người năm 2005 tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đã đạt 638 USD, vượt khá xa so với mức 288 USD của năm 1995 và 402 USD của năm 2000; tính theo sức mua tương đương đã vượt 2.700 USD, cao hơn nhiều so với mức 1.236 USD năm 1995 và 1.996 USD của năm 2000.
Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng thị trường; cơ cấu vùng kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng.
Thứ ba, nguồn lực trong và ngoài nước được huy động tích cực, đưa tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP lên 38,4%,nguồn vốn ngoài quốc doanh đã chiếm gần một phần ba tổng số vốn đầu tư toàn xã hội,nguồn vốn đầu tư nước ngoài theo số đăng ký mới và bổ sung lên đến trên 60 tỉ USD, thực hiện đạt khoảng 33 tỉ USD; nguồn vốn ODA đạt trên 30 tỉ USD, giải ngân đạt khoảng 16 tỉ USD. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường.
Thứ tư, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng được cải thiện, vừa tăng tiêu dùng, vừa tăng tích lũy. Thu ngân sách đã 8 năm liền vừa vượt dự toán, vừa tăng cao so với năm trước; tỷ lệ so với GDP đạt trên dưới 22%; bội chi ngân sách vẫn trong vòng kiểm soát dưới 5% GDP. Tỷ giá VND/USD tăng thấp. Cán cân thanh toán liên tục thặng dư.
Thứ năm, xuất khẩu tăng nhanh, một tháng bây giờ bằng cả năm từ 1993, một quý bây giờ bằng cả năm 1996. Xuất khẩu bình quân đầu người đạt 390 USD.Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP đã đạt trên 60%, thuộc loại cao trên thế giới. Tăng trưởng xuất khẩu cao gấp trên 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhập siêu bắt đầu giảm và quý I/ 2006 đã xuất siêu. Khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng. Lượng kiều hối tăng mạnh.
Các kết quả trên càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện có nhiều khó khăn ở cả trong nước và quốc tế. Ở trong nước mới chỉ có mấy năm mà một lần dịch SARC, 2 lần dịch cúm, mấy năm thiên tai lớn..., ở ngoài nước thì liên tiếp gặp các hàng rào kỹ thuật, nhất là các vụ kiện bán phá giá mỗi khi quy mô xuất khẩu tăng lên; việc gia nhập WTO phải mất hàng chục năm tính từ lúc xin gia nhập nhưng đến nay vẫn chưa xong... Trong khi đó, điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu, lại thêm có một bộ phận cán bộ hư hỏng. Đây cũng là những lý do làm cho tăng trưởng kinh tế còn ở dưới mức tiềm năng.
2.Những tồn tại,hạn chế của tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005
Trình độ thiết bị công nghệ của doanh nghiệp ngành công nghiệp khu vực kinh tế trong nước (quốc doanh và ngoài quốc doanh) nhìn chung còn thấp; chưa đáp ứng yêu cầu tiến trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới cũng như yêu cầu đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhìn chung còn thấp; số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển rất nhanh nhưng thiếu qui hoạch định hướng về ngành nghề, qui mô vốn và lao động thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp; sức cạnh tranh còn hạn chế.
Lĩnh vực dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng cũng như yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội. Dịch vụ phục vụ yêu cầu các khu công nghiệp tập trung phát triển còn chậm, chưa có triển khai qui hoạch định hướng rõ ràng nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là các khu công nghiệp mới phát triển.
Trong sản xuất nông nghiệp tình hình tiêu thụ nông sản hàng hóa vẫn còn khó khăn, giá cả không ổn định nên hạn chế khả năng đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo qui hoạch định hướng chung của nhà nước. Chi phí sản xuất nông nghiệp còn cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng như thu nhập của nông dân.
PHẦN III.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NĂM 2006,2007 VÀ 09 THÁNG ĐẦU NĂM 2008
I.Bối cảnh chung của thời kì 2006-2010
Thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 trong điều kiện tình hình trong nước và quốc tế có nhiều chuyển biến...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status