Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp Việt Nam



Trong đó cấp quyền sử dụng thương hiệu cho các doanh nghiệp khác (nhượng quyền thương hiệu) là một hình thức ra đời trên thế giới từ rất lâu nhưng lại khá mới mẻ trên thị trường Việt Nam. Nhượng quyền thương mại là một cách kinh doanh, trong đó bao gồm cả thương hiệu, biểu tượng và sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng. Những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng muốn bán quyền thương mại là nhằm thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng với lợi nhuận hợp lý, tổ chức điều hành gọn nhẹ để giảm thiểu rủi ro đầu tư nhân lực, tăng khả năng khai thác thị trường mới. Công ty cà phê Trung Nguyên là thương hiệu cà phê số 1 và cũng là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại. Hiện nay Trung Nguyên đã có hơn 1000 quán cà phê ở Việt Nam, Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và đang tiếp tục phát triển tại Mỹ, Đức, Australia thông qua cách nhượng quyền thương mại này.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g dễ loại khỏi thị trường. Nhờ cam kết này mà đến nay, thương hiệu xe Jugar vẫn còn tồn tại sau cuộc khủng hoảng tồi tệ mà công ty phải trải qua vào những năm 1970.
Cam kết mà một thương hiệu đưa ra mang tính định tính, nó thỏa mãn những ước muốn và kỳ vọng của khách hàng và chỉ có khách hàng là người cảm nhận và đánh giá. Những cam kết có thể là mang đến cho khách hàng sự thoải mái và tự tin (Kotex), sự sảng khoái (Coca-cola), sang trọng và thành đạt (Mescerdes),
Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam
I/ Sự thành công của những thương hiệu hàng đầu thế giới.
Thương hiệu là tài sản vô hình và thậm chí vô giá của doanh nghiệp. Thương hiệu góp phần quan trọng tăng thu lợi nhuận trong tương lai bằng những giá trị tăng thêm của hàng hóa. Trên thế giới, nhiều công ty trở thành nổi tiếng không phải chỉ do quy mô đầu tư và đổi mới công nghệ, mà còn nhờ chính thương hiệu.
Theo bảng xếp hạng giá trị 100 thương hiệu hàng đầu thế giới do Interbrand kết hợp với tạp chí Business Week công bố vào ngày 30.7.2007, hãng điện thoại Nokia của Phần Lan đứng ở vị trí thứ 5 với mức tăng trưởng giá trị thương hiệu là 12% so với năm 2006 nâng giá trị lên 33,7 tỷ đô la. Nokia Group là nhà sản xuất điện thoại di động Phần Lan lớn nhất và hầu như ai cũng biết. Những năm gần đây họ đã kinh doanh bằng chính thương hiệu của tập đoàn và chủ động định hướng quan niệm khách hàng. Nokia đã thành công khi tạo cho sản phẩm một tính cách mà không đặt cho nó một cái tên. Mấu chốt của sự thành công đó chính là tính nhân bản của công nghệ - khẩu hiệu giúp Nokia chiếm nhiều cảm tình của khách hàng. ở nhiều nơi bạn có thể thấy dòng chữ “chúng tui gọi đây là công nghệ nhân bản”. Thông qua khẩu hiệu, công ty mong muốn tạo dựng lòng tin từ khách hàng vào thương hiệu Nokia. Nokia hiểu và biết cách làm sao giúp khách hàng thực hiện được những mong muốn của bản thân trong cuộc sống. Và Nokia cũng hiểu công nghệ chỉ là khả năng đem lại khách hàng một cuộc sống tốt đẹp hơn. Do vậy, chiến lược định vị của Nokia là sự kết hợp những hình tượng gây cảm xúc, dựa trên lợi ích, khát vọng và tính cạnh tranh. Nokia đạt được thành tựu như ngày nay là nhờ chiến lược xây dựng thương hiệu nhất quán, được trợ giúp bởi hệ thống hậu phương và sản xuất vững chắc, cũng như tất cả mọi điều đều xoay quanh mong muốn của khách hàng.
Mặc dù luôn duy trì vị trí số 1 thế giới về sự thành công của thương hiệu, nhưng Coca-cola vẫn luôn vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của Pepsi, một thương hiệu luôn tìm cách khác biệt hóa, tương phản với thương hiệu lãnh đạo thị trường một cách tuyệt vời thay vì bắt chước theo. Là thương hiệu đầu tiên tạo nên thị trường, Coca-cola hoàn toàn có quyền dùng những từ như “nguyên thủy” hay “điển hình” để nói về mình. Do đó, Pepsi phải đi theo một hướng khác. Họ nhắm vào tính cách “tươi mới” và “trẻ trung” cho dù đã thật sự có mặt trên thị trường từ năm 1898. Trong quá trình phát triển, Pepsi luôn đưa ra những khẩu hiệu quảng cáo mới và trẻ trung. Quảng cáo “thách thức của Pepsi” là một đột phá vào năm 1975, khi thử nghiệm xác định rằng mùi vị của Pepsi được ưa chuộng hơn hẳn Coca-cola. Tiếp theo, Pepsi đã đưa ra chiến dịch quảng cáo “Thế hệ mới” với ngôi sao nhạc pop Michael Jackson đang ở trên đỉnh vinh quang. Kể từ đây, Pepsi đã trở thành một trong những thương hiệu gắn kết nhiều nhất với những ngôi sao của thời đại như Spice Girls, Britney Spears, David Beckham Một cách khác nữa mà Pepsi dùng để khẳng định tính cách trẻ trung của mình là thể hiện diện mạo với màu xanh dương. Pepsi đã dần chuyển hóa từ việc bán một sản phẩm sang bán một phong cách sống toàn vẹn cùng với sự ra đời của “Thế hệ Pepsi”.
Như vậy, trên thế giới, vai trò quyết định của việc xây dựng và phát triển thương hiệu được công nhận từ rất lâu, chính những câu chuyện và thời gian tồn tại, phát triển của những thương hiệu nổi tiếng đã chứng minh điều này. Nhưng đối với Việt Nam, thương hiệu vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ.
II/ Những hạn chế trên con đường xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.
1.Thương hiệu - từ nhận thức của các doanh nghiệp.
Theo kết quả nghiên cứu của Tập đoàn đa quốc gia Millward Brown và Công ty Nghiên cứu thị trường Custumer Insights vừa công bố, trong 10 thương hiệu thành công nhất ở Việt Nam, chỉ có Kinh Đô là thương hiệu Việt Nam duy nhất lọt vào top 10 được vinh dự nằm trong tâm trí của người tiêu dùng Việt Nam. Với tỷ lệ 1/9 này, chưa nói đến vấn đề xuất khẩu, ngay cả thị trường trong nước, sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam như đã bị thua trên sân nhà. Chúng ta không thể cạnh tranh nếu như vẫn sản xuất những sản phẩm đại trà mà không có thương hiệu. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là các sản phẩm như chè, cà phê, hồ tiêu, lúa gạo là những nông sản xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, thế nhưng, người nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu luôn vấp phải những khó khăn không đáng có khi chưa xây dựng được thương hiệu. Theo tính toán của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, chỉ tính riêng mặt hàng cà phê xuất khẩu, do một lượng không nhỏ thiếu thương hiệu, phải bán qua các trung gian nước ngoài dẫn đến thiệt hại kinh tế trên dưới 100 triệu USD. Thống kê của Hội Nông dân Việt Nam cho thấy, qua điều tra 173 doanh nghiệp trong nghành nông nghiệp mới có 36 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu trong nước và 5 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu tại nước ngoài. Cùng chịu chung tình trạng với nghành hàng nông sản là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. ở Bát Tràng hiện nay có hàng trăm hộ gia đình mở xưởng hợp tác với các công ty nước ngoài. Với những chất liệu cao cấp và công nghệ hiện đại, cộng với đôi bàn tay khéo léo, những sản phẩm với chất lượng và giá trị nghệ thuật của gốm Bát Tràng được nhiều thị trường yêu thích. Nhưng điều đáng buồn là khi những sản phẩm này được xuất khẩu đã không còn mang tên xuất xứ hay một chỉ dẫn địa lý cho gốm Bát Tràng mà mang một cái tên khác của chính công ty này hay tên của một vùng gốm sứ khác. Đây cũng là thực tế của nhiều nghành hàng hiện nay. Theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) thì hiện có 90% hàng Việt Nam vào thị trường thế giới thông qua các trung gian dưới dạng thô hay gia công cho những thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Và một khi chúng ta không nhanh chóng có những thay đổi tích cực thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không có được một chỗ đứng trên thị trường thế giới và thậm chí là ngay cả với thị trường nội địa.
Bên cạnh những doanh nghiệp chưa nhận thức được hết vai trò của việc xây dựng và phát triển thương hiệu, điều đáng mừng là đã có nhiều doanh nghiệp đặt việc xây dựng và bảo vệ, quảng bá thương hiệu là vấn đề sống còn của công ty. Họ hiểu rằng, thương hiệu là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh và khách hàng mua sắm sẽ căn cứ vào mức độ nổi tiếng của thương hiệu để đặt niềm tin vào sản phẩm đó. Kết quả điều ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status