Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP. 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại. 2
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. 3
1.1.3. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. 5
1.1.4. Các chức năng của NHTM. 7
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NHTM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP. 9
1.2.1. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 9
1.2.2. Cơ hội và thách thức của các nền kinh tế khi hội nhập. 10
1.2.3. Năng lực cạnh tranh của NHTM trong điều kiện hội nhập. 13
1.2.3.1.Tính đặc thù trong cạnh tranh của các ngân hàng thương mại (NHTM) 13
1.2.3.2. Các nhân tố tác động đến cạnh tranh của các NHTM 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 18
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. 18
2.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP. 19
2.2.1. Cơ hội của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. 19
2.2.2. Thách thức của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập . 19
2.3.THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM. 20
2.3.1. Thực trạng về năng lực tài chính . 20
2.3.2. Thực trạng năng lực hoạt động của các NHTM Việt Nam . 22
2.3.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy, quản trị điều hành. 24
2.3.4. Năng lực công nghệ thông tin, tin học ngân hàng. 25
2.4. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM. 25
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010. 28
3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010. 28
3.1.1. Mục tiêu tổng quát. 28
3.1.2. Các mục tiêu cụ thể. 30
3.1.3. Quan điểm, định hướng về giải pháp thực hiện mục tiêu. 30
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM VIỆT NAM. 31
3.2.1. Nhóm giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. 31
3.2.2. Nhóm giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế. 33
3.2.3. Giải pháp phát triển dịch vụ gắn liền với sự quản trị chặt chẽ. 33
3.2.4. Giải pháp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. 34
3.2.5. Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 34
3.2.6. Giải pháp từ chính các ngân hàng. 34
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 37
3.3.1.Kiến nghị với Quốc hội. 37
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước. 40
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i thiểu về điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính mà thiếu nó thì không thể hoạt động được. Rõ ràng là, sự cạnh tranh của các NHTM loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi hỏi những chuẩn mực khắt khe hơn bất cứ loại hình KD nào khác.
1.2.3.2. Các nhân tố tác động đến cạnh tranh của các NHTM
Nhóm nhân tố khách quan.
Có 4 lực lượng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một NHTM, đây là những nhân tố khách quan.
* Tác nhân từ phía NHTM mới tham gia thị trường: Các NHTM mới tham gia thị trường với những lợi thế quan trọng như: (1) Mở ra những tiềm năng mới; (2) Có động cơ và ước vọng giành được thị phần; (3) Đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đang hoạt động; (4) Có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trườngNhư vậy, bất kể thực lực của NHTM mới là thế nào, thì các NHTM hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ; ngoài ra, các NHTM mới có những kế sách và sức mạnh mà các NHTM hiện tại chưa thể có thông tin và chiến lược ứng phó.
* Tác nhân là các đối thủ NHTM hiện tại: Đây là những mối lo thường trực của các NHTM trong KD. Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động KD của NHTM trong tương lai. Ngoài ra, sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh thúc đẩy ngân hàng (NH) phải thường xuyên quan tâm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng các DV cung ứng để chiến thắng trong cạnh tranh.
* Sức ép từ phía KH: Một trong những đặc điểm quan trọng của ngành NH là tất cả các cá nhân, tổ chức KD sản xuất hay tiêu dùng, thậm chí là các NH khác cũng đều có thể vừa là người mua các sản phẩm (SP) DVNH, vừa là người bán SPDV cho NH. Những người bán SP thông qua các hình thức gửi tiền, lập tài khoản giao dịch hay cho vay đều có mong muốn là nhận được một lãi suất cao hơn; trong khi đó, những người mua SP (vay vốn) lại muốn mình chỉ phải trả một chi phí vay vốn nhỏ hơn thực tế. Như vậy, NH sẽ phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa hoạt động tạo lợi nhuận có hiệu quả và giữ chân được KH cũng như có được nguồn vốn thu hút rẻ nhất có thể. Điều này đặt ra cho NH nhiều khó khăn trong định hướng cũng như cách hoạt động trong tương lai.
* Sự xuất hiện các DV mới: Sự ra đời ồ ạt của các tổ chức tài chính trung gian đe dọa lợi thế của các NHTM khi cung cấp các DV tài chính mới cũng như các DV truyền thống vốn vẫn do các NHTM đảm nhiệm. Các trung gian này cung cấp cho KH những SP mang tính khác biệt và tạo cho người mua SP có cơ hội chọn lựa đa dạng hơn, thị trường NH mở rộng hơn. Điều này tất yếu sẽ tác động làm giảm đi tốc độ phát triển của các NHTM, thị phần suy giảm. Ngày nay, người ta cho rằng, khi các NHTM mạnh lên nhờ sự rèn luyện trong cạnh tranh, thì hệ thống NHTM sẽ mạnh hơn và có sức đàn hồi tốt hơn sau các cú sốc của nền kinh tế.
Nhóm nhân tố chủ quan.
Bên cạnh các nhân tố khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh của các NHTM, trên thực tế, nhóm các nhân tố thuộc về nội tại của hệ thống NHTM cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các NH này. Chúng bao gồm: (1) Năng lực điều hành của ban lãnh đạo NH; (2) Quy mô vốn và tình hình tài chính của NHTM; (3) Công nghệ cung ứng DV NH; (4) Chất lượng nhân viên NH; (5) Cấu trúc tổ chức; (6) Danh tiếng và uy tín của NHTM
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
Đến đầu năm 1990, cả nước đã có tới 15 NHTM cổ phần và các HTX tín dụng do các cấp chính quyền thành lập ở cả thành thị lẫn nông thôn. Trong môi trường chưa ổn định, các TCTD này đều còn non nớt, tình trạng mất khả năng chi trả của nhiều TCTD đã làm mất lòng tin của dân chúng. Đến quý I năm 1990 với 791 tỷ Đồng đã cho vay thì 510 tỷ Đồng quá hạn và đến quý III năm 1990 hầu hết các TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả.
Tháng 5/1990, 2 Pháp lệnh Ngân hàng (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng HTX tín dụng và Công ty tài chính) ra đời là bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng.
Hai pháp lệnh ngân hàng đã khẳng định hệ thống Ngân hàng là hệ thống Ngân hàng 2 cấp bao gồm Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại, HTX tín dụng, Công ty Tài chínhPháp lệnh đã khẳng định tính đa hình thức sở hữu, đa loại hình, đa thành phần và kinh doanh đa năng của hệ thống ngân hàng thương mại. Pháp lệnh đã mở đường cho quá trình phát triển các loại hình ngân hàng tại Việt Nam, bao gồm Ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Được xây dựng từ năm đầu chuyển đổi cơ chế, Pháp lệnh đã không thể đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống tài chính ở Việt Nam trong giai đoạn nửa sau của những năm 90. Trước tình hình đó, Quốc hội đã thông qua Luật về Ngân hàng Nhà nước và Luật về các tổ chức tín dụng. Luật các tổ chức tín dụng đã tạo môi trường pháp lý mới cho sự phát triển của các ngân hàng.
Các NHTM mở rộng đối tượng phục vụ cho mọi thành phần kinh tế, mở rộng thị trường. Nhiều nghiệp vụ Ngân hàng mới bước đầu được thực hiện như nghiệp vụ cầm đồ, chiết khấu các giấy tờ có giá, tài trọ bán hàng trả góp, tín dụng thuê mua, đấu thầu tín phiếu kho bạc, hùn vốn mua cổ phần các doanh nghiệp
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, các Ngân hàng thương mại bỏ dần các cấp trung gian, tách biệt dần các hoạt động chính sách và hoạt động thương mại, tăng tính độc lập tương đối cho các chi nhánh, mạnh dạn đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu quản lý kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, bước đầu tạo lập các công ty con triển khai các nghiệp vụ mới.
Thành tựu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua là kết quả của nhiều nhân tố tác động. Cùng với quá trình cải cách kinh tế nói chung, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm tới cải cách trong lĩnh vực ngân hàng. Các chính sách tiền tệ - tín dụng của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Kinh tế thị trường đã thúc đẩy quá trình xâm nhập và phát triển của tư tưởng và tác phong kinh doanh mới trong các ngân hàng. Sự có mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh cũng đã góp phần tạo ra những động lực mới cho sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.
2.2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP.
2.2.1. Cơ hội của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.
Tác động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý, cải thiện môi trường pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng.
Mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM.
Các ngân hàng Việt Nam có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, điều hành và thói quen trên thương trường.
Thúc đẩy các NHTM Việt Nam nâng cao chất lượng hoạt động.
Tạo cơ hội cho các NHTM Việt Nam tiếp cận với các luồng vốn nước ngoài.
Việc mở cửa thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng là cơ hội tốt để các ngân hàng mở r
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status