Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội



LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại 2
1.1Khái niệm về ngân hàng 2
1. 2.Chức năng của ngân hàng 2
1.2.1 Trung gian tài chính 2
1.2.2 Tạo phương tiện thanh toán 4
1.2.3 trung gian thanh toán 5
1.3Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 6
1.3.1. Hoạt động huy động vốn 6
1.3.2. Hoạt động trung gian 6
1.3.3. Hoạt động cho vay và đầu tư 7
1.3.3.1.Phân theo hình thức cho vay 7
1.3.3.2.Phân theo thời gian: 13
1.4 Các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn 15
1.4.1.Khái niệm và đặc điểm cho vay kinh doanh ngắn hạn 15
1.4.2.Lý do cho vay kinh doanh ngắn hạn 16
1.4.2.1.Xuất phát từ nhu cầu vốn của doanh nghiệp 16
1.4.2.2. Xuất phát từ yêu cầu quản lý của NH 18
1.4.3 Các khoản cho vay kinh doanh ngắn hạn 18
1.4.3.1.Các khoản cho vay mua hàng dự trữ 18
1.4.3.2.Cho vay vốn lưu động 19
1.4.3.3.Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng 20
1.4.3.4.Cho vay kinh doanh chứng khoán 21
1.4.3.5.Cho vay kinh doanh bán lẻ 22
1.4.3.6.Cho vay trên tài sản 23
1.4.4.Vai trò của cho vay kinh doanh ngắn hạn 23
1.4.4.1. Đối với nền kinh tế 24
1.4.4.2. Đối với doanh nghiệp 24
1.4.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn 24
1.4.5.1. Những nhân tố thuộc về Ngân hàng Trung ương 24
1.4.5.2. Ảnh hưởng từ phía ngân hàng 26
1.4.5.3. Ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp 28
Chương II:Thực trạng và giải pháp mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng Eximbank Hà Nội 29
2.1.Giới thiệu về ngân hàng Eximbank Hà Nội 29
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Eximbank Hà Nội 29
2.1.1.1.Quá trình hình thành của ngân hàng Eximbank Hà Nội 29
2.1.1.2.Quá trình phát triển của ngân hàng Eximbank Hà Nội 30
2.1.1.3.Cơ cấu tổ chức 31
2.1.2.Khái quát tình hình kinh doanh của ngân hàng Eximbank Hà Nội. 37
2.1.2.1.Huy động vốn 37
2.1.2.2.Hoạt động tín dụng 38
2.1.2.3.Kinh doanh ngoại tệ 40
2.1.2.4.Thanh toán quốc tế 40
2.1.2.5:Kết quả kinh doanh 42
2.2.Thực trạng cho vay kinh doanh ngắn han của ngân hàng EIB Hà Nội 43
2.2.1.Quy trình cho vay của ngân hàng Eximbank Hà Nội 43
2.2.1.1.Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng đồng Việt Nam để kinh doanh, sản xuất. 43
2.2.1.2.Quy trình thực hiện nghiệp vụ cho vay bằng ngoại tệ 45
2.2.2. Thực trạng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại EIB Hà Nội 48
2.2.3. Đánh giá thực trạng cho vay kinh doanh ngắn hạn tại ngân hàng Eximbank 53
2.2.3.1.Kết quả 53
2.2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân: 55
 
 
Chương III. Giải pháp để mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội. 58
3.1 Định hướng phát triển của Eximbank Hà Nội 58
3.2. Giải pháp để mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp 58
3.2.1.Tăng cường các biện pháp huy động vốn đầu vào 58
3.2.2.Đa dạng hoá và sử dụng linh hoạt, phù hợp các hình thức tín dụng 59
3.2.3.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý linh hoạt 60
3.2.4.Nâng cao công tác quản lý tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ tín dụng 60
3.2.5.Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý, chủ động tìm kiếm 62
3.2.7.Mở rộng kênh phân phối: 63
3.2.8.Tăng cường hoạt động giao tiếp, khuếch trương: 63
3.2.9.Nâng cao chất lượng công nghệ thông tin 64
3.2.10.Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát trong toàn Chi nhánh 65
3.2.11. Thu hồi nợ quá hạn. 65
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


doanh nghiệp. Các điều kiện cho vay ngăn hạn tạo áp, lực buộc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đối với doanh nghiệp lớn thì phần lớn vốn lưu động đều vay ngân hàng dưới hình thức cho vay ngắn hạn ứng trước nhằm đáp ứng các cơ hội kinh doanh. Do tính chất của cho vay ứng trước là doanh nghiệp phải trả lãi trên toàn bộ dư nợ, kể cả phần dư nợ chưa sử dụng đến, cho nên bắt buộc doanh nghiệp phải quay vòng vốn.
1.4.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn
1.4.5.1. Những nhân tố thuộc về Ngân hàng Trung ương
Là đơn vị quản lý các ngân hàng thương mại, do đó các chính sách của Ngân hàng Trung ương ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động cho vay của các ngân hàng, như: Nghiệp vụ thị trường mở, chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách lãi suất, chính sách tái cấp vốn.
- Nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động của Ngân hàng Trung Ương mua, bán giấy tờ có giá ngắn hạn (Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, tín phiếu kho bạc, Chứng chỉ tiền gửi) trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung - cầu về giấy tờ có giá, tạo nên ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của ngân hàng thương mại và từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Bằng cách bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, Ngân hàng Trung ương có thể thu hẹp tín dụng của các ngân hàng thương mại. Và ngược lại, khi Ngân hàng Trung Ương mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, làm tăng khối lượng tiền tệ, sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tín dụng.
- Chính sách lãi suất
Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương trong việc cung ứng tiền vào lưu thông hay bớt tiền ra khỏi lưu thông, nhưng nó lại tác động trực tiếp tới hoạt động cho vay của các ngân hàng. Từ khi thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất, các ngân hàng được quyền thoả thuận lãi suất cho vay đối với khách hàng, điều đó đã tạo ra sự chủ động trong hoạt động tín dụng, điều đó đã thúc đẩy hoạt động này ngày càng phát triển.
- Chính sách dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc nhằm điều chỉnh khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại. Nếu khả năng thanh toán quá lớn,có nghĩa là ngân hàng đang dư thừa tiền thì việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm giảm quy mô tín dụng. Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng khả năng cho vay của các ngân hàng.Việc quy đinh tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tuỳ từng trường hợp vào tình hình cụ thể của nên kinh tế.
- Chính sách tái cấp vốn
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại. Khi cấp một khoản tín dụng cho ngân hàng, một mặt đã tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay của mình.
Ngân hàng Trung ương đang thực hiện cho vay tái cấp vốn cho các NHTM theo các hình thức sau:
+ Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.
+ Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp các chứng từ có giá ngắn hạn.
+ Cho vay trong thanh toán bù trừ.
+ Cho vay theo hình thức chỉ định.
1.4.5.2. Ảnh hưởng từ phía ngân hàng
- Hoạt động kinh doanh luôn luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro, trong khi đó nhiều doanh nghiệp ở nước lại thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu chiến lược sản phẩm, mặt khác các doanh nghiệp sản xuất đều hết sức phức tạp, các báo cáo tài chính thường không được kiểm toán một cách chặt chẽ, mà đây lại là một nhân tố tác động đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng điều này đã gây nên tâm lý lo ngại cho cán bộ tín dụng - vốn luôn đặt nguyên tắc an toàn lên hàng đầu. Hơn nữa trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt vốn gây nên những thiệt hại lớn cho ngân hàng, do đó việc dè dặt khi cho các doanh nghiệp vay vốn là không thể tránh khỏi.
- Chi phí cho một hợp đồng tín dụng (chi phí thu thập thông tin, chi phí thẩm định, chi phí định giá tài sản bảo đảm,) cũng gây một trở ngại đáng kể đối với các doanh nghiệp khi vay vốn.
- Nguồn vốn của một ngân hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Phần lớn vốn cho các doanh nghiệp vay xuất phát từ tiền gửi của dân cư; tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội; tiền gửi của ngân hàng khác; tiền vay từ các tổ chức tín dụng, từ Ngân hàng Nhà nước; vay trên thị trường vốn. Ngân hàng nào huy động được nguồn vốn nợ lớn sẽ có điều kiện để mở rộng hoạt động cho vay và ngược lại ngân hàng nào huy động được ít vốn nợ sẽ khó có thể tăng cường hoạt động tín dụng.
- Nhằm phân tán rủi ro cho Ngân hàng thương mại, vì vậy theo quyết định 1627 thì tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản vay có nguồn uỷ thác của chính phủ, các tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu vượt 15% vốn tự có thì các ngân hàng có thể cho vay hợp vốn. Cho nên quy mô vốn tự có của ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng tín dụng.
- Kinh doanh tiền tệ là một lĩnh vực kinh doanh rất đặc biệt và đóng vai trò quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có trang thiết bị công nghệ hiện đại, không những đảm bảo chính xác các giao dịch mà còn đảm bảo được thời gian nhanh chóng. Nếu như các Ngân hàng thương mại không thực hiện các chương trình hiện đại hoá thì khó có thể kiểm soát các hoạt động cho vay dẫn đến việc mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
-Quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng cũng tác động đến khả năng cho vay đến các doanh nghiệp, nếu các ngân hàng có quy mô lớn, có mạng lưới rộng khắp thì sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp vay vốn. Đồng thời ngân hàng còn có điều kiện để tăng cường khả năng huy động vốn, cung cấp được nhiều sản phẩm, dịch vụ hơn cho khách hàng.
- Chính sách của Ngân hàng trong từng thời kỳ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp. Nếu ngân hàng đang mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp thì sẽ có những ưu đãi về lãi suất, thời hạn, số vốn nhờ đó mà thu hút được các doanh nghiệp đến với mình. Ngược lại khi ngân hàng chuyển dịch đối tượng vay vốn sang các khách hàng cá nhân thì các điều kiện cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp cũng sẽ bị nâng lên.
- Hiện nay các Ngân hàng không chỉ chú trọng đến chất lượng, sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ mà còn tăng cường các hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy khách hàng đến với mình. Đôi khi để thúc đẩy hoạt động cho vay các ngân hàng còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mại nhờ đó đã giữ được các khách hàng của mình.
1.4.5.3. Ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp
Xuất phát từ nhu cầu về vốn của mình mà các doanh nghiệp có quyết định vay vốn ngân hàng hay không. Khi có nhu cầu vay với tình hình tài chính lành mạnh, có tài sản thể ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status