Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang



Danh mục bảng biểu
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về khuyến nông 4
1. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của khuyến nông 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Đối tượng của khuyến nông 4
1.3. Vai trò của khuyến nông 5
1.4. Chức năng của khuyến nông 8
2. Mục tiêu của khuyến nông 9
3. Nguyên tắc hoạt động 10
4. Nội dung hoạt động của khuyến nông 11
4.1. Thông tin tuyên truyền 11
4.2. Xây dựng mô hình 11
4.3. Đào tạo tập huấn 13
4.4. Tư vấn và dịch vụ 13
4.4. Hợp tác quốc tế 14
5. Một số các phương pháp khuyến nông 14
5.1. Phương pháp tiếp xúc cá nhân 14
5.1.1. Đến thăm nông dân: 14
5.1.2. Nông dân thăm cơ quan khuyến nông 15
5.1.3. Gửi thư riêng 16
5.2. Phương pháp khuyến nông theo nhóm 16
5.2.1. Hội họp 17
5.2.2. Trình diễn 18
5.2.3. Hội thảo đầu bờ 18
5.2.4. Đi tham quan 19
5.3. Phương pháp thông tin đại chúng 19
6. Các cách tiếp cận khuyến nông 20
6.1. Cách tiếp cận từ trên xuống: 20
6.1.1. Tiếp cận mô hình ‘chuyển giao’ trong khuyến nông 21
6.1.2. Tiếp cận theo mô hình trình diễn: 22
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n một loại giống cây, con nào để áp dụng sản xuất ở địa phương sao cho đặc điểm sinh học của cây, con phải phù hợp với khí hậu của vùng, cùng với nó là phổ biến các kỹ thuật chăm sóc cho bà con để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, nước tưới cho cây, con phát triển tốt góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông. 
1.1.1.4. Đặc điểm đất đai của huyện
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và đóng vai trò quan trọng và hết sức cần thiết cho mọi nghành sản xuất vật chất. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất phổ biến, là nhân tố tích cực có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Vì vậy việc tìm hiểu đất đai là rất quan trọng cho nhà sản xuất nông nghiệp giúp bố trí cây trồng vật nuôi hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Cán bộ khuyến nông là những người tư vấn, hướng dẫn bà con sản xuất sao cho đạt năng suất cao và hiệu quả càng cần nắm vững vấn đề này.
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Năm 2003
Năm 2005
Năm 2008
SL (ha)
TL (%)
SL (ha)
TL (%)
SL (ha)
TL (%)
Tổng diện tích tự nhiên
382.251
100
382.251
100
382.331
100
I. Đất nông nghiệp
228.222
59,7
243.962
63.82
257.504
67.35
1.Đất sản xuất nông nghiệp
102.591
26,7
108.460
28.37
123.973
32.42
2.Đất lâm nghiệp
125.631
32.7
135.502
35.45
129.164
33.78
3.Đất nuôi trồng thuỷ sản
1.124
0.3
2.761
0.72
4.226
1.10
4.Đất nông nghiệp khác
140
0.04
II.Đất phi nông nghiệp
71.033
18.58
73.865
19.32
90.040
23.55
1. Đất ở
11.085
2.89
11.262
2.94
21.039
5.50
2. Đất chuyên dùng
59.461
15.55
60.130
15.73
50.037
13.08
3. Các loại còn lại
2.487
0.65
2.473
0.65
18.964
4.6
III. Đất chưa sử dụng
80.996
24.19
64.424
16.85
34.787
9.10
1. Đất bằng chưa sử dụng
2.152
0.56
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
31.967
8.36
3. Núi đá không có rừng cây
668
0.18
668
0.18
668
0.17
Bảng 1: Diện tích các loại đất ở Bắc Giang
Bắc Giang có 382.331 ha đất tự nhiên, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm rất lớn và tăng dần lên qua các năm: năm 2005 là 204.963 ha (chiếm 63,42%) 257.504 ha (chiếm 67,35%). Trong đó
Đất dùng sản xuất nông nghiệp cũng tăng rất nhanh: năm 2003 là 102.591 chiếm 26,7% đến 2005 là 108460 chiếm 28,37%, đến năm 2008 123.973 ha chiếm 32,42%.,
129.164 ha đất lâm nghiệp từ 125.631 ha (2003) lên 135.502 ha (2005) và tăng lên 129.164 ha (2008). Đây là kết quả của của việc nhiều hộ thuộc xã miền núi bắt đầu chuyển một phần diện tích đất chưa sử dụng sang trồng cây lâm nghiệp theo chương trình và dự án khuyến lâm của tỉnh.
Đất nuôi trồng thủy sản hiện chiếm tỷ lệ rất ít nhưng cũng đang dần tăng lên: năm 2003 là 1.124 ha chiếm 0,3%, năm 2005 là 2.761 chiếm 0,72%, năm 2008 là 4.226 ha chiếm 1,1%.
Các loại đất phi nông nghiệp tiếp tục tăng chỉ từ năm 2005 đến 2008 số lượng tăng lên từ 73.865 ha lên 90.040 ha tức tăng lên 20.175 ha. Tăng 27,31% so với năm 2005.
Đặc biệt các loại đất chưa sử dụng qua các năm giảm rất mạnh từ 80.996 ha năm 2003 xuống còn 64.424 ha năm 2005 và 34.787 ha năm 2008. Phần diện tích này là tương đối lớn hiện chiếm tới 9,1 % tổng diện tích của tỉnh. Đây cũng là một tiềm năng để thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển, đòi hỏi công tác khuyến nông tỉnh cần lưu ý nhằm sử dụng hiệu quả hơn nữa tài nghuyên đất của tỉnh.
Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản bởi quỹ đất nông nghiệp là rất lớn. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cũng như phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 30 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản. Do vậy, để tăng cường hiệu quả sử dụng đất từ đất nông nghiệp, lâm nghiêp, nuôi trồng thủy sản, các cán bộ khuyến nông cần phối hợp với những người sản xuất không chỉ khuyến khích họ sản xuất mà còn sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn họ sản xuất sao cho có hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.1.2.1. Kinh tế:
Năm 2008 tăng trưởng GDP đạt 9,1%. Trong đó lĩnh vực công nghiệp tăng phát triển nhất là 17,4%, tiếp đến là dịch vụ 9,8 % còn nông nghiệp chỉ tăng có 2,6%. Tốc độ tăng nông nghiệp còn thấp.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bắc Giang còn chậm, vẫn cơ bản thuần nông; lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển xứng với tiềm năng. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 40 % năm 2007 xuống còn 37,64% năm 2008. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 28,6% năm 2007 lên 30,78% năm 2008. Tỷ trọng dịch vụ hầu như không tăng năm 2007 chiếm 31,36% còn năm 2008 la 31,57%.
Lĩnh vực
Năm 2007
Năm 2008
% so với năm 2007
Giá trị
( triệu đồng)
Tỉ lệ (%)
Giá trị
( triệu đồng)
Tỉ lệ (%)
TỔNG SỐ
4.765.094
100
5.197.168
100
109,1
1. Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản
1.907.491
40,03
1.956.376
37,64
102,6
2. Công nghiệp, Xây dựng
1.363.072
28,60
1.599.752
30,78
117,4
3. Dịch vụ
1.494.531
31,36
1.641.040
31,57
109,8
Biểu 2: giá trị tổng sản phẩm tính theo từng lĩnh vực
Trong khi đó Bắc Giang lại có tới 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, 80% lao động làm nông, lâm nghiệp. Do vậy thu nhập bình quân đầu người mới bằng một nửa mức trung bình cả nước (GDP bình quân đầu người vào khoảng 4,8 triệu đồng/năm ); tỷ lệ hộ cùng kiệt còn cao (gần 18%), đặc biệt huyện Sơn Động là một trong 61 huyện cùng kiệt nhất cả nước với tỷ lệ hộ cùng kiệt trên 50%.
Trong chuyển dịch cơ cấu các nghành nông nghiệp trong 2 năm qua hầu như không thay đổi, trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng phần lớn trong các hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản của Bắc Giang. Năm 2007, ngành nông nghiệp đạt 1.767.419 triệu đồng chiếm 92,65 % , lâm nghiệp đạt 80.242 chiếm 4.2%, thủy sản 59.831 triệu đồng chiếm 3,15% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đến năm 2008, tỉ trọng các nghành này là 92,93 %. 4,1%, 2,97%.
Lĩnh vực
Năm 2007
Năm 2008
% so với năm 2007
Giá trị
( triệu đồng)
Tỉ lệ (%)
Giá trị
( triệu đồng)
Tỉ lệ (%)
Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản
  1.907.491
100
1.956.376
100
102,6
+ Nông nghiệp
1.767.419
92,65
1.817.977
92,93
102,9
+ Lâm nghiệp
80.241
4,20
80.234
4,10
100,0
+ Thủy sản
59.831
3,15
58.165
2,97
97,2
Biểu 3: Tỉ trọng giá trị sản phẩm trong từng lĩnh vực nông nghiệp
                                             (Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang)
1.1.2.2. Dân số và lao động:
Năm 2008, dân số toàn tỉnh khoảng 1,58 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động là 980.000 người (chiếm 62 % dân số). Số lao động tham gia hoạt động kinh tế khoảng 830.000 người. Trong đó tham gia trong ngành công nghiệp xây dựng là 8,86 %; dịch vụ là 14,57 %; Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 76,58 % tổng số lao động.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học cho 10 huyện, thị với tổng số 227 xã, phường. Số học sinh phổ thông niên học 2002 - 2003 có 369.200 em; số giáo viên 14.200 người. Số thày thuốc có 1.894 người, bình quân 13 thầy thuốc trên 1 vạn dân.
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 7.111 km đường giao thông, t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status