Chiến lược phát triển của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Chiến lược phát triển của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010



 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP 1
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP: 1
1. Khái quát về chiến lược trong doanh nghiệp: 1
1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược trong doanh nghiệp: 1
1.2. Đặc trương cơ bản của chiến lược doanh nghiệp: 2
2. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp: 3
II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY: 5
1. Xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, sứ mạng của doanh nghiệp: 5
2. Phân tích danh mục các lĩnh vực kinh doanh: 7
2.1. Xác định các lĩnh vực kinh doanh: 7
2.2. Mô hình phân tích danh mục các lĩnh vực kinh doanh (ma trận BCG): 8
3. Lựa chọn chiến lược: 11
4. Quyết định chiến lược: 13
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 15
1. Tại sao phải xây dựng chiến lược phát triển. 15
2. Cơ sở để xây dựng chiến lược. 16
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ TRONG NHỮNG NĂM QUA. 18
I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 18
1. Quá trình hình thành và phát triển: 18
2. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm đội ngũ lao động: 20
3. Các lĩnh vực hoạt động. 22
3.1. Các lĩnh vực hoạt động 22
3.2 Nội dung các lĩnh vực hoạt động 22
II. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM 27
1. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. 27
1.1. Khái quát về môi trường kinh doanh dịch vụ của Công ty: 27
1.2. Mục đích của việc của việc phân tích hoạt động kinh doanh của công ty: 28
2. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty. 29
2.1 Doanh thu Công ty thời kỳ 2000-2004. 29
2.2 Mối liên hệ các lĩnh vực kinh doanh của công ty: 37
CHƯƠNG III: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010. 40
I. CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM. 40
1. Hướng phát triển các lĩnh vực kinh doanh. 40
1.1 Tổng quan về thị trường bảo hiểm. 40
1.2 Những yếu tố tác động đến thị trường các lĩnh vực kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Dầu khí. 46
2. Cơ hội và thách thức chủ yếu đối với Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. 49
2.1 Cơ hội: 49
2.2 Thách thức. 50
II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2010: 51
1. Mục tiêu phát triển của ngành bảo hiểm đến năm 2010 51
1.1 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010. 51
1.2 Chiến lược phát triển thị trường dịch vụ tài chính tiền tệ. 51
1.3 Yêu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế. 51
1.4 Mục tiêu phát triển ngành đến 2010. 52
2. Phương hướng phát triển các lĩnh vực kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Dầu khí. 56
2.1. Phương hướng phát triển lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm: 56
2.2. Phương hướng phát triển của lĩnh vực tái bảo hiểm: 57
2.3. Phương hướng phát triển của lĩnh vực đầu tư tài chính: 57
3. Nội dung cụ thể chiến lược Công ty đến năm 2010. 57
3.1. Củng cố vững chắc địa vị công ty. 57
3.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ do Công ty cung cấp. 58
3.3 Áp dụng các biện pháp cụ thể làm tăng sức mạnh tài chính. 58
3.4 Hợp tác đa phương với các hình thức khác nhau trên nguyên tắc cùng có lợi, bình đẳng với các Công ty Bảo hiểm khác. 59
3.5 Mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách tăng bình quân hàng năm 10- 12 %. 59
4. Các điều kiện cơ bản để thực hiện chiến lược của Công ty. 60
4.1 Phát huy lợi thế về Bảo hiểm Dầu khí với tư cách một doanh nghiệp bảo hiểm chuyên ngành. 60
4.2. Mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phục vụ cho khách hàng ngoài ngành dầu khí và quan tâm đến việc cắt giảm chi phí. 61
4.3. Tăng hiệu quả hoạt động của ngành dầu khí thông qua việc giảm giá thành trong phí bảo hiểm trong ngành của Công ty. 62
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ ĐẾN NĂM 2010 63
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU: 63
1. Giải pháp trước mắt. 63
1.1 Hoàn thiện bộ máy chi nhánh và văn phòng đại diện. 63
1.2 Hoàn thiện các giải pháp về các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm. 64
2. Giải pháp lâu dài. 65
2.1 Giải pháp về hợp tác 65
2.2. Giải pháp về đầu tư 66
2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 68
2.4. Giải pháp về công tác quản lý. 69
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 71
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, ngành bảo hiểm nói chung và Công ty Bảo hiểm Dầu khí nói riêng đã đạt được đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Với phương châm củng cố vững chắc địa vị Công ty trong lĩnh vực Bảo hiểm Dầu khí, trên cơ sở đó mở rộng kinh doanh ra thị trường bên ngoài. Với phương châm đó trong thời gian qua Bảo hiểm Dầu khí đã không ngừng mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dich vụ bảo hiểm, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày một phát triển.
2.1 Doanh thu Công ty thời kỳ 2000-2004.
Trong những năm gần đây, ngoài việc phát triển các dịch vụ bảo hiểm trong ngành như bảo hiểm về thăm dò, khai thác, bảo hiểm chi phí khống chế giếng, bảo hiểm gian khoan... Công ty đã không ngừng, mở rộng phục vụ các dịch vụ ngoài ngành, chất lượng cao như bảo hiểm thân tầu, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiển xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trách nhiệm chủ tầu, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu... Vì vậy kết quả kinh doanh của Công ty đạt được mức tăng trưởng nhanh và được thể hiện quả bảng sau:
Bảng 2: Tốc độ tăng doanh thu của Công ty (2000-2004)
Đơn vị: triệu đồng
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
Doanh thu
111.638
184.953
497.463
542.505
610.500
Tốc độ tăng %
65,67
168,98
9,1
12,53
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty (2000-2004).
Qua số liệu bảng báo cáo đã tổng hợp ở biểu 2, có thể thấy rằng: tổng doanh thu các hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm Dầu khí có mức tăng trưởng khá mạnh nhưng không đều.
Những năm 2001,2002 do được sự tập trung và chỉ đạo của Tổng Công ty và sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên trong Công ty Bảo hiểm Dầu khí đã đạt được tốc độ tăng trưởng lần lượt là 65,67 % và 168,9%. Thời gian này Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng bảo hiểm lớn trong ngành và bên ngoài, đặc biệt vào năm 2001 Công ty đã ký hợp đồng bảo hiểm với xí nghiệp liên doanh Vietsopetro (là đơn vị có tài sản và giá trị mua bảo hiểm lớn nhất Việt Nam hiện nay) Ngoài ra Công ty còn tham gia các dịch vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt lớn như công trình nhà hát lớn Hà Nội, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình... Cùng với sự thay đổi về thái độ chất lượng phục vụ của Công ty đối với khách hàng và sự mở rộng ngày càng nhiều thị trường ngoài ngành, đã thực sự đem lại những khoản doanh thu và tạo dựng cho Công ty nhiều hình ảnh mới và Công ty được đánh giá là một điểm sáng trong những công ty bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam biết kinh doanh và có quy trình khai thác hợp lý.
Nhưng sang đến năm 2003 tốc độ tăng trưởng của Công ty bị chậm lại chỉ đạt 9,1 %. Lý do chính của vấn đề này là việc nhiều công ty bảo hiểm khác ra đời như PTI, Việt Ucs, Allianz...Mặt khác thị trường bảo hiểm trong nước đang có sự cạnh tranh không lạnh mạnh giữa các Công ty bảo hiểm thông qua việc hạ mức phí bảo hiểm làm cho Công ty càng thêm khó khăn. Để khắc phục tình trạng trên Bảo hiểm Dầu khí đã có hàng loạt các chính sách mới về mức phí, về thời gian, điều kiện phục vụ, các chính sách đối với các khách hàng trong ngành. Kết quả của việc làm này là tốc độ tăng trương năm 2004 của Công ty đạt 12,53%.
Đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, chất lượng phục vụ ngày càng cao, hoạt động kinh doanh của Công ty thực sự có hiệu quả.
Như vậy tổng doanh thu các hoạt động của Công ty qua các năm nhìn chung có tăng. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của Công ty, cần phân tích, đi sâu vào từng loại hình kinh doanh cụ thể.
- Kết cấu doanh thu của hoạt động kinh doanh bảo hiểm – tái bảo hiểm và đầu tư tài chính.
Để Công ty ngày càng phát triển, tăng trưởng về mọi mặt thì bước đầu tiên cần thực hiện là việc nâng cao kết cấu doanh thu của các hoạt động đem lại lợi nhuận cao và giảm chi phí cho nhưng hoạt động không có lợi nhuận hay lợi nhuận thấp. Nhưng trước đó phải phân tích được kết cấu doanh thu các hoạt động của Công ty như thế nào để đưa ra những giải pháp cụ thể. Kết cấu này được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3: Kết cấu doanh thu các hoạt động kinh doanhcủa Công ty
Đơn vị: triệu đồng
Lĩnh vực\ năm
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng doanh thu
111.638
184.953
497.463
542.505
610.500
Doanh thu BH gốc
87.517
152.041
455.868
485.365
551.360
Tốc độ tăng trưởng
73,7
199,86
6,5
13,6
Doanh thu tái bảo hiểm
19.121
27.296
31.697
36.740
38.140
Tốc độ tăng trưởng
42,8
16,1
15,9
3,8
Doanh thu đầu tư tài chính
5.000
5.616
9.898
20.400
21.000
Tốc độ tăng trưởng
12,32
76,2
106,1
2,9
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2000 – 2004
Từ số liệu trên ta có đồ thị thể hiện tốc độ tăng trưởng của công ty.
Qua số liệu bảng 3: ta thấy về số tuyệt đối, doanh thu các lĩnh vực kinh doanh của Công ty qua các năm đều có sự gia tăng cụ thể như sau:
Kinh doanh bảo hiểm gốc:
Trong những năm qua, Công ty bảo hiểm dầu khí đã mở rộng kinh doanh bảo hiểm ra ngoài ngành với hàng loạt các loại hình bảo hiểm mới với nhiều tiềm năng như bảo hiểm thân tàu,bảo hiểm xây dựng lắp đặt,bảo hiểm hàng xuất nhập khẩu, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới... nên doanh thu của hoạt động bảo hiểm không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu không đều nhau. Năm 2001,2002 với nền kinh tế ổn định, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí thu hút được rất nhiều nhà đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc thu xếp bảo hiểm đặc biệt công ty đã ký kết nhiều hợp đồng bảo hiểm với giá trị bảo hiểm lớn nên tốc độ tăng doanh thu đạt 73,7% và 199,8%. Sang năm 2003 thị trường bảo hiểm có nhiều khó khăn nên mức tăng trưởng về doanh thu không cao chỉ đạt 6,5%. Năm 2004 với nỗ lực của mình nên mức tăng trưởng của Công ty đã ổn định hơn với tốc độ tăng trưởng 13,6 %. Nhưng để thực hiện tốt chiến lược phát triển đến năm 2010 Công ty cần đẩy mạnh hơn nữa vào hoạt động kinh doanh này.
Kinh doanh tái bảo hiểm:
Qua bảng trên, có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm của Công ty gặp nhiều khó khăn tuy mức doanh thu tuyệt đối có tăng qua các năm nhưng mức tăng trưởng doanh thu không đều giảm dần qua các năm nguyên nhân chủ yếu vì trong những năm gần đây thị trường tái bảo hiểm Quốc tế ngày càng khó khăn đặc biệt sau thảm hoạ 11/9 tại Mỹ có lúc gần như đóng băng, nhiều Công ty tái bảo hiểm hay bảo hiểm tạm ngừng nhận dịch vụ, thị trường trong nước vẫn cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến việc các nhà tái bảo hiểm thắt chặt hơn các điều kiện tái tục hợp đồng tái bảo hiểm cố định.Thị trường thiếu năng lực tái bảo hiểm trong khi khai thác gốc ngày càng tăng nhưng phí không tăng và điều kiện không thu hẹp nên đã gây cho Công ty không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Đầu tư tài chính:
Hoạt động đầu tư tài chính của của Công ty phụ thuộc nhiều vào việc khai thác bảo hiểm có nghĩa là nếu doanh thu bảo hiểm tăng thì quỹ đầu tư tài chính mới tăng chính vì thế qua các năm gần đây do mức doanh thu bảo hiểm g
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status