Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp đầu máy Hà Nội



Lời mở đầu 1
PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2
I - Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 2
1. Đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh 2
2. Ý nghĩa, nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp 2
II - Phân loại và tính giá vật liệu ở các doanh nghiệp 3
1. Phân loại vật liệu 3
2. Tính giá vật liệu 4
III - Tổ chức chứng từ và luân chuyển chứng từ nguyên vật liệu 8
1. Chứng từ kế toán sử dụng 8
2. Tổ chức luân chuyển chứng từ vật liệu 9
IV - Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 10
1. Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu 10
2. Trình tự hạch toán chi tiết vật liệu 11
V - Tổ chức hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu 15
1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên 15
2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 23
3. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu 25
4. Hệ thống sổ sử dụng trong kế toán vật liệu 27
PHẦN II - THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI 29
I - Khái quát chung về Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội 29
1. Quá trình hình thành và phát triển 29
2. Chức năng nhiệm vụ 30
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội 31
4. Đặc điểm về bộ máy kế toán của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội 33
II - Thực trạng về tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội 35
1. Đặc điểm nguyên vật liệu. 35
2. Tổ chức chứng từ nguyên vật liệu 36
3. Tính giá nguyên vật liệu 39
4. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu 40
5. Tổ chức kế toán tổng hợp nguyên vật liệu 43
PHẦN III - MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU MÁY HÀ NỘI 54
I - Nhận xét đánh giá chung về công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội 54
II - Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội 58
Lời kết luận 62
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


h50'
1016h 15
928h 25
1120h30
5. Thu nhập bình quân người trong tháng (đ/ng)
1.061.000
1.405.000
1.500.000
1.161.465
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ
Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội là một Xí nghiệp thành viên của Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà nội . Vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là:
- Vận dụng đầu máy để cung cấp sức kéo theo đúng yêu cầu của kế hoạch vận tải đường sắt. Hiện nay, Xí nghiệp đang đảm nhiệm sức kéo cho:
+ Các đôi tầu Thống nhất trong địa phận Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà nội, tầu khách Hà nội - Thái Nguyên, Hải Phòng, Đồng Đăng, Yên Viên - Mạo Khê - Uông Bí, Liên vận quốc tế - Hà Nội - Đồng Đăng.
+ Về tầu hàng, từ 2 đầu mối tầu hàng chính : Yên Viên và Giáp Bát có các đoàn tầu hàng đi theo các tuyến đường: Yên Viên - Hải Phòng, Việt Trì, Đồng Đăng, Thái Nguyên, Mạo Khê - Hạ Long và thoi hàng Đồng Mỏ - Na Dương, Giáp Bát - Hải Phòng (qua Hà nội), Việt Trì (theo đường vành đai Hà Đông), Phủ Lý.
Với nhiệm vụ chính là vận tải, sản phẩm của Xí nghiệp không giống như sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất khác mà là tổng trọng vận tải khách và hàng, đơn vị tính là tấn/km trọng tải.
Sửa chữa, duy tu nhằm kéo dài tuổi thọ của các loại đầu máy.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội
Cơ cấu bộ máy của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội bao gồm 3 khối : Khối vận dụng, Khối sửa chữa và hệ thống các phòng ban chức năng.
Có thể biểu diễn cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp qua sơ đồ trang bên.
2.1.3.1 Ban Giám đốc
* Giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của xí nghiệp trước Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà nội và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Trên cơ sở các kế hoạch về vận tải, chi phí, giá thành sản phẩm mà Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà nội giao xuống hàng quí, Giám đốc phân công công việc thco các bộ phận trong xí nghiệp; giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện qua đó nắm bắt kịp thời những vướng mắc khó khăn trong quá trình sản xuất.
* Phó Giám đốc vận tải phụ trách việc cung cấp đầu máy theo yêu cầu của cấp trên, phụ trách vận tải và sửa chữa trạm Giáp Bát, Ninh Bình, Hải Phòng, Đồng Mỏ, Đồng Đăng.
* Phó Giám đốc sửa chữa phụ trách công tác sửa chữa đầu máy và máy móc thiết bị, trực tiếp phụ trách công tác KCS và kỹ thuật của Xí nghiệp.
* Phó Giám đốc tổng hợp có trách nhiệm thay giám đốc quản lý xí nghiệp khi giám đốc đi vắng, thường trực giải quyết các công việc nội chính, trực tiếp phụ trách hành chính, thi đua, bảo vệ, quân sự, PCCC của xí nghiệp và công tác an ninh chính trị xí nghiệp.
* Phó Giám đốc phụ trách khu vực Yên Viên có trách nhiệm điều hành công tác sản xuất ở khu vực Yên viên.
21.32. Hệ thống các Phòng ban chức năng nghiệp vụ:
* Phòng Kế hoạch thống kê
Xây dựng kế hoạch sản xuất - tài chính, đầu tư duy tu nhà xưởng cho toàn xí nghiệp, thống kê tiêu hao nhiên liệu dầu mỡ, thống kê toàn bộ kế hoạch sản xuất nhằm đánh giá kết quả sản xuất, lập dự toán kinh phí và tổ chức sản xuất phụ cho xí nghiệp.
* Phòng Kế toán tài vụ
Quản lý tài chính, thanh toán lương thưởng và các chế độ cho người lao động, quản lý và cấp phát vật tư phụ tùng, tài sản cố định và vốn lưu động của xí nghiệp, tiến hành kiểm kê tài sản, lập báo cáo quyết toán về chi phí và kết quả sản xuất, tính giá thành sản phẩm để nộp lên Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà nội.
* Phòng Tổ chức lao động
Tuyển dụng điều phố lao động, đề bạt miễn nhiệm cán bộ, đào tạo dạy nghề nâng cấp bậc nghề cho cán bộ công nhân viên, thực hiện các chính sách cho người người lao động; định mức lao động, xây dựng đơn giá tiền lương hàng năm, quản lý an toàn vệ sinh lao động, phụ trách công tác bảo hộ lao động của xí nghiệp.
* Phòng Hành chính Tổng hợp
Tổ chức theo dõi tuyên truyền sản xuất kinh doanh, đề xuất khen thưởng, công tác lễ tân, quản lý văn thư lưu trữ tài liệu, bảo vệ tuần tra canh gác, tổ chức huấn luyện PCCC.
* Phòng KCS
Kiểm tra chất lượng đầu máy sửa chữa ra xưởng theo yêu cầu về kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sửa chữa của các thiết bị và các sản phẩm cơ khí.
* Phòng Kỹ thuật
Thực hiện quản lý Nhà nước về mặt kỹ thuật với sản xuất của xí nghiệp, chỉ đạo việc sửa chữa các loại đầu máy và máy móc thiết bị hiện có, thiết kế cải tạo các chi tiết phụ tùng đầu máy và thiết bị, nghiên cứu khoa học công nghệ và sáng kiến nhằm cải tiến qui trình công nghệ, tham gia quá trình giáo dục đào tạo nâng cấp bậc công nhân.
* Phòng hóa nghiệm.
Phân tích các mẫu dầu nước sử dụng cho các đầu máy, phân tích các mẫu nhiên liệu của các hãng sản xuất để tìm ra loại phù hợp.
* Phòng Y tế.
Có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, làm công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động và an toàn thực phẩm.
* Phòng Vật tư điều độ.
Xây dựng kế hoạch và mua sắm vật tư phụ tùng phục vụ cho công tác sửa chữa, thực hiện điều độ sản xuất.
2.1.3.3 Khối các phân xưởng sửa chữa.
* Các phân xưởng sửa chữa chính.
Xí nghiệp đầu máy Hà nội hiện có 3 phân xưởng sửa chữa chính là: Phân xưởng sửa chữa đầu máy TY, Phân xưởng sửa chữa đầu máy D12E, Phân xưởng sửa chữa đầu máy Đổi mới. Cả 3 phân xưởng sửa chữa đều có chung nhiệm vụ là sửa chữa các loại đầu máy nhằm đảm bảo thực hiện đúng và vượt kế hoạch về sản lượng và chất lượng vận tải.
* Các phân xưởng phụ trợ.
Xí nghiệp Đầu máy Hà nội có 2 phân xưởng phụ trợ là Phân xưởng cơ điện nước và Phân xưởng cơ khí phụ tùng.
Phân xưởng cơ điện nước có nhiệm vụ sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị trong xí nghiệp, sửa chữa hệ thống điện dân dụng, điện máy vận hành, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Phân xưởng cơ khí phụ tùng có nhiệm vụ gia công cắt gọt cơ khí nhằm khôi phục và chế tạo các chi tiết phụ tùng của đầu máy, máy móc thiết bị.
2.1.3.4 Khối vận dụng:
Gồm Phân đoạn vận dụng đầu máy Hà Nội và Phân xưởng vận dụng đầu máy Yên Viên có nhiệm vụ quản lý đầu máy và các đội lái máy, thiết lập kế hoạch chi phối và quay vòng đầu máy theo kế hoạch chạy tầu của Liên hợp đường sắt khu vực I, bảo dưỡng kiểm tra hàng ngày các đầu máy đang vận dụng và máy vào sửa chữa các cấp.
2.1.3.5 Phân xưởng nhiên liệu:
Có nhiệm vụ mua sắm và cấp phát nguyên nhiên vật liệu cho đầu máy.
2.1.3.6 Phân xưởng bia và các nhóm dịch vụ
Bao gồm : phân xưởng bia, dịch vụ cắt tóc gội đầu, rửa xe, bán xăng, nấu ăn.
* Quy trình sửa chữa ở Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội
Quy trình sửa chữa các cấp trong Xí nghiệp vận dụng đầu máy là các văn bản kỹ thuật quy định, những công việc cần thiết trong Xí nghiệp mỗi khi đầu máy đã chạy hết km định kỳ nhằm giữ gìn được chất lượng đầu máy, đảm bảo an toàn vận hành và kéo dài tuổi thọ sử dụng đầu máy. Nội dung của quy trình căn cứ vào quy định của hãng chế tạo máy và những quy định quy phạm khai thác kỹ thuật của đường sắt Việt Nam. Quy trình sửa chữa được Tổng cục Đường sắt ban hành. Quy tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status