Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định tại Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng công tác kế toán Tài sản cố định tại Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ở CÁC NGÂN HÀNG 2
I- Tài sản cố định 2
1- Khái niệm và đặc điểm của Tài sản cố định: 2
1.1: Khái niệm: 2
1.2: Đặc điểm của tài sản cố định: 3
2.Phân loại và tính giá TSCĐ: 3
2.1: Phân loại Tài sản cố định: 3
2.2: Đánh giá Tài sản Cố định: 10
2.3. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ: 13
2.4. Xác định mức khấu hao và giá trị hao mòn luỹ kế: 14
II Công tác kế toán Tài Sản Cố Định 16
1. Nguyên tắc kế toán TSCĐ 16
2. Kế toán sử dụng 16
3. Nội dung kế toán TSCĐ 18
3.1 Các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình: 18
3.2: Hạch toán TSCĐ đi thuê tài chính( Thuê dài hạn): 26
3.3: Nội dung kế toán tài sản cố định vô hình: 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 34
I.Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Ngoại thương Hải Phòng 34
1. Quá trình hình thành và phát triển 34
2.Tổ chức bộ máy quản lý 36
2.1 Ban giám đốc 36
2.2 Phòng hành chính nhân sự 37
2.3 Phòng kế toán 37
3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của ngân hàng 38
3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 38
3.2 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán tại ngân hàng 39
II. Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán Tài sản Cố Định tại NHNT Hải Phòng 40
1.Đặc điểm của TSCĐ tại NHNT Hải Phòng 40
2. Kế toán tình hình biến động của TSCĐ 41
2.1: Hạch toán tăng giảm TSCĐ 41
2.2: Kế toán tăng tài sản cố định 41
2.3: Kế toán giảm TSCĐ 43
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HẢI PHÒNG 47
1-Những nhận xét đánh giá về công tác kế toán TSCĐ ở Ngân hàng 47
2: Những ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản ở ngân hàng ngoại thương hải phòng 49
KẾT LUẬN 53
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lựa chọn phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Trên thực tế, hiện nay phương pháp khấu hao đều theo thời gian được áp dụng phổ biến. Phương pháp này cố định mức khấu hao theo thời gian nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn chậm, không tính theo kịp mức hao mòn, thực tế, nhất là hao mòn vô hình (do tiến bộ KHKT) nên doanh nghiệp không có điều kiện để đầu tư trang thiết bị tài sản cố định mới:
Mức khấu hao Nguyên giá Tỉ lệ khấu hao Nguyên giá TSCĐ phải
phải trích = TSCĐ phải * bquân năm = khấu hao
bquân năm khấu hao của TSCĐ Số năm sử dụng
Trong đó: giá trị phải khấu hao là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá trị thu hồi thanh lý ước tính của tài sản đó. Giá trị thu hồi thanh lý ước tính với số chi phí thanh lý ước tính.
Do khấu hao TSCĐ được tính vào ngày 1 hàng tháng (nguyên tắc tròn tháng)nên để đơn giản cho việc tính toán qui định những TSCĐ tăng (giảm) trong tháng này thì tháng sau mới được tính hay thôi tính khấu hao. Vì thế, số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng, giảm) về TSCĐ. Bởi vậy, hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau:
Cần chú ý rằng: với TSCĐ sau khi sửa chữa nâng cấp hoàn thành, mức khấu hao mới trích hàng tháng được tính theo công thức:
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao của
phải trích = đã trích trong + của những TSCĐ tăng - những TSCĐ giảm tháng này tháng trước thêm trong tháng này đi trong tháng này
II Công tác kế toán Tài Sản Cố Định
1. Nguyên tắc kế toán TSCĐ
Hạch toán TSCĐ phải tuân theo những nguyên tắc sau:
- Nguyên giá TSCĐ phải được tính và đánh giá lại theo đinh kỳ quý hay năm hay khi có biến động lớn về giá cả để giá trị TSCĐ phù hợp với mặt bằng giá cả thực tế .
Chi phí khấu hao được xác định trên cơ sở nguyên giá. Phải tính khấu hao và tỷ lệ khấu hao theo quy định của nhà nước.
-Tỷ lệ khấu hao phản ánh mức hao mòn thực tế của TSCĐ trong điều kiện bình thường. Tuy nhiên nếu có điều kiện tích luỹ có thể áp dụng phơng pháp khấu hao nhanh nhưng phải được sự thoả thuận của cơ quan thuế.
-Chi phí trích trước sửa chữa TSCĐ được xác định phù hợp với mức độ chi
phí sửa chữa thực tế theo định kỳ của tài sản. Trường hợp doanh nghiệp có
nhu cầu tích luỹ chi phí sửa chữa trong nhiều năm thì phải được sự thoả
thuận của cơ quan thuế.
2. Kế toán sử dụng
- TK 211: TSCĐ hữu hình: Tk này dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có, biến động tăng, giảm trong kỳ .
Bên nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá(Mua sắm, xây dựng, cấp phát ...)
Bên có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá (thanh lý, nhượng bán, điều chuyển...)
Dư nợ:Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có.
TK 211 chi tiết thành 6 TK cấp 2 sau đây:
2112-Nhà của, vật kiến trúc
2113-Máy móc thiết bị
2114-Phương tiên vận tải chuyền dẫn
2115-Thiết bị công cụ quản lý
2116-Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
2118-TSCĐ khác
- TK 212: TSCĐ đi thuê tài chính: sử dụng để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng hay giảm của TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp.
Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đi thuê dài hạn tăng thêm.
Bên có: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn giảm do trả cho bên cho thuê hay mua lại.
Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn
Tài khoản 212: mở chi tiết theo từng TSCĐ đi thuê và từng đơn vị cho thuê.
- TK 213: “TSCĐ vô hình”: Tài khoản này sử dụng để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng (giảm) của TSCĐ vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng thêm
Bên có: Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ
TK 213 chi tiết thành 6 tiểu khoản:
2131: Quyền sử dụng đất
2132: Quyền phát hành
2133: Bản quyền, bằng sáng chế
2134: Nhãn hiệu hàng hoá
2135: Phần mềm máy vi tính
2136: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền
2138: TSCĐ vô hình khác
- TK 214 (hao mòn TSCĐ): tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp (trừ tài sản đi thuê ngắn hạn).
Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị hao mòn của TSCĐ (nhượng bán, thanh lý).
Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của tài sản cố định (do trích khấu hao, đánh giá tăng).
Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có.
Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” để theo dõi tình hình hình thành và sử dụng số vốn khấu khao cơ bản TSCĐ.
Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao (nộp cấp trên, cho vay, đầu tư, mua sắm TSCĐ.
Dư nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện có.
3. Nội dung kế toán TSCĐ
3.1 Các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình:
TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát Kế toán cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp. Cụ thể:
- Trường hợp mua sắm bằng vốn chủ sở hữu:
Căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh các bút toán:
BT1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 331: tổng số tiền chưa trả ngay người bán
Có TK 111, 112: thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới)
BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng (theo đúng nguyên giá):
Nợ TK 414: nếu dùng quỹ đầu tư phát triển để đầu tư
Nợ TK 441: đầu tư bằng XDCB
Có TK 411: nếu TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh.
Đối với những tài sản cố định mà doanh nghiệp mua sắm bằng quỹ phúc lợi và dùng cho hoạt động phúc lợi công cộng, kế toán phản ánh các bút toán:
BT1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 211: nguyên giá TSCĐ (tổng giá thanh toán).
Có TK 331: tổng số tiền chưa trả người bán
Có TK 111, 112: thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới)
BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng:
Nợ TK 431 (4321): ghi giảm quỹ phúc lợi.
Có TK 431: (4313): quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ
- Trường hợp mua sắm bằng vốn vay dài hạn:
Kế toán ghi phản ánh bút toán tăng nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 211: nguyên giá
Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ.
Có TK 341: số tiền vay dài hạn để mua sắm.
Khi thanh toán tiền vay dài hạn, tuỳ theo kế hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư, kế toán mới ghi bút toán 2 (kết chuyển nguồn vốn tương ứng) như trên.
- Trường hợp tăng do mua sắm theo cách trả góp, trả chậm:
Trước hết kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ theo giá mua trả ngay (không bao gồm lãi trả góp, trả chậm) cùng các chi phí liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (nếu có):
Nợ TK 211: nguyên giá (giá mua trả ngay và chi phí liên quan).
Nợ TK 133 (1332): thuế GTGT đầu vào (nếu có).
Nợ TK 242: lãi do mua trả góp, trả chậm.
Có TK 331: tổng giá mua trả góp phải trả.
Kết chuyển nguồn vốn (nếu mua sắm bằng vốn chủ sở hữu):
Nợ TK liên quan (441, 414, 4321)
- Trường hợp mua sắm nhà cửa, vật kiến chúc gắn liền với quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp này, cần phân đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status