Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập – Trường hợp của công ty thương mại SaNa - pdf 27

Download miễn phí Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập – Trường hợp của công ty thương mại SaNa



Lời mở đầu
Chương 1- Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của DNTM trong quá trình hội nhập
I- Khái niệm kinh doanh, vai trò của kinh doanh
1. Khái niệm
2. Vai trò của kinh doanh thương mại
II- Nội dung của kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân
III- Tính tất yếu của xu thế hội nhập thương mại quốc tế
Chương II- Hội nhập kinh tế quốc tế những thuận lợi và thách thứcđối với các doanh nghiệp thương mại tư nhân
I- Hội nhập kinh tế quốc tế
1. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ
2. Khu vực tự do thương mại ASEAN( AFTA)
II- Những thuận lợi và thách thức đối với các doanh nghiệp thương
mại tư nhân
1. Giới thiệu chung về công ty TNHH TM SANA
2. Thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây
2.1. Phân tích chung tình hình tài chính của công ty
2.2. Phân tích khả năng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.3. Phân tích tỷ suất doanh lợi doanh thu
2.4. Phân tích tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu
III- Đánh giá chung về hoạt động tài chính của công ty giai đoạn
2001- 2002
1. Ưu điểm
2. Tồn tại và nguyên nhân
Chương 3- Biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập
1. Thuế XNK của Việt Nam trong xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại quốc tế
2. Thương mại điện tử và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam
3. Cải cách các chính sách kinh tế và thủ tục hành chính
4. Đón đầu thị trường tạo ra nét độc đáo của doanh nghiệp
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cứu nhu cầu khách hàng để đưa vào kinh doanh các mặt hàng mới, tiên tiến có nhu cầu trên thị trường.
III. Tính tất yếu của xu thế hội nhập thương mại quốc tế:
Xu thế hoà bình hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc đối với mỗi dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Các nước đều dành những ưu tiên đặc biệt cho sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế, để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế đòi hỏi mỗi quốc gia cần có môi trường hoà bình và ổn định. Trong xu thế hội nhập, các quốc gia đều chủ động thực hiện các chính sách mở cửa, các nền kinh tế tại mỗi quốc gia ngày càng gắn bó và tuỳ từng trường hợp lẫn nhau bổ xung và hỗ trợ cho nhau tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Đứng trước tình hình đó Đảng và nhà nước ta đã tích cực hợp tác để hội nhập thể hiện qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế (ASEAN, ASEM, APEC) và kí kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Còn đối với tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), tuy chúng ta chưa phải là thành viên chính thức , nhưng chúng ta đã đạt được những bước tiến quan trọng trong những vòng đàm phán gần đây, những thành công trên của nước ta chính là những tiền đề cho hội nhập và phát triển kinh tế.
Có thể nói, bản chất của các tổ chức khu vực và quốc tế là để giải quyết vấn đề thị trường. Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá và khu vực hoá là sản phẩm của quá trình cạnh tranh giành giật thị trường gay gắt giữa các quốc gia và các thực thể kinh tế quốc tế. Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sức sản xuất ngày càng tăng, kéo theo là sự đòi hỏi cấp bách về thị trường tiêu thụ. Với sự hợp tác quốc tế, những hàng rào cản trở giao lưu thương mại và đầu tư ngày càng giảm đi, kinh tế thế giới ngày càng trở thành một thị trường chung. Tất cả các nước để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, đều nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của chính mình, đây thực chất là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh phân chia thị trường. Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á vừa qua, không những không thể đảo ngược xu thế liên kết khu vực, liên kết về thương mại đầu tư trên thế giới mà thậm chí còn có phần kích thích xu thế đó phát triển.
Tính tuỳ từng trường hợp lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên đòi hỏi tất cả các nước phải thường xuyên có những cải cách kịp thời trong nước để thích ứng với những sự biến động trên thế giới. Vì vậy, hội nhập quốc tế thực chất là cuộc đấu tranh phức tạp để góp phần phát triển kinh tế, củng cố an ninh chính trị,và bản sắc của đất nước thông qua việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác, đan xen nhiêu chiều, đan xen nhiều chiều, ở nhiều tầng nấc với các quốc gia khác nhau.
Đứng trước những đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế, đại hội Đảng lần thứ 7 đã chủ trương đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Đánh dấu bước khởi đầu cho tiến trình hội nhập quốc tế. Tiếp đó ngày 27-11-2001 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 07NQ/TW nêu rõ mục tiêu những quan điểm chỉ đạo, một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Dựa trên đường lối và chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, các doanh nghiệp thương mại tư nhân đã kịp thời nắm bắt các chủ trương, chủ động đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong nước cũng như quốc tế, hoạch định đường lối kinh doanh đúng đắn để sẵn sàng cho hợp tác đấu tranh bình đẳng trên thị trường toàn cầu. Đây chính là những thuận lợi và thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải và cần có những thay đổi cho phù hợp để sẵn sàng thích ứng với những biến động của thị trường trong nước và quốc tế và tận dụng tối ưu những cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại.
Chương II
Hội nhập kinh tế quốc tế, thuận lợi và thách thức đối với các doanh nghiệp thương mại tư nhân.
I. Hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực từ 15h ngày10-12-2001 là thời điểm mà thay mặt hai nước trao thư phê chuẩn tại Washington. HĐTM sẽ được tự động gia hạn mỗi ba năm một lần trừ khi một phía yêu cầu chấm dứt HĐTM trước khi hết hạn ba năm hiệu lực. Theo điều 5 của HĐTM hai nước sẽ thành lập “ Uỷ ban hỗn hợp và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” để theo dõi và đảm bảo việc thực thi HĐTM. Uỷ ban này cũng là một kênh chính thức để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc hiểu và thực thi HĐTM.
Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có nội dung rất phong phú và đa dạng, với những phụ lục khác nhau và rất chi tiết về các sản phẩm và dịch vụ, về đầu tư và sở hữu trí tuệ: đề cập rất nhiều đến các vấn đề và các lĩnh vực như chất lượng sản phẩn trong công nghiệp, nông nghiệp, thuế quan là bước mở màn cho Việt Nam đàm phán thuận lợi để gian nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Khi hiệp định được các cơ quan lập pháp của hai nước thông qua, phía Mỹ trên nguyên tắc sẽ áp dụng thuế suất phù hợp với WTO, tháo gỡ các rào cản phi thuế quan hạn chế định lượng mở đường cho hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ.
Các doanh nghiệp thương mại tư nhân quả thật đã có những cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng khi HĐTM được ký kết. Theo thống kê gần đây cho thấy Việt Nam là một đối tác tương đối nhỏ của Hoa Kỳ với giá trị thương mại hàng năm vào khoảng 1 tỷ USD, tương phản với thị trường Mỹ với sức mua tổng cộng khoảng 9300 tỷ USD thị trường Việt Nam có sức mua chỉ khoảng 143 tỷ USD. Như vậy, các doanh nghiệp chúng ta đã được tiếp cận với một thị trường có sức mua khổng lồ, và quan trọng hơn khi mà HĐTM có hiệu lực hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam trở lên có tính cạnh tranh hơn khi Hoa Kỳ giảm thuế nhập khẩu từ mức trung bình là 40% xuống còn trung bình 3%.
Thực tế đã cho thấy HĐTM đã mang lại nhiều tác động có lợi cho các doanh nghiệp thương mại tư nhân. Yếu tố chủ yếu là cạnh tranh theo quy định của HĐTM buộc Việt Nam phải tái cơ cấu các ngành không linh hoạt như tài chính, ngân hàng, khu vực doanh nghiệp nhà nước, cũng như cải tiến các luật kinh doanh và đầu tư. Những biện pháp trên nhằm thúc đẩy một môi trường kinh doanh bình đẳng. Việc trong những năm qua những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả đã được cổ phần hoá, mở cửa cho đầu tư tư nhân cả trong nước lẫn ngoài nước là một biểu hiện cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ. Hệ quả của HĐTM là các doanh nghiệp tư nhân sẽ mở rộng và đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế trong khi khu vực quốc doanh sẽ thu hẹp đáng kể. Để biến những cơ khả năng này thành hiện thực thì các doanh nghiệp thương mại tư nhân cần có ngay một chương trình hành động cụ thể, bắt đầu từ việc nâng cao trình độ tiếng Anh thương mại, nghiên cứu hệ thống luật pháp liên bang và các bang của Hoa Kỳ, xây dựng quan hệ thương mại, tìm đối tác, tổ chức tiếp thị, quảng bá thương hiệu để ký kế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status