Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp của Hà Nội thời kỳ 1998 - 2005 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp của Hà Nội thời kỳ 1998 - 2005



Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về một số phương pháp thống kê 2
I. Chỉ tiêu thống kê 2
II. Phân tổ thống kê 3
III. Dãy số thời gian. 3
1. Khái niệm về dãy số thời gian 4
1.1. Phân loại 4
1.2. Yêu cầu cơ bản khi xây dựng một dãy số thời gian: 5
2. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian 9
3. Phương pháp hồi quy tương quan 10
3. Phương pháp số trung bình trượt (di động) 12
4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ 13
5. Phương pháp phân tích thành phần của dãy số thời gian 14
IV. Hồi quy tương quan trong dãy số thời gian 16
1. Tự hồi quy tương quan 16
2. Tương quan giữa các dãy số thời gian 17
Chương II: Thực trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 1998-2005 19
I. Những vấn đề chung về sản xuất công nghiệp 19
1. Hoạt động sản xuất công nghiệp (ngành công nghiệp) 19
1.1. Khái niệm 19
1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp 20
1.3. Phân loại: 21
1.4. Vai trò ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 23
1.5. Hệ thống phân ngành công nghiệp Việt Nam 25
2. Ý nghĩa của chỉ tiêu GO trong hoạt động sản xuất công nghiệp 27
3. Nội dung của giá trị sản xuất công nghiệp 28
4. Phương pháp tính giá trị sản xuất của hoạt động sản xuất công nghiệp 29
II. Thực trạng sản xuất công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn 1998 - 2005 30
1. Thực trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 1998-2005 30
Chương III: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động sản xuất của ngành Công nghiệp Hà Nội trong thời kỳ 1998 - 2005 36
1. Phân tích biến động sản xuất của ngành công nghiệp Hà Nội trong thời kỳ 1998 - 2005 36
1.1. Phân tích biến động khối lượng sản xuất ngành công nghiệp Hà Nội 36
1.1.1. Tổng quát tình hình phát triển ngành công nghiệp Hà Nội thời kỳ 1998 - 2005 36
1.1.2. Phân tích, biến động VA ngành công nghiệp Hà Nội theo khu vực kinh tế 44
1.2. Phân tích biến động cơ cấu trong sản xuất ngành công nghiệp Hà Nội 47
1.2.1. Phân tích biến động cơ cấu giá trị sản xuất Công nghiệp (GO) 47
1.2.3 Phân tích sự biến động chi phí trung gian (IC) ngành công nghiệp Hà Nội (1998-2005) 52
1.2.4. Phân tích biến động tổng sản phẩm quốc dân của ngành công nghiệp Hà Nội theo các lĩnh vực kinh tế (1998-2005). 55
1.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động GO trong ngành công nghiệp Hà Nội (1998-2005). 57
1.3.1 Phân tích biến động GO trong ngành công nghiệp Hà Nội (1998-2005) theo giá cố định năm 1997 do tác động của 3 nhân tố: 57
1.3.2. Phân tích biến động GO ngành công nghiệp Hà Nội (1998 - 2005) do tác động của 3 nhân tố: 61
1.4 Phân tích biến động VA ngành công nghiệp Hà Nội do ảnh hưởng của các nhân tố ngành công nghiệp (1998-2005) 65
1.4.1 Phân tích biến động VA ngành công nghiệp (1998-2005) do tác động của 3 nhân tố: 65
Một số kiến nghị và giải pháp phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 70
Kết luận 73
Tài liệu tham khảo 74
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


) Chênh lệch (cuối kỳ trừ đầu kỳ) của sản phẩm trung gian, công cụ mô hình tự chế.
(+) Chênh lệch (cuối kỳ trừ đầu kỳ) thành phẩm tồn kho
(+) Thuế sản xuất khác
(=) giá trị sản xuất theo giá cơ bản
(+) Thuế sản phẩm
(=) Giá trị sản xuất theo giá sản phẩm
(+) Cước vận tải và phí thương nghiệp
(=) Giá trị sản xuất theo giá sử dụng cuối cùng.
II. Thực trạng sản xuất công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn 1998 - 2005
1. Thực trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn 1998-2005
Với vị trí trung tâm đầu não về Chính trị - Văn hoá, Khoa học - Kỹ thuật, một trung tâm văn hoá lớn về kinh tế, một đầu mối giao lưu quan trọng của cả nước. Đại hội Đảng bộ Hà Nội lần thứ 10, 11, 12 đã xác định rõ cơ cấu kinh tế trên địa bàn Hà Nội là công nghiệp, thương mại, dịch vụ và nông nghiệp. Ngày nay, hàng năm Hà Nội tạo ra lượng giá trị chiếm 6-7% trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) của cả nước. Một trong những lĩnh vực có tác động phát triển nhất trong sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong nền kinh tế quốc dân là lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Hà Nội là một trung tâm lớn của cả nước, 31% toàn Bắc Bộ, 42% vùng Đồng bằng Sông Hồng, gấp 2,4 lần Hải Phòng, 3,4 Quảng Ninh
Năm 1998 trên địa bàn Hà Nội có 8017 cơ sở sản xuất công nghiệp, bao gồm 134 doanh nghiệp Nhà nước do trung ương quản lý, 105 doanh nghiệp do địa phương quản lý (chưa kể các đơn vị do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý), 508 hợp tác xã, 6 doanh nghiệp tư nhân, 24 công ty TNHH, công ty cổ phần và 7240 hộ sản xuất công nghiệp nhỏ.
Số doanh nghiệp công nghiệp trong những năm tiếp theo ở Hà Nội vẫn tiếp tục tăng lên, một mặt do nhu cầu, một số doanh nghiệp mới ra đời. Đối với doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu là quá trình chuyển đổi những đơn vị sản xuất, kinh doanh trực thuộc các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, tổ chức, đoàn thể xã hội sang hạch toán kinh tế độc lập và trở thành doanh nghiệp công nghiệp do Nhà nước quản lý.
Đối với doanh nghiệp phi Nhà nước chủ yếu là phát triển theo yêu cầu của cơ chế thị trường sau khi có luật đầu tư nước ngoài cũng như các tỉnh thành phố khác trên địa bàn Hà Nội xuất hiện ngày càng nhiều các đơn vị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Từ năm 1998 trở lại đây một số doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa và nhỏ được tổ chức lại, chủ yếu là sát nhập vào các đơn vị khác. Khu vực phi Nhà nước: sắp xếp và củng cố, chuyển đổi các doanh nghiệp tập thể (hợp tác xã, tổ sản xuất) đẩy mạnh khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp theo luật đăng ký hộ sản xuất cá thể, theo nghị định 66/HĐBT. Đồng thời với việc ban hành luật đầu tư nước ngoài. Tính đến ngày 31/12/2005 ở Hà Nội có 18098 đơn vị sản xuất công nghiệp bao gồm 173 doanh nghiệp Nhà nước trung ương quản lý,97 doanh nghiệp Nhà nước địa phương quản lý, 175 hợp tác xã, 76 doanh nghiệp tư nhân, 556 công ty TNHH và công ty cổ phần, 16853 hộ sản xuất công nghiệp nhỏ và 168 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến (gần 99%) trong đó: sản xuất thực phẩm đồ uống, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, sản phẩm từ kim loại
Xem xét trên giác độ về vốn và lao động, nguồn vốn và nguyên liệu, tài sản cố định, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn Hà Nội có quy mô không lớn và rất không đều ở các ngành các thành phần kinh tế khác. Năm 1995 bình quân một doanh nghiệp công nghiệp có 50 lao động trong đó doanh nghiệp trung ương quản lý có 252 lao động, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 20 lao động và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 103 lao động. Riêng lao động bình quân của hộ công nghiệp sản xuất nhỏ 2,7 lao động.
Đến năm 2005 thì tổng số lao động làm việc trong ngành công nghiệp Hà Nội là 122744 lao động trong đó lao động trung ương là 89644 lao động, lao động công nghiệp Nhà nước địa phương là 33100, lao động công nghiệp ngoài Nhà nước là 81217 trong dods lao động trong hợp tác xã là 5100 lao động. Lao động trong doanh nghiệp tư nhân là 2100. Lao động của hộ cá thể là 48444. Lao động công nghiệp ngoài Nhà nước chia theo quận huyện là 81217 lao động trong đó Ba Đình là 3750, Hồ Tây là 2257, Hoàn Kiếm là 7300, Hai Bà Trưng 12100, Thanh Xuân 3500, Cầu Giấy 2520, Sóc Sơn 5850, Đông Anh 6556, Gia Lâm 18573, Từ Liêm 7706, Thanh Trì 4767. Lao động có vốn đầu tư nước ngoài tổng số 16520 lao động trong đó sản xuất thực phẩm và đồ uống 1598 lao động, Dệt 1563 lao động, sản xuất trang phục 1944 lao động, chế biến gỗ 288 lao động
Năm 1998 tổng nguồn vốn dùng vò sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là 7675 tỷ đồng và nguyên giá tài sản cố định 5255 tỷ đồng. Bình quân một doanh nghiệp các chỉ tiêu tương ứng trên là 9,1 tỷ đồng và 6,2 tỷ đồng. Riêng họ sản xuất công nghiệp nhỏ là 46 triệu đồng và 40,5 triệu đồng.
Năm 1999 bình quân một doanh nghiệp công nghiệp có 171 lao động, doanh nghiệp Nhà nước trung ương 489, doanh nghiệp Nhà nước địa phương 293, doanh nghiệp ngoài quốc doanh 45, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 196.
Trong số 273 doanh nghiệp Nhà nước có tới 78 doanh nghiệp có quy mô lao động dưới 100 người, 97 đơn vị có số lao động bình quân một doanh nghiệp từ 100-300 người. Trong 103 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới có 87 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và trong đó có 56 đơn vị quy mô lao động dưới 100 người, 23 đơn vị quy mô lao động từ 100-300 người.
Nghiên cứu quy mô vốn trong 2 khu vực này thì 273 doanh nghiệp Nhà nước (năm 1999 có 38 đơn vị có quy mô vốn Nhà nước dưới 1 tỷ đồng, 170 doanh nghiệp quy mô vốn từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng, chỉ có 64 doanh nghiệp có quy mô vốn từ 10 tỷ đồng trở nên. Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, số doanh nghiệp có quy mô dưới 5 tỷ đồng chiếm 60% và chỉ có 13% doanh nghiệp có quy mô trên 10 tỷ đồng.
Trong những năm qua, nguồn vốn của các doanh nghiệp công nghiệp có mức tăng khá so với những năm trước đây, tuy nhiên so với yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất của doanh nghiệp thì còn thiếu nhiều đặc biệt việc thiếu vốn lưu động nhiều ngày so với tổng mức 30% quy định của Nhà nước cần cung cấp cho các doanh nghiệp công nghiệp do Nhà nước quản lý đang là trợ lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Để không ngừng đổi mới trang thiết bị máy móc đã cũ kỹ và lạc hậu, phương tiên hiện đại hoá dây truyền sản xuất, trong những năm qua các doanh nghiệp công nghiệp đã không ngừng đầu tư hàng năm cho sản xuất từ các nguồn vốn khác nhau. Năm 1999 tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp Hà Nội là: 5883.4 tỷ đồng, năm 2000 là: 68222,1 tỷ đồng và năm 2001 là năm có tổng số vốn đầu tư cho ngành công nghiệp đạt giá trị thấp nhất trong các năm chỉ đạt 3217.3 tỷ dồng. Các năm 2002, 2003, 2004 có tổng vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp tương đối ổn định. Năm 2002 là 4368.8 tỷ đồng, năm 2003 là 4461.42 tỷ dồng, năm 2004 là 4403.6 tỷ đồng.
Nếu xét theo nguồn hình thành...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status