Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Hàng Đậu



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3
1.1.1 Hiểu thế nào về tín dụng ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại 4
1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng thương mại 5
1.2 Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại 7
1.2.1 Quan niệm về nợ xấu 7
1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 8
1.2.3 Dấu hiệu nhận biết một khoản cho vay có nguy cơ phát sinh nợ xấu 11
1.2.4 Nội dung quản lý nợ xấu 15
1.3 Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số quốc gia châu Á 22
1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 22
1.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 23
1.3.3 Kinh nghiệm của Thái Lan 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH HÀNG ĐẬU 29
2.1Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á –Chi nhánh Hàng Đậu 29
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 29
2.1.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hàng Đậu 31
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hàng Đậu 35
2.2 Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần bắc Á - Chi nhánh Hàng Đậu 42
2.2.1 Thực trạng nợ xấu trong hoạt động tín dụng của chi nhánh 42
2.2.2 Những biện pháp quản lý nợ xấu của chi nhánh 50
2.3 Đánh giá về công tác quản lý nợ xấu tại NHTMCP Bắc Á - Chi nhánh Hàng Đậu 53
2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý nợ xấu của chi nhánh 53
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHI NHÁNH HÀNG ĐẬU 59
3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới 59
3.1.1 Định hướng chung 59
3.1.2 Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2009 60
3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại NHTMCP Bắc Á - Chi nhánh Hàng Đậu 61
3.2.1 Các giải pháp tăng cường hạn chế nợ xấu tại chi nhánh Hàng Đậu 61
3.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại chi nhánh Hàng Đậu 68
3.3 Một số kiến nghị 71
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 71
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 73
3.3.3 Kiến nghị với các Bộ, Ngành có liên quan 75
KẾT LUẬN 76
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


độ quản lý để chi nhánh ngày càng phát triển hơn.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Chi nhánh Hàng Đậu
2.1.2.1Hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Với sự nỗ lực của NHTMCP Bắc Á và được sự giúp đỡ của các cấp, các ngành thành phố Hà Nội, đồng thời được sự chỉ đạo trực tiếp chặt chẽ của Hội sở chính, chi nhánh Hàng Đậu được thành lập vào năm 1995 với nguồn gốc ban đầu là một phòng giao dịch nhưng đến nay đã là chi nhánh cấp I của NHTMCP Bắc Á. Sau 13 năm hoạt động, chi nhánh đã không ngừng đổi mới, năng động sáng tạo vươn lên hòa nhập với cơ chế của ngành cũng như sự phát triển của đất nước để làm tốt nhiệm vụ của mình. Các hoạt động chính của chi nhánh bao gồm:
Huy động nguồn vốn từ tiết kiệm dân cư, từ các tổ chức kinh tế, nhận vốn điều chuyển từ chi nhánh Hà Nội bằng cả nội tệ và ngoại tệ.
Cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Đối với hoạt động cho vay, chiết khấu chứng từ và giấy tờ có giá, chi nhánh phải thực hiện theo quy định của pháp luật và theo quy trình nghiệp vụ do NHTMCP Bắc Á ban hành:
Một là, mọi khoản cho vay thuộc phạm vi quyết định của chi nhánh thì giám đốc chi nhánh trực tiếp ký duyệt cho vay, còn đối với các dự án cho vay vượt mức phán quyết của chi nhánh thì thực hiện thẩm định và trình Tổng giám đốc xem xét quyết định.
Hai là, mọi khoản cho vay phải có tài sản đảm bảo trừ trường hợp được phê duyệt của Tổng giám đốc.
Ba là, mọi khoản cho vay đều được giải ngân và theo dõi nội bảng tại chi nhánh. Hồ sơ tín dụng và hồ sơ tài sản đảm bảo nợ vay được bảo quản và lưu trữ theo quy định hiện hành.
Đối với hoạt động bảo lãnh: Khi có khách hàng đề nghị phát hành bảo lãnh thì chi nhánh tiến hành tiếp nhận hồ sơ, thẩm định theo quy định hiện hành và trình Giám đốc quyết định.
Mở tài khoản thanh toán và tổ chức thanh toán cho khách hàng
Mua bán ngoại tệ và thực hiện thanh toán quốc tế
Chi nhánh chỉ thực hiện việc mua ngoại tệ vào còn việc bán ngoại tệ được thực hiện như sau: Khi khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ phù hợp với điều lệ quản lý ngoại hối thì chi nhánh thông báo cho chi nhánh Hà Nội để cân đối ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc bán ngoại tệ được thực hiện sau khi có ý kiến của phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.
Khi khách hàng có nhu cầu thanh toán quốc tế, chi nhánh hướng dẫn cho khách hàng giao dịch với phòng thanh toán quốc tế của Hội sở chính. Việc thanh toán quốc tế được thực hiện tại phòng thanh toán quốc tế Hội sở chính và báo nợ cho chi nhánh để hạch toán nợ cho khách hàng.
Cân đối và điều hòa vốn
Nguồn vốn trong các chi nhánh huy động được sử dụng vào hai mục đích cho vay và điều chuyển vốn cho chi nhánh:
Thứ nhất, trong trường hợp thiếu vốn chi nhánh lập kế hoạch để chi nhánh Hà Nội chuẩn bị và điều chỉnh bổ sung.
Thứ hai, trong trường hợp vốn huy động không sử dụng hết sẽ điều chuyển cho chi nhánh Hà Nội.
Bên cạnh các nhiệm vụ trên chi nhánh còn phải: Thực hiện việc thanh toán giữa ngân hàng ngoài hệ thống. Việc này được thực hiện thông qua tài khoản của các chi nhánh mở tại chi nhánh thành phố và ngược lại các lệnh chi được gắn mã khóa và chỉ được thực hiện trong trường hợp mã đúng.Các lệnh chi liên ngân hàng chuyển về chi nhánh trước 11h30 phút được thực hiên trong ngày. Sau giờ trên sẽ thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.
Thực hiện việc lưu trữ chứng từ. Toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh trong ngày phải được cập nhật vào máy tính.Chứng từ kế toán, kho quỹ tổ chức lưu trữ tại chi nhánh cuối tuần chi nhánh kiểm tra lại toàn bộ số liệu của đĩa mềm và chuyển về lưu tại chi nhánh thành phố. Hồ sơ tín dụng, bảo lãnh thế chấp được tổ chức lưu trữ theo chế độ hiện hành.
Đối với sổ sách báo cáo: chi nhánh mở các sổ sách theo dõi các hoạt động theo quy định. Cuối ngày giao dịch chi nhánh báo về chi nhánh thành phố các nghiệp vụ phát sinh trong ngày theo quy định của chi nhánh thành phố. Định kỳ hàng tháng, quý, năm chi nhánh lập các sao kê :
Dư nợ tín dụng
Báo cáo bảo lãnh
Sao kê thẻ tiết kiệm
Cân đối tài khoản cấp 3 quy đổi ngoại tệ
Cân đối tài khoản chi tiết nội ngoại bảng
Mô hình tổ chức và chức năng các phòng của chi nhánh
Vào năm 1995 mới chỉ là phòng giao dịch nhưng hiện nay, chi nhánh Hàng Đậu đã trở thành chi nhánh cấp I của NHTMCP Bắc Á và được sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng giám đốc theo mô hình mới nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể mà vẫn dựa trên cơ chế quản lý là chi nhánh cấp I trực thuộc Văn phòng Hội sở chính về nhân sự, điều chuyển vốn, thanh toán, chi trả lương, hành chính, ngân quỹ, v.v.
Nhân sự chi nhánh hiện được tổ chức thành 4 phòng và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc chi nhánh:
Phòng tín dụng (6 người)
Phòng kế toán (5 người)
Phòng tiết kiệm (4 người)
Phòng ngân quỹ (2 người).
Đối với chi nhánh Hàng Đậu, Giám đốc chi nhánh trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của chi nhánh; chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng tài sản an toàn; chịu trách nhiệm trước Giám đốc NHTMCP Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội và trước pháp luật về mọi mặt trong điều hành. Mô hình tổ chức của chi nhánh được sơ đồ hoá như sau:
Giám đốc
Phòng tín dụng
Phòng kế toán
Phòng ngân quỹ
Phòng tiết kiệm
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức tại NHTMCP Bắc Á - Chi nhánh Hàng Đậu
Nguồn: NHTMCP Bắc Á - Chi nhánh Hàng Đậu
Phòng tín dụng có các nhiệm vụ cơ bản là: Khai thác các dự án phục vụ sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế và phục vụ đời sống dân cư. Tổ chức và thực hiện công tác marketing nhằm khai thác các dự án đầu tư, tổ chức khai thác các nguồn vốn thông qua hoạt động tín dụng nhằm tạo nguồn vốn để đầu tư bằng VND và ngoại tệ phục vụ kinh doanh. Nhận cầm cố và chiết khấu giấy tờ có giá. Thông qua hoạt động tín dụng thúc đẩy phát triển hoạt động của các nghiệp vụ khác.
Phòng kế toán và ngân quỹ: Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho các pháp nhân và thể nhân thực hiện thanh toán cho khách hàng. Chi trả kiều hối. Nhận thanh toán, chi trả tiền gửi tiết kiệm cho dân cư. Giải ngân cho khách hàng đối với các hoạt động tín dụng. Nhận bảo quản giấy tờ có giá và tài sản quý cho khách hàng. Chuyển tiền cho hệ thống .
Phòng kế toán và phòng tiết kiệm: Thực hiện chế độ kế toán báo sổ, các quy định về hạch toán kế toán tại chi nhánh, việc hạch toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải tuân theo chế độ kế toán của Nhà nước và chế độ kế toán của NHTMCP Bắc Á, việc mở và quản lý tài khoản cho khách hàng thực hiện theo quy định hiện hành của ngân hàng Bắc Á.
Phòng ngân quỹ: Các nghiệp vụ kho quỹ được thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và của NHTMCP Bắc Á. Kho quỹ phải được đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của của ngân hàng nhà nước. Chi nhánh được quy định tồn quỹ tiền mặt cho phù hợp với thực tiễn và nhu cầu kinh doanh tiền mặt. Nếu vượt mức thì chi nhánh chuyển về nộp chi nhánh thành phố. Chìa khóa kho quỹ được quản lý theo ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status