Một số giải pháp phát triển dịch vụ Bưu phẩm quảng cáo của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp phát triển dịch vụ Bưu phẩm quảng cáo của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƯU PHẨM QUẢNG CÁO 3
1.1 Lý luận về phát triển dịch vụ 3
1.1.1 Khái niệm về phát triển dịch vụ 3
1.1.2 Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp 3
1.2 Lý luận về dịch vụ bưu phẩm quảng cáo 5
1.2.1 Định nghĩa về dịch vụ bưu chính 5
1.2.2 Định nghĩa về dịch vụ Bưu phẩm quảng cáo (BPQC) hay Direct Mail 6
1.2.3 Đặc điểm của dịch vụ BPQC (Direct Mail) 8
1.2.3.1 Đặc điểm của dịch vụ BPQC (Direct Mail) 8
1.2.3.2 Đặc điểm phát triển của dịch vụ Bưu phẩm quảng cáo 10
1.2.4 Phân loại dịch vụ Bưu phẩm quảng cáo 11
1.2.4.1 Phân loại theo công dụng của dịch vụ 11
1.2.4.2 Phân loại theo bộ phận cấu thành dịch vụ 12
1.2.4.3 Phân loại theo mức độ hoàn thiện của dịch vụ 13
1.3 Các nhân tố tác động đến khả năng phát triển dịch vụ BPQC của doanh nghiệp Bưu chính 13
1.3.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp Bưu chính 13
1.3.1.1 Môi trường vĩ mô 13
1.3.1.2 Môi trường ngành ( môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực bưu chính) 15
1.3.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BPQC (Nhân tố quyết định đến khả năng phát triển dịch vụ BPQC của doanh nghiệp bưu chính) .17
1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ BPQC của một số nước trên thế giới và bài học vận dụng cho VNPost 19
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ BPQC của một số nước trên thế giới . 19
1.4.1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 19
1.4.1.2 Kinh nghiệm của Tập đoàn La Poste (Pháp) 20
1.4.1.3 Kinh nghiệm của Mỹ 22
1.4.1.4 Kinh nghiệm của Brazil 22
1.4.2 Một số nhận xét và bài học vận dụng đối với Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam 23
1.4.2.1 Một số nhận xét 23
1.4.2.2 Bài học vận dụng đối với việc phát triển dịch vụ BPQC của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BƯU PHẨM QUẢNG CÁO CỦA TỔNG CÔNG TY BƯU CHÍNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 – 2008 26
2.1 Tổng quan về Tổng công ty Bưu chính Việt Nam 26
2.1.1 Khái quát chung về Tổng công ty Bưu chính Việt Nam: 26
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu: 28
2.1.3 Quyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam 28
2.1.4 Cơ cấu quản lý tổ chức của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam 29
2.1.4.1 Cơ cấu quản lý tổ chức của VNPost 29
2.1.4.2 Các đơn vị thành viên của VNPost 29
2.2 Tác động của các nhân tố bên ngoài đến sự phát triển dịch vụ BPQC của VNPost 31
2.2.1 Môi trường vĩ mô 31
2.2.1.1 Môi trường quốc tế 31
2.2.1.2 Môi trường công nghệ 34
2.2.1.3 Môi trường pháp lý 35
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


kích thước, khối lượng và chủ động được thời gian phát.
Tỷ lệ trích thưởng cao, càng sử dụng nhiều thì chi phí càng thấp nên dễ dàng thu hút những khách hàng lớn.
Tự tổ chức đội ngũ đi phát (tờ rơi quảng cáo, hàng mẫu dùng thử, phiếu thăm dò) nên rất linh hoạt, có thuê lao động thời vụ tập trung phát trong thời gian ngắn như sinh viên, học sinh nên dễ dàng đáp ứng yêu cầu của mọi khách hàng về mặt thời gian. Các tòa soạn báo thường tận dụng đội ngũ phát báo qua Bưu điện, các sạp bán báo để phát tờ rơi, hàng mẫu dùng thử đến những người mua báo, đặt báo nên chi phí rất rẻ.
Thường đảm nhận luôn cả chiến dịch quảng cáo với quy trình khép kín, từ khâu in ấn, lồng gấp phong bì và chuyển phát tới khách hàng (đặc biệt là các tòa soạn báo)
Nhược điểm:
Phạm vi hẹp, chỉ phát trong khu vực nội thành các thành phố lớn
Phát đại trà, không phát theo đối tượng cụ thể nên chi phí cao.
Khâu in ấn, thiết kế phải thuê ngoài nên chí phí cao.
Kiểu đối thủ loại 3 là những đối thủ cạnh tranh rất trực tiếp với VNPost trong cung cấp dịch vụ BPQC nói chung. Có thể kể ra tên tuổi một số đối thủ trong các khâu, đoạn như sau:
- Trong lĩnh vực thiết kế, in ấn các loại ấn phẩm/phong bì: đây là thế mạnh của các công ty quảng cáo, công ty in, công ty chuyên về desing (thiết kế) như Gold Sun, Đất Việt, Công ty giấy Vĩnh Tiến, Thịnh Vượng... Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng tăng nhanh xuất phát từ chính nhu cầu tất yếu của một nền kinh tế thị trường và đang cạnh tranh mạnh với các Chi nhánh Datapost của VPS. Trong Tập đoàn, cũng đang xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các Chi nhánh Datapost với Công ty In Bưu điện
- Lồng gấp: Thường không có các công ty chuyên về lồng gấp, qua khảo sát đây là một dịch vụ bổ sung cho dịch vụ in ấn hay được một số công ty có đội ngũ thiết kế mạnh, có nhu cầu thường xuyên có thể trang bị thêm một máy lồng gấp với chi phí chỉ khoảng 30 triệu đồng (đã xuất hiện ở một số doanh nghiệp tại TP HCM) để tự thực hiện nhiều công đoạn và chỉ chuyển bưu phẩm qua mạng bưu chính công cộng.
- Cung cấp CSDL khách hàng: nắm bắt được xu hướng tất yếu của thị trường và nhu cầu không thể thiếu với nhiều doanh nghiệp, một số công ty cung cấp CSDL địa chỉ đã có cơ hội rất tốt và thu lợi nhuận không nhỏ từ hoạt động này, đó là Công ty Cổ phần Những trang vàng 1 – Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Công ty VDC... Bên cạnh đó, còn có cả các Đài 1080 Bưu điện Thành phố Hà Nội và TP HCM, tuy nhiên, chưa nhiều. Tuy nhiên, thực tế, việc cập nhật các địa chỉ nhìn chung vẫn chưa tốt.
- Các hãng chuyển phát trong lĩnh vực bưu chính, vận chuyển: Viettel, SPT, các công ty chuyển phát tư nhân...
- Các tổ chức cung cấp lao động thời vụ, không chuyên (học sinh, sinh viên...)
Xét về thị phần, quy mô và sự tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh, ta có thể hình dung một cách tương đối thông qua số liệu khảo sát của VNPost như sau:
- Có đến 28,5% khách hàng thường sử dụng phương tiện quảng cáo bằng bưu phẩm trong số các doanh nghiệp có sử dụng phương tiện quảng cáo.
- Trong số 28,5% đó có hơn 1/3 không chọn dịch vụ BPQC của VNPT.
- Các đối thủ cạnh tranh rất trực tiếp với VNPT đều đang hướng tới liên kết, phối hợp hay mở rộng cung cấp cho khách hàng nhiều công đoạn khác nhau của dịch vụ BPQC. Công đoạn chuyển các bưu phẩm ngoại tỉnh là khó cạnh tranh nhất với VNPost, tuy nhiên các đối thủ cũng không nhằm tới vì giá cước của VNPost đã khá cạnh tranh.
Ngược lại, với cước phát bưu phẩm nội tỉnh, VNPost lại bị cạnh tranh với các đối tượng lao động thời vụ do việc thuê các đối tượng này khá dễ dàng, nhanh chóng, tiền công rẻ (thường các công ty trả theo ngày công, giao kết về số lượng bưu phẩm phát đi). Dù tính pháp lý của hình thức này không cao như khi khách hàng sử dụng dịch vụ của VNPost nhưng trong thực tế hình thức này đang lớn mạnh về quy mô, số lượng khi mà hiện nay VNPost cũng chưa thể cam kết với khách hàng về số bưu phẩm phát được đến khách hàng.
Qua phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường dịch vụ BPQC có thể thấy rằng mỗi doanh nghiệp tham gia vào thị trường đều có một lợi thế riêng. Muốn đứng vững được trên thị trường đòi hỏi VNPost phải biết tận dụng lợi thế sẵn có của mình để phát triển dịch vụ BPQC trong điều kiện cạnh tranh.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Trong giai đoạn cải cách và đổi mới kinh doanh bưu chính ở Việt Nam hiện nay, cơ hội mới cho nhiều thành phần kinh tế tham gia là rất nhiều. Đối với dịch vụ BPQC , do khả năng thu được lợi nhuận từ dịch vụ này cao nên không chỉ có các đối thủ như hiện nay mà sẽ có nhiều tổ chức tư nhân, tổ chức nước ngoài tham gia cạnh tranh với VNPost trong việc cung ứng dịch vụ BPQC trọn gói hay chỉ một vài công đoạn của dịch vụ. Ngoài ra các ngành đường sắt, hàng không cũng sẽ cạnh tranh với VNPost trong khâu chuyển phát, vận chuyển sản phẩm dịch vụ.
Các nhà cung cấp cho dịch vụ BPQC
Dịch vụ BPQC chia làm nhiều công đoạn và hiện nay VNPost chưa thể đáp ứng tốt các công đoạn để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, vì vậy VNPost phải sử dụng sản phẩm của một số nhà cung cấp phù hợp với từng công đoạn như:
Trong lĩnh vực thiết kế, in ấn các loại ấn phẩm, phong bì: VNPost có thể dựa vào các nhà cung cấp là các công ty quảng cáo, công ty in, các công ty chuyên về thiết kế như Gold Sun, Đất Việt, công ty giấy Vĩnh Tiến
Lĩnh vực lồng gấp bưu phẩm: có thể dựa vào các tổ chức cung cấp lao động do chưa có công ty nào chuyên về lồng gấp.
Về lĩnh vực cung cấp CSDL khách hàng thì VNPost dựa vào các nhà cung cấp như: Công ty cổ phần Niên giám điện thoại và Trang Vàng 1 – Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổng đài 1080
Trong lĩnh vực chuyển phát, vận chuyển thì nhà cung ứng chủ yếu là các công ty vận chuyển. Đối với vận chuyển trong nước, hãng vận chuyển là Hàng không Việt Nam và đường sắt Việt nam. Đối với vận chuyển quốc tế, nhà cung ứng là các hãng hàng không Việt Nam, các hãng hàng không quốc tế và đường thủy Do phụ thuộc nhiều vào các hãng hàng không, đường sắt nên VNPost không chủ động được lịch trình vận chuyển dẫn tới thời gian chuyển phát bưu gửi bị ảnh hưởng, không đảm bảo đúng tiến độ với khách hàng
Các nhà cung cấp từng khâu dịch vụ cũng trở thành những đối thủ cạnh tranh hiện nay với chính dịch vụ BPQC
Sản phẩm thay thế
Dịch vụ BPQC hiện nay bị cạnh tranh thay thế rất mạnh bởi các phương tiện quảng cáo khác như phát thanh, truyền hình, báo chí, dịch vụ viễn thông (điện thoại, nhắn tin, fax) và công nghệ thông tin như Internet (e-mail), các loại báo điện tử, quảng cáo trực tuyếnCác phương tiện quảng cáo truyền thông này hiện đang phát triển rất mạnh tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng lớn với dịch vụ BPQC của VNPost.
+ Truyền hình, phát thanh: có thể kể đến một số tên tuổi lớn hiện nay như Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện Việt Nam (Đài truyền hình kỹ thuật số VTC) và 64 Đài Truy
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status