Ứng dụng phương pháp DCF trong hoạt động định giá ở Việt Nam hiện nay - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Ứng dụng phương pháp DCF trong hoạt động định giá ở Việt Nam hiện nay



LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I 6
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 6
1.1.Doanh nghiệp và nhu cầu định giá doanh nghiệp 6
1.1.1 Định giá doanh nghiệp là gì? 6
1.1.2 Nhu cầu định giá doanh nghiệp 6
1.1.3 Mục tiêu và yếu cầu của hoạt động định giá doanh nghiệp 7
1.2. Các yếu tố tác động tới giá trị doanh nghiệp 9
1.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 9
1.2.2.Các yếu tố thuộc môi trường ngành 11
1.2.3. Môi trường nội bộ doanh nghiệp 12
1.3. Các phương pháp định giá doanh nghiệp 14
1.3.1.Phương pháp giá trị tài sản ròng 14
1.3.2.Phương pháp định giá chứng khoán 21
1.3.3.Phương pháp định lượng GOODWILL 25
1.3.4.Phương pháp định giá dựa vào chỉ số PER 30
CHƯƠNG II 33
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 33
2.1. Cơ sở pháp lý 33
2.1.1. cách định giá 35
2.1.2. Xử lý các tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp 37
2.1.3. Phương pháp định giá 38
2.1.4. Xác định giá trị đối với quyền sử dụng đất và giá trị lợi thế 40
2.2. Thực trạng hoạt động định giá tại Việt nam hiện nay 42
2.2.1. cách định giá 42
2.2.2. Năng lực định giá 42
2.2.3. Xử lý tồn tại tài chính 44
2.2.4. Phương pháp định giá 46
2.3. Đánh giá tổng quan về hoạt động định giá doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay 59
2.3.1. Những mặt đã làm được 59
2.3.2. Những mặt còn hạn chế 63
2.3.3. Những nhân tố tác động đến hoạt động định giá 65
2.3.4. So sánh giữa hoạt động định giá doanh nghiệp ở nước ta và trên thế giới 68
2.4. Định giá Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk theo phương pháp DCF- Chiết khấu dòng tiền tự do 69
2.4.1. Giới thiệu công ty 69
2.4.2. Phân tích thị trường và phân tích ngành 70
2.4.3. Phân tích môi trường nội bộ 78
2.4.5. Thực hiện quá trình tính giá trị 79
CHƯƠNG III 90
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỔ PHẦN HÓA TẠI VIỆT NAM 90
3.1. Định hướng Cổ phần hóa và công tác Định giá doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần hóa 90
3.1.1. Mục tiêu và định hướng tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 90
3.1.2. Yêu cầu và định hướng công tác định giá doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần hóa 91
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp để CPH ở Việt Nam hiện nay 93
3.2.1. Xây dựng hệ thống lý luận làm nền tảng cho hoạt động định giá doanh nghiệp 93
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành theo một hệ thống 93
3.2.3. Nâng cao hiệu quả của công tác xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp 94
3.2.4. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu 95
3.2.5. Phát triển thị trường chứng khoán 95
3.2.6. Hoàn thiện các phương pháp định giá doanh nghiệp hiện hành 96
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh
Mặc dù cơ chế chính sách tài chính về chuyển đổi DNNN thành Công ty cổ phần đã và đang được hoàn thiện theo hướng tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp cổ phần hóa xử lý mọi tồn tại, lành mạnh hóa tài chính nhưng doanh nghiệp vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong việc xử lý tài chính như sau:
Nợ phải thu khó đòi
Doanh nghiệp nhà nước vẫn còn những khoản nợ phải thu khó đòi chưa được xử lý; các khoản nợ này trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã quan tâm xử lý bằng việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi vào chi phí kinh doanh. Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi tuỳ theo khả năng tổn thất hay đã quá thời hạn cam kết thanh toán. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, mặc dù khoản nợ đó vẫn không có khả năng thu hồi, nhưng không được loại trừ khỏi giá trị tài sản của doanh nghiệp, khoản dự phòng đã trích lập cho khoản nợ này sau khi sử dụng để bù đắp tổn thất cho khoản nợ không có khả năng thu hồi, nếu còn, doanh nghiệp hoàn nhập vào kết quả kinh doanh. Do đó, khoản nợ phải thu khó đòi mặc dù đã được trích lập dự phòng nhưng vẫn được bàn giao sang Công ty cổ phần, khi thực sự không đòi được thì đó là khoản lỗ của Công ty cổ phần phải gánh chịu và không có nguồn bù đắp. Ngoài ra, các quy định về xử lý nợ yêu cầu phải có căn cứ, chứng từ hồ sơ đầy đủ thì mới được xử lý. Trên thực tế, rất khó thực hiện vì đa số các khoản nợ này phát sinh từ rất lâu, những cá nhân liên quan đến các tồn tại về nợ đã thuyên chuyển công tác hay đã nghỉ hưu, việc quy trách nhiệm của tập thể hay cá nhân liên quan gặp khó khăn, không xử lý được. Vì vậy, việc xử lý nợ đã kéo dài tiến trình sắp xếp và cổ phần hóa hay khoản nợ khó đòi đó được chuyển sang Công ty cổ phần tiếp tục xử lý.
Sản phẩm dở dang
Đối với sản phẩm dở dang, công trình đầu tư xây dựng dở dang, theo quy định giá trị được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán. Quy định này trong một số trường hợp có sự bất cập đó là trong các khoản chi phí đã phát sinh có thể có những khoản chi không hợp lý hay có những khoản chi thực tế đã chi nhưng cần xem xét đánh giá lại đó là giá trị quyền sử dụng đất. Ví dụ, một doanh nghiệp X xây dựng một toà nhà để bán. Toà nhà này theo thiết kế là có 10 tầng gồm 30 căn hộ. Doanh nghiệp đã xây xong 10 tầng, trong đó đã hoàn thiện 20 căn hộ. Như vậy, ở đây sản phẩm dở dang được xác định như thế nào ? Phải chăng 10 căn hộ chưa hoàn thiện được coi là sản phẩm dở dang, 20 căn hộ hoàn thiện được coi là thành phẩm (vì sau khi hoàn thiện là sử dụng được ngay). Với việc xác định như trên, tiền sử dụng đất doanh nghiệp đã nộp cho diện tích đất xây dựng toà nhà này phải được tính theo giá trị thị trường và phân bổ vào thành phẩm hoàn thành cũng như 10 căn hộ dở dang còn lại, có như vậy chi phí dở dang mới phản ánh đúng giá trị của khối lượng sản phẩm dở dang. Nếu cho rằng tất cả 30 căn hộ đều là dở dang thì chi phí về đất chỉ tính theo giá trị hạch toán trên sổ, không được đánh giá lại theo giá đất tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Ngược lại, có trường hợp tuy vẫn còn trong giai đoạn xây dựng dở dang nhưng Công ty và người mua nhà đã ký hợp đồng mua bán nhà; người mua nhà nộp tiền theo tiến độ xây dựng hoàn thành, tiền sử dụng đất đã được người mua nhà thanh toán ngay tại thời điểm ký hợp đồng, Công ty kinh doanh nhà đã nộp ngân sách tiền sử dụng đất theo giá ghi trên hợp đồng và người mua nhà đã thanh toán tiền, trong đó có tiền sử dụng đất; đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp công trình chưa hoàn thành, nếu tính giá đất theo giá thị trường có thể cao hơn giá đất tại thời điểm người mua nhà thanh toán, trường hợp này người mua nhà không trả thêm (vì giá trị hợp đồng giữa Công ty kinh doanh nhà và người mua nhà đã được ấn định), Công ty cổ phần kinh doanh nhà sau khi chuyển đổi sẽ phải chịu lỗ khoản tiền đất tính tăng thêm.
2.2.4. Phương pháp định giá
2.2.4.1. Phương pháp định giá theo giá trị tài sản
Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp được cấu thành bởi các khoản mục sau:
Giá trị tài sản hiện vật (TSHH)
Giá trị tài sản bằng tiền
Tài sản ký cược
Quyền sử dụng đất
Nợ phải thu
Chi phí dở dang
Lợi thế kinh doanh (nếu có)
Giá trị đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác
Muốn xác định giá trị doanh nghiệp, ta phải xác định giá trị các yếu tố cấu thành nói trên. Thông tư 126/2004/TT-BTC có quy định rõ cách thức xác định như sau:
Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,...) của doanh nghiệp được xác định như sau:
a. Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.
b. Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng.
c. Các giấy tờ có giá thì xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giấy tờ.
Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị doanh nghiệp được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán sau khi xử lý:
Đối với những khoản nợ phải thu có đủ tài liệu chứng minh không có khả năng thu hồi theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng thì xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xử lý bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành. Phần tổn thất sau khi xử lý doanh nghiệp dùng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi để bù đắp, nếu thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác doanh nghiệp phải tiếp tục đòi nợ hay bán nợ cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp theo giá thoả thuận, không được trực tiếp bán nợ cho khách nợ. Khoản tổn thất từ việc bán nợ được hạch toán vào chi phí kinh doanh.
Đối với các khoản doanh nghiệp đã trả trước cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ như : tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công... nếu đã hạch toán hết vào chi phí kinh doanh, doanh nghiệp đối chiếu hạch toán giảm chi phí tương ứng với phần hàng hoá, dịch vụ chưa được cung cấp hay thời gian thuê chưa thực hiện và hạch toán tăng khoản chi phí trả trước (hay chi phí chờ phân bổ).
Các khoản chi phí dở dang: đầu tư xây dựng cơ bản, sản xuất kinh doanh, sự nghiệp được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán.
Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận.
Giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác được xác định:
a.Giá trị vốn đầu tư dài hạn của công ty nhà nước tại các doanh nghiệp khác được xác định trên cơ sở:
• Giá trị vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp mà công ty nhà nước có đầu tư vốn;
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status