Phân tích tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Phân tích tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh



 
Phần mở đầu 1
Phần I 3
Những cơ sở lý luận về phân tích doanh thu bán hàng ở một doanh nghiệp 3
I-/ Khái niệm doanh thu bán hàng và ý nghĩa của việc phân tích doanh thu bán hàng ở một doanh nghiệp. 3
1-/ Khái niệm doanh thu bán hàng. 3
2-/ ý nghĩa của việc tăng doanh thu án hàng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp thương mại. 4
3-/ ý nghĩa của việc phân tích doanh thu bán hàng. 7
II-/ Nội dung phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng ở một doanh nghiệp. 8
1-/ Phân tích khái quát sự tăng giảm doanh thu qua các năm. 8
2-/ Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo đơn vị trực thuộc. 8
3-/ Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo cách bán. 8
4-/ Phân tích doanh thu bán hàng theo mặt hàng. 8
5-/ Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo thời gian. 8
6-/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu của doanh nghiệp. 9
6.1- Nhóm các nhân tố lượng hóa được. 9
6.1.1 - Sự ảnh hưởng của lượng hàng bán và đơn giá bán đến doanh thu bán hàng. 9
6.1.2 - Sự ảnh hưởng của lao động và năng suất lao động tác động đến sự thay đổi của doanh thu. 10
6.1.3 - Sự ảnh hưởng của khâu lưu chuyển hàng hóa tác động đến sự thay đổi của doanh thu. 11
6.1.4 - Sự ảnh hưởng của số lượng điểm bán hàng, số ngày bán hàng và năng suất bán hàng của mỗi điểm tác động đến sự thay đổi của doanh thu bán hàng. 11
6.2 - Nhóm nhân tố không lượng hóa được. 12
7-/ Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh. 13
8-/ Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo cách thanh toán. 13
III-/ Các phương pháp phân tích doanh thu bán hàng. 14
1-/ Phương pháp so sánh. 14
2-/ Phương pháp loại trừ (hay còn gọi là phương pháp thay thế) 14
3-/ Phương pháp liên hệ cân đối. 16
4-/ Nguồn tài liệu phân tích doanh thu bán hàng 16
Phần II 18
Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng ở công ty tnhh Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh 18
I-/ Khái quát chung tình hình sản xuất và tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh 18
1-/ Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty. 18
2-/ Tổ chức công tác kế toán ở Công ty. 21
3-/ Các hình thức bán hàng tại công ty, thủ tục và chứng từ. 22
3.1- Bán buôn qua kho. 22
3.2 - Bán giao tay ba. 23
3.3 - Bán lẻ hàng hóa. 23
II-/ Phân tích doanh thu bán hàng tại công ty TNHH công ty vật tư thiết bị phụ tùng quảng ninh 24
1-/ Phân tích khái quát sự tăng giảm của tổng doanh thu bán hàng qua một số năm tại công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh 24
2-/ Phân tích chung tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo mặt hàng. 25
3-/ Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ bán 27
4-/ Phân tích doanh thu bán hàng theo cách bán hàng 27
5-/ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng giảm doanh thu. 28
6-/ Phân tích doanh thu bán hàng theo các qúy trong năm 2006. 30
7-/ Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh qua hai năm 2005 - 2006. 32
Phần III 34
một số ý kiến đề xuất nhằm không ngừng tăng doanh thu bán hàng ở công ty TNHH vật tư thiết bị phụ tùng quảng ninh 34
phần kết luận 38
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


sẽ tăng lên và doanh thu bán hàng cũng tăng lên tương ứng. Nhưng khi thu nhập giảm đi thì lập tức cầu về hàng hóa sẽ giảm theo và doanh thu của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu.
- Các chính sách kinh tế của Nhà nước, của các ngành.
Các chính sách này thay đổi trong từng giai đoạn từng thời kỳ, có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp nhưng trên thực tế không ít những chủ trương chính sách đã cản trở, gây nhiều khó khăn lớn cho doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự biến đổi về cung cầu, giá cả thị trường trong và ngoài nước.
Nếu như cung lớn hơn cầu thì hàng hóa trên thị trường sẽ dư thừa làm cho giá cả có xu hướng giảm xuống. Nếu như cung nhỏ hơn cầu hàng hóa sẽ trở lên khan hiếm dẫn đến giá cả tăng lên. Như vậy khi cung lớn hơn cầu thì hàng hóa doanh nghiệp bán ra sẽ tiêu thụ chậm dẫn đến tình trạng dư thừa, ứ đọng kết hợp với giá cả giảm sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm đi và ngược lại.
- Trình độ tổ chức và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đây là yếu tố chủ đạo, đóng vai trò quyết định trong kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Với một đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trên thương trường, có khả năng đưa ra các quyết định đúng đến về các vấn đề như: lựa chọn ngành hàng kinh doanh, thị trường mua bán, thời điểm kinh doanh, tổ chức sắp xếp mọi hoạt động của doanh nghiệp... đó sẽ là tiền đề là cơ sở vững chắc để cho một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
- Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp như địa điểm bán hàng, ngành hàng kinh doanh thuộc ngành hàng độc quyền kinh doanh, uy tín của tập thể hay cá nhân lãnh đạo... tất cả các điều kiện trên đều tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng và thu lợi nhuận cao hơn.
- Những biến đổi, thay đổi về hoạt động chính trị cũng ảnh hưởng gián tiếp đến việc tăng giảm doanh thu của doanh nghiệp.
7-/ Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh.
Hiện nay trong hoạt động kinh doanh ở nước ta ngoài hoạt động kinh doanh thương mại còn có các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh dịch vụ, sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu... Phân tích doanh thu bán hàng theo nghiệp vụ kinh doanh để từ đó. Doanh nghiệp có các biện pháp điều chỉnh các nghiệp vụ kinh doanh hay thúc đẩy các nghiệp vụ kinh doanh có hiệu quả cho việc kinh doanh của Công ty là có lợi nhất.
8-/ Phân tích tình hình thực hiện doanh thu bán hàng theo cách thanh toán.
Do việc thanh toán tiền hàng trong doanh nghiệp được thực hiện theo nhiều cách cho nên việc phân tích doanh thu theo cách thanh toán để nhằm mục đích thấy được tình hình thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp để có những biện pháp, chính sách điều chỉnh và thu hồi nhanh các công nợ để từ đó lựa chọn cách thanh toán cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
III-/ Các phương pháp phân tích doanh thu bán hàng.
1-/ Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất. So sánh trong phân tích doanh thu là đối chiếu các chỉ tiêu doanh thu giữa các kỳ để xác định xu hướng, mức độ biến động của doanh thu. Nó cho phép ta tổng hợp được những nét chung và tách ra được những nét riêng về sự biến đổi của doanh thu trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Vì vậy để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết các vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh.
- Số gốc để so sánh (so sánh định gốc): Tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà ta xác định số gốc để so sánh và do đó có nhiều dạng so sánh khác nhau.
+ So sánh doanh thu thực hiện với doanh thu định mức hay kế hoạch giúp ta đánh giá mức độ biến động của doanh thu so với mục tiêu đã đặt ra.
+ So sánh doanh thu kỳ này với doanh thu kỳ trước (năm trước, qúy trước, tháng trước) giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của doanh thu.
+ So sánh doanh thu của thời gian này với doanh thu cùng kỳ của thời gian trước giúp ta nghiên cứu nhịp điệu thực hiện doanh thu trong từng khoảng thời gian.
+ So sánh doanh thu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương điển hình hay doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp.
+ So sánh doanh thu thực tế với mức hợp đồng đã ký giúp ta biết được khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp.
2-/ Phương pháp loại trừ (hay còn gọi là phương pháp thay thế)
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên doanh thu bán hàng bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của doanh thu bán hàng vừa tính được với trị số của doanh thu bán hàng khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
Sau đây là nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích doanh thu bán hàng.
- Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và thể hiện mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng bằng một công thức nhất định.
- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý.
+ Nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất thay thế sau.
+ Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau.
+ Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.
+ Lưu ý về ý nghĩa kinh kế khi thay thế.
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại.
Chúng ta có thể minh họa phép thay thế liên hoàn bằng ví dụ sau:
m = q * p
m thay đổi do q: Dm = q1p0 - q0p0
m thay đổi do p: Dm = q1p1 - q1p0
Tổng hai nhân tố ảnh hưởng = Dm do q + DM do p.
* Phương pháp số chênh lệch: Đây là phương pháp biến dạng của phương pháp thay thế liên hoàn. Nhưng cách tính đơn giản hơn vf cho phép tìm ngay được kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ kế hoạch của nhân tố đó.
Chúng ta có thể minh họa:
m = T * Sn *
m thay đổi do T: Dm = (T1 - T0) * Sn0 *
m thay đổi do Sn: Dm = (Sn1 - Sn0) * T1 *
m thay đổi do : Dm = (-)* T1 * Sn1
Tổng ảnh hưởng ba nhân tố bằng Dm do T + Dm do Sn + Dm do
Ưu điểm của phương pháp số chênh lệch là khắc phục hạn chế của phương pháp liên hoàn. Có thể tính được sự ảnh hưởng cụ thể từng nhân tố như vậy việc đề xuất biện pháp để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là rất cụ thể. Số liệu giữa các lần thay thế không phụ thuộc nhau vì vậy nếu tính sai hay không tính được một lần thay thế nào đó thì không làm ảnh hưởng đến các lần thay thế khác.
Tuy nhiên ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status