Đánh giá hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Đánh giá hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở Việt Nam



 Chương I : Một số lý luận chung về quỹ tín dụng nhân dân
1.1. Quá trình hình thành và phát triển QTDND 3
1.2. Hoạt động chủ yếu của QTDND 4
 1.2.1. Đối với QTDND cơ sở 4
 1.2.2. Đối với QTDND TW 5
1.3. Sản phẩm và dịch vụ của QTDND 6
 1.3.1. Tiền gửi 6
 1.3.2. Cho vay 6
 1.3.3. Các dịch vụ chuyển tiền 7
1.4. Vai trò của QTDND 7
 1.4.1. Huy động và cung cấp vốn 7
 1.4.2. Xoá đói giảm nghèo, hạn chế tín dụng đen 9
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động QTDND 10
 1.5.1. Các nhân tố chủ quan 10
 1.5.2. Các nhân tố khách quan 12
1.6. Kinh nghiệm các nước 17
 1.6.1. Kinh nghiệm lý luận 17
 1.6.2. Kinh nghiệm triển khai 18
 Chương II : Thực trạng hoạt động của hệ thống QTDND ở Việt Nam
2.1. Khái quát quá trình hoạt động 22
2.2. Thực trạng hoạt động 25
2.3. Đánh giá hoạt động 28
 2.3.1. Những mặt tích cực 28
 2.3.2. Những mặt hạn chế 30
 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 30
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thời gian vay phong phú, đối tượng cho vay phục vụ được nhu cầu đa dạng của dân cả về sản xuất kinh doanh lẫn tiêu dùng (như mua nhà xây dựng sửa chữa nhà ở, phục vụ nhu cầu sinh hoạt khác) thì sẽ giải quyết được vấn đề đầu ra
Chất lượng nhân sự
QTDND phải có đủ cán bộ có năng lực, hiểu biết nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, nhất là những cán bộ có trách nhiệm quản lý và điều hành. Kinh doanh tiền tệ tín dụng là một loại hình kinh doanh phức tạp, đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải thật năng động, nhạy bén với tình hình, tinh thông nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức tốt. ở những địa phương, xét thấy chưa đủ nguồn cán bộ theo tiêu chuẩn và chưa được đào tạo huấn luyện thì chưa thể xây dựng QTD. Kinh nghiệm đã cho thấy: cán bộ là nhân tố rất quan trọng, nếu không nói là quyết định. Không chú ý điều kiện này xây dựng một cách gò ép, hình thức, hay theo phong trào sẽ dẫn đến thất bại.
Kinh doanh tiền tệ thường xuyên phải bảo đảm cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, vốn càng luân chuyển nhanh càng có lãi. Nó không những đảm bảo không bị đọng vốn mà còn phải đảm bảo khả năng thanh toán. Người điều hành QTD phải thật nhạy bén với cơ chế thị trường. Hàng hoá tiền tệ nó khác biệt với bất kỳ loại hàng hoá nào khác. QTD là nguồn đi vay để cho vay nên không thể không để tồn kho nhưng lúc nào cũng phải đủ khả năng thanh toán khi người cho QTD vay có yêu cầu rút tiền, cán bộ điều hành QTD không nắm được yêu cầu đó thì không thể nào đáp ứng yêu cầu.
l Yếu tố trụ sở, phương tiện bảo quản tiền bạc, sổ sách chứng từ
Là đơn vị kinh doanh tiền tệ, là người thủ quĩ của nhân dân nên QTD phải có trụ sở và phương tiện bảo quản tiền bạc, sổ sách, chứng từ. Đây là cơ sở để đảm bảo niềm tin trong nhân dân, dân có tin tưởng mới gửi tiền vào QTD. Trụ sở phải được đặt ở những nơi trung tâm, thuận tiện cho giao dịch, phù hợp với tâm lý đại đa số thành viên. Không chạy theo hình thức nhưng phải bảo đảm khang trang, chắc chắn, an toàn về tài sản. Trong thời gian đầu, bốn điều lệ của QTD còn thấp, các loại quỹ chưa hình thành thì có thể tận dụng trong hoàn cảnh cho phép, nhưng về lâu dài QTD phải xây dưng trụ sở có kho bảo quản tiền bạc, chứng từ, sổ sách.
Địa bàn xây dựng QTD
QTD chỉ nên xây dựng ở những địa phương kinh tế hàng hoá phát triển nghĩa là có khả năng huy đông vốn và có nhu cầu vay vốn. Một khi sản xuất hàng hóa đã phát triển, cơ cấu kinh tế đã thay đổi, các ngành nghề đều phát triển sẽ nảy sinh nhu cầu vay vốn thường xuyên và ngày càng nhiều. Và trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ nảy sinh có những người tạm thời thừa vốn và những người tạm thời thiếu vốn. QTD ra đời sẽ làm nhiệm vụ trung gian, huy động vốn của người thừa vốn cho người tạm thời thiếu vốn vay. Đó chính là điều kiện, tiền đề hình thành và sau khi ra đời, quỹ tín dụng mới có đủ điều kiện và phát triển.
ở những địa phương sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, nhu cầu vay vốn rất ít khả năng vốn tạm thời nhàn rỗi cũng rất hạn chế. ở những địa phương này có hình thành QTD cũng không thể tồn tại và phát triển. Vì mức độ và phạm vi hoạt động bị hạn hẹp không bảo đảm cho QTD kinh doanh có lãi, thu nhập không đủ bù đắp chi phí thì không thể thực hiện được nguyên tắc hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính như cơ chế đã quy định.
1.5.2. Các nhân tố khách quan
Thái độ và chính sách của Nhà nước
Các tổ chức QTDND cũng là những tổ chức kinh tế, là một bộ phận của nền kinh tế nên chịu sự tác động của quan điểm và chính sách từ phía Nhà nước. Nếu Nhà nước nhận thấy lợi ích to lớn mà các QTD đem lại thì sẽ có thái độ ủng hộ, tạo môi trường hoạt động và có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các QTD. Ngược lại nếu các QTD được xem là một nguy cơ gây mất ổn định trong xã hội thì Nhà nước sẽ có thái độ khác và tìm cách kiểm soát chặt chẽ hạn chế và thậm chí cấm các QTDND hoạt động. Do vậy việc xem xét đánh giá đúng và khách quan về các QTD sẽ quyết định tới thái độ và chính sách của Nhà nước tới việc phát triển hay cấm các QTDND hoạt động. Đó là các chính sách về việc đưa ra các khung khổ pháp lý thuận lợi, tạo đất và các sân chơi cho các tổ chức TDHT phát triển, chính sách quản lý giám sát hỗ trợ nguồn vốn, điều kiện cơ sở vật chất và con người, các chính sách miễn giảm hay ưu đãi về thuế, công tác vận động, bảo hiểm, cạnh tranh...Thông qua các chính sách khuyến khích này mà các tổ chức TDHT có thể nhanh chóng phát triển cả về số lượng, chất lượng và qui mô. Như vậy để phát triển các tổ chức TDHT nhà nước có thể đóng vai trò là người khởi xướng việc xây dựng phát triển một hệ thống TDHT thông qua thái độ và chính sách vận động tuyên truyền hỗ trợ của nó.
Quản lý vĩ mô của Nhà nước
- Tạo dựng môi trường và khung khổ pháp lý
Môi trường và khung khổ pháp lý tạo ra sân chơi và đất cho các tổ chức TDHT hoạt động và phát triển. Môi trường pháp lý có lành mạnh, minh bạch và việc thực thi pháp luật có được bảo đảm thì các chủ thể kinh tế mới có thể yên tâm làm ăn. Một sân chơi có bình đẳng, luật chơi có rõ ràng, trọng tài có khách quan mới thu hút được đông người tham gia. Đây thường là công việc của cơ quan lập pháp của các nước. Những lĩnh vực pháp lý chính tạo ra môi trường pháp lý cho các tổ chức TDHT là các qui định luật pháp như Luật hợp tác xã, Luật các tổ chức tín dụng, Luật thương mại. Hai luật quan trọng nhất trực tiếp qui định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức TDHT là Luật hợp tác xã và Luật các tổ chức tín dụng. Nó tạo ra khung khổ pháp lý chính cho các tổ chức TDHT.
- Cấp và thu hồi giấy phép, thanh tra và giám sát.
Khi cho phép mô hình TDHT hoạt động, ngoài việc tạo lập một khung khổ pháp lý và môi trường cho nó hoạt động, Nhà nước còn phải thức hiện việc cấp và thu hồi giấy phép hoạt động, tiến hành thanh tra và giám sát hoạt động của các tổ chức TDHT. Việc cấp và thu hồi giấy phép của Nhà nước thể hiện việc chính thức hoá hay xoá sổ hoạt động của các tổ chức TDHT và qui định luật áp dụng điều chỉnh tương ứng đối với các tổ chức này. Khi đi vào hoạt động, Nhà nước phải thường xuyên thanh tra giám sát hoạt động của các tổ chức TDHT nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong hoạt động của các tổ chức TDHT. Các biện pháp giám sát từ phía Nhà nước mang tính phòng ngừa và bảo vệ này phải phù hợp với các nguyên tắc của thị trường và nguyên tắc hoạt động của tổ chức TDHT. Đây thường là công việc của cơ quan thanh tra các tổ chức tín dụng hay ngân hàng trung ương của các nước. Việc cấp và thu hồi giấy phép hay thanh tra giám sát của các cơ quan hữu trách nếu có phương pháp phù hợp, thực hiện tốt, hiệu quả không gây phiền nhiễu khó khăn cho các tổ chức TDHT sẽ tác động tích cực tới sự phát triển an toàn của từng tổ chức cũng như cả hệ thống các tổ chức TDHT.
Vai trò của quốc tế
Chúng ta ngày nay sống trong một thời kì mà quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia, đặc ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status