Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam



Lời nói đầu 1
Chương 1 3
Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại 3
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM) 3
1.1.1 Khái niệm NHTM. 3
1.1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 4
1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của NHT 6
1.2.1. Dự án đầu tư 6
1.2.2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM 7
1.2.3. Thẩm định Tài chính Dự án đầu tư của NHTM 9
1.2.3.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư 9
1.2.3.2. Nội dung thẩm định của tài chính Dự án Đầu tư 10
1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng. 23
1.3.1. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 23
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. 24
1.3.2.1. Nhóm yếu tố chủ quan 24
1.3.2.2. Các yếu tố khách quan 27
Chương 2 29
Thực trạng chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngoại thương Việt Nam 29
2.1. Khái quát về ngân hàng ngoại thương Việt Nam 29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 29
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 30
2.2.1 Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư 34
2.2.1.1. Những căn cứ để tiến hành công tác thẩm định 34
2.2.1.2. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại VCB 35
2.2.1.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VCB 37
2.2.2. Thẩm định tài chính dự án “Đầu tư mới dây chuyền sản xuất tôn tráng kẽm dạng cuộn và tấm tại công ty Thái Nam.” 43
II. Tài sản cố định 44
III. Tài sản lưu động 45
IV. Cơ cấu tài sản 45
2.3 Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng tại VCB 54
2.3.1. Kết quả đạt được 54
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 59
2.3.2.1 Hạn chế 59
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 62
2.3.2.3. Nguyên nhân khách quan 66
Chương 3 69
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngoại thương Việt Nam 69
3.1. Định hướng trong hoạt động tín dụng của VCB trong thời gian tới. 69
3.1.1. Định hướng chung của VCB 69
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của VCB trong thời gian tới 70
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam 71
3.2.1. Khắc phục nhược điểm trong nội dung thẩm định 72
3.2.1.1.Nâng cao tính chính xác của việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính. 72
3.2.1.2. Cần linh hoạt hơn trong các dự tính mức thay đổi của giá bán sản phẩm 73
3.2.2. Nâng cao hơn nữa trình độ cán bộ và đạo đức nghề nghiệp 74
3.2.2.1. Coi trọng chất lượng công tác tuyển dụng cán bộ 75
3.2.2.2. Bố trí cán bộ một cách hợp lý 75
3.2.2.3. Xây dựng chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ phù hợp 75
3.2.2.4. Có được chế độ đãi ngộ thích hợp 76
3.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin. 77
3.3. Một số kiến nghị 79
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bộ các thông tin mà chủ đầu tư cung cấp (bao gồm các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thông tin về dự án, các yếu tố đảm bảo tiền vay) có hợp lý và đáng tin dậy hay không?
2.2.1.2. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại VCB
Dự án được chủ đầu tư gửi đến Ngân hàng thông qua phòng Đầu tư Dự án. Theo văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quy chế cho vay đối với khách hàng, việc tiếp nhận hồ sơ xin vay, quyết định cho vay, và thanh lý hợp đồng tín dụng được chia làm hai khâu.
- Kiểm tra, thẩm định, theo dõi và hồi vốn.
- Xét duyệt và ra quyết định cho vay.
Ngân hàng Ngoại thương quy định quy trình xét duyệt tín dụng theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm các bên liên đới giữa khâu thẩm định và khâu quyết định cho vay. cụ thể, bộ phận trực tiếp cho vay sẽ kiểm tra toàn bộ những tài liệu mà khách hàng gửi đến, thẩm định tính khả thi, hiệu quả của dự án (chủ yếu xét về hiệu quả kinh tế), khả năng trả nợ của khách hàng, mức độ đảm bảo tiền vay và các yếu tố khác có liên quan. Từ đó đề xuất ý kiến của mình về quyết định tài trợ, sau khi được phê duyệt, ra quyết định bởi cấp có thẩm quyền, nếu đủ điều kiện tài trợ thì tiến hành giải ngân, theo dõi quá trình hoạt động của khách hàng và công việc cuối cùng là thu nợ.
Chức năng ra quyết định tài trợ lại được tách riêng ra khỏi bộ phận thẩm định, việc thông qua quyết định đó thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc hay Giám đốc ra quyết định tài trợ - cấp quyết định tài trợ. Trong các trường hợp cần thiết hay pháp luật có quy định, cấp quyết định có thể thuê cơ quan tư vấn liên quan hay có thể chỉ định một hay một số cán bộ có kinh nghiệm (được gọi là bộ phận tái thẩm định) để tiến hành thẩm định lại dự án, hay thông qua Hội đồng Tín dụng trước khi quyết định cho vay.
Trong các khâu kiểm tra, thẩm định, theo dõi và thu hồi nợ, khâu thẩm định là khâu quan trọng có tính quyết định với chất lượng của khoản cho vay của ngân hàng.
Việc thẩm định, xét duyệt cho vay được dựa trên mức phán quyết và hạn mức tín dụng của các Chi nhánh và Sở giao dịch theo quy định thống nhất từ trước. Hiện nay mức phán quyết và hạn mức tín dụng được quy định cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Mức phán quyết và hạn mức tín dụng của các chi nhánh VCB
Đơn vị: Tỷ VND
Mức phán quyết
Hạn mức 1 lần cho vay trung và dài hạn
Sở giao dịch
160
35
VCB HCM
160
35
VCB HN
70
25
Các chi nhánh khác
50
25
(Nguồn: Tập huấn hướng dẫn tín dụng VCB)
Đối với các dự án với số vốn đầu tư vượt mức phán quyết và hạn mức tín dụng của chi nhánh, chi nhanh đó phải gửi dự án lên trung ương để tái thẩm định.
Một dự án bất kì có thể gửi đến chi nhánh hay gửi trực tiếp lên phòng Đầu tư Dự án tại trung ương để thẩm định. Khi nhận được dự án, cán bộ thẩm định tiến hành các công việc.
Điều tra thực tế: Cán bộ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng xin vay để yêu cầu thêm thông tin cần thiết chưa được trình bày một cách đầy đủ trong hồ sơ xin vay. Thông tin đó có thể là thông tin thêm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành quản lý, các mối quan hệ về cung cấp và các đối tượng khác có quan hệ với chủ dự án hiện nay và trước đây, uy tín của chủ dự án... thông qua đó cán bộ tín dụng sẽ có được cái nhìn tổng quát về tình hình của chủ dự án. Ngoài việc tiếp xúc với chủ đầu tư, cán bộ thẩm định có thể có được các thông tin cần thiết thông qua các nguồn khác như từ phòng thông tin tín dụng, từ các báo, tạp chí chuyên ngành, hay từ các nguồn thông tin khác.
Kiểm tra tính hợp lệ của các hồ sơ về khách hàng, dự án vay vốn và các biện pháp đảm bảo tiền vay.
Trên cơ sở những thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích, tổng hợp và đưa ra kết luận của mình về dự án thông qua Báo cáo thẩm định. Trong bảo Báo cáo thẩm định đó cán bộ thẩm định dự án ghi rõ kết luận kiến nghị có tài trợ hay không, tiếp theo Báo cáo thẩm định được trưởng hay phó phòng Đầu tư Dự án thông qua, nếu dự án được chấp nhận tài trợ thì nó sẽ được trình lên giám đốc chi nhánh hay Tổng giám đốc phê duyệt.
Những dự án vượt quá mức phán quyết của chi nhánh, sau khi dự án được chi nhánh thẩm định sẽ được gửi lên Phòng đầu tư Dự án của trung ương để tái thẩm định. Quyết định có tài trợ hay không được thông qua bởi Hội đồng tín dụng.
Đối với một dự án cho vay trung và dài hạn, các Chi nhánh phải quyết định và thông báo việc cho vay hay không cho vay trong thời gian không quá 45 ngày làm việc kể từ thời điểm Chi nhánh nhận đủ hồ sơ vây vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Chi nhánh.
2.2.1.3. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VCB
Dựa trên hồ sơ mà chủ đầu tư trình lên, Ngân hàng Ngoại thương tiến hành thẩm định những nội dung.
- Thẩm định về tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay
- Thẩm định về mặt kĩ thuật của dự án
- Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh
Xác định công suất của thiết bị có thể đạt được trong thời gian vay ngân hàng: công suất lý thuyết, công suất thiết kế, công suất khả dụng.
Xác định doanh thu theo công suất dự kiến.
Xác định chi phí đầu vào theo công suất có thể đạt được trong thời gian trả nợ.
- Thẩm định điều kiện an toàn vốn vay.
Ngân hàng quy định, để đảm bảo nguyên tắc giá trị tài sản thế chấp lớn hơn số tiền xin vay ít nhất 30% (tùy theo tính chất và độ rủi ro của dự án, tỷ lệ giá trị tài sản thế chấp có thể phải cao hơn mức quy định chung, có thể yêu cầu 50% để đảm bảo khi phát mại có thể thu hồi đủ cả vốn và lãi vay), người đi vay phải cam kết dùng toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới bao gồm toàn bộ văn văn, nhà xưởng, kho tàng, công trình xây dựng, thiết bị máy móc, giá trị thuê đất của dự án,... để thế chấp. Trong trường hợp toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới vẫn không đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn vay, người đi vay phải có tài sản khác kèm theo để thế chấp cho ngân hàng. Trong mọi trường hợp, tổng giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn tổng tiền vay.
- Thẩm định tài chính dự án
Đây là một nội dung được đặc biệt chú trọng trong công tác thẩm định dự án, bởi vì vai trò quan trọng của nó đối với sự thành công trong việc xác định được tính hiệu quả của dự án. Khi thẩm định tài chính dự án, ngân hàng thẩm định các yếu tố sau:
* Tổng vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư bao gồm:
+ Vốn cho xây lắp (bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế, tiền thuê đất,...)
+ Vốn cho thiết bị: bao gồm thiết bị nhập khẩu bằng ngoại tệ, thiết bị mua trong nước, tận dụng thiết bị hiện có,... trường hợp thiết bị nhập khẩu theo cách trả chậm thì cần ghi rõ giá trị và lãi suất hoa hồng trả chậm.
+ Vốn lưu động cho dự án
Nguồn vốn đầu tư
Các nguồn có thể tài trợ cho dự án có thể là
+ Vốn tự có của chủ dự án
Đối với các dự án mới NHNT chỉ xem xét cho vay đối với các dự án có...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status