Một số vấn đề trong công tác thanh toán bù trừ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề trong công tác thanh toán bù trừ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp



 
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: 3
những vấn đề cơ bản về thanh toán và thanh toán qua lại giữa các ngân hàng 3
I. Cơ sở lý luận về thanh toán và thanh toán qua lại giữa các ngân hàng. 4
1. Một số vấn đề chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường. 4
2. Sự cần thiết khách quan của các quan hệ thanh toán qua lại giữa các ngân hàng. 5
II. Các cách thanh toán qua lại giữa các ngân hàng quy định chung về thanh toán bù trừ điều kiện để tham gia thanh toán bù trừ. 6
Phần II 12
Thực trạng của vấn đề thanh toán bù trừ tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 12
I. Một số kết qủa trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 13
1. Công tác nguồn vốn. 13
2. Công tác sử dụng vốn 14
3. Công tác kế toán, thanh toán, thông tin kinh tế: 15
II. Thực trạng công tác thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 15
2. Doanh số thanh toán chung của chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua 6 tháng cuối năm 1999 và 6 tháng cuối năm 2000. 18
3. Một số nghiệp vụ trong thanh toán bù trừ tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 19
PHẦN III: 27
MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC THANH TOÁN 27
BÙ TRỪ 27
KẾT LUẬN 30
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thanh toán giữa các ngân hàng phát triển trên cơ sở là các nghiệp vụ tổ chức điều hoà, nghiệp vụ tập trung và phân phối của các Bộ, các Ngành và đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau có quan hệ thanh toán với nhau.
2. Sự cần thiết khách quan của các quan hệ thanh toán qua lại giữa các ngân hàng.
Trong nền thị trường luôn có sự chuyển vốn giữa các ngành, các cấp, giữa các đơn vị chủ quản với các đơn vị cơ sở luân chuyển vốn từ ngân sách Trung ương đến ngân sách địa phương. Tất cả những yêu cầu khách quan này đòi hỏi các ngân hàng phải làm đúng và tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.
Thanh toán qua lại giữa các ngân hàng là một khâu, một mắt xích quan trọng trong chu trình thanh toán không dùng tiền mặt, nếu các mối quan hệ đó được thực hiện tốt làm cho các khoản thanh toán của khách hàng được nhanh chóng, chính xác và an toàn góp phần giảm lượng tiền mặt trong lưu thông từ đó làm giảm tốc độ lạm phát, giảm chi phí in ấn, bảo quản, vận chuyển... Thanh toán nhanh gọn rất có ý nghĩa với khách hàng vì chu kỳ sản xuất sẽ ngắn đi, vốn quy vòng lại nhanh hơn do vậy hiệu quả kinh doanh lại cao hơn.
Đối với nền kinh tế làm tốt công tác thanh toán qua lại giữa các ngân hàng là góp phần giúp các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế có điều kiện mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá đẩy nhanh vật tư, chu chuyển vốn tạo điều kiện, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vì công tác thanh toán qua lại giưa các ngân hàng có ý nghĩa quan trọng nên để làm tốt công tác này thì đòi hỏi ngân hang phải cải tiến thể lệ, chế độ thanh toán kinh doanh thương mại cho phù hợp với yêu cầu của việc trao đổi thanh toán hàng hoá dich vụ của toàn xã hội, tăng cường trang thiết bị kỹ thuật phục vụ thanh toán nhanh chóng, chính xác cần cải tiến việc điều hành và quản lý vốn trong ngân hàng thì sẽ làm cho hoạt động ngân hàng phát triển phong phú cả về trình độ và cơ sở vật chất kỹ thuật.
II. Các cách thanh toán qua lại giữa các ngân hàng quy định chung về thanh toán bù trừ điều kiện để tham gia thanh toán bù trừ.
a. Các phương pháp thanh toán qua lại giữa các ngân hàng
Để phù hợp với đặc điểm và tính chất của hoạt động ngân hàng trong thị trường hiện nay tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã áp dụng các cách sau:
- Thanh toán bù trừ
- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi các ngân hàng Nhà nước
- Mở tài khoản tiền gửi ở ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để thanh toán.
- Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi giữa các ngân hàng có liên quan
Do phạm vi nghiên cứu tron chuyên đề này tui chỉ trình bày một số vấn đề về công tác thanh toán bù trừ.
Thanh toán bù trừ là một cách thanh toán vốn không phải thu về hay chi trả từng khoản tiền từ ngân hàng này đến ngân hàng kia và ngược lại mà ngân hàng chủ trì dựa vào bản kê mẫu 14 của các ngân hàng thanh viên mà hạch toán số chênh lệch phải thu hay phải trả của các ngân hàng thanh viên trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ và mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước. Sau phiên giao dịch, ngân hàng chủ trì dựa vào các bảng kê mà ngân hàng thành viên nộp vào sẽ liệt kê. Nếu tổng giá trị phải nhỏ hơn tổng giá trị phải thu thì ngân hàng chủ trì sẽ ghi “ Có” vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thành viên của ngân hàng thành viên đó và ngược lại nếu tổng giá trị phải trả lớn hơn tổng giá trị được thu thì ngân hàng chủ trì sẽ ghi “Nợ “ tài khoản tiền gửi ngân hàng thành viên.
- Trong thanh toán bù trừ ngân hàng có thể dùng các cách thanh toán kinh doanh thương mại để dùng trong thanh toán qua lại giữa các ngân hàng nói chung và thanh toán bù trừ nói riêng như hình thức:
- Thanh toán bằng séc: Séc cá nhân, séc chuyển khoản, séc bảo chi
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu.
- Thanh toán bằng tiền tín dụng
- Chuyển tiền bằng séc chuyển tiền.
a.1. Thanh toán bằng séc.
Thanh toán bằng séc theo chế độ nghị định 30/CHI PHí của Chính phủ và thông tư 07 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước thì : Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu do ngân hàng Nhà nước quy định. Yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc của người cầm séc.
+ Thanh toán bằng séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản do chủ tài khoản phát hành để trả trực tiếp cho người thụ hưởng. Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng thanh toán trong phạm vi giữa hai đơn vị mở tài khoản ở cùng một ngân hàng hay khác ngân hàng nhưng phải nằm trên cùng địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ giao nhận chứng từ trực tiếp.
Séc chuyển khoản được thanh toán theo nguyên tắc ghi “ Nợ trước, “Có” sau, ngân hàng can cứ vào tờ séc của chủ tài khoản phát hành ngân hàng ghi “ Nợ” vào tài khoản của đơn vị phát hành séc trước khi ghi “ Có” vào tài khoản của đơn vị thụ hưởng.
+ Thanh toán séc bảo chi
Séc bảo chi là séc được ngân hàng hay kho bạc đảm bảo chi trả cho người phát hành séc phải lưu ký trước một số tiền vào tài khoản riên để ngân hàng hay kho bạc Nhà nước làm thủ tục bảo chi trước khi giao séc cho người bán hay đơn vị thụ hưởng.
Séc bảo chi được áp dụng trong phạm vi các đơn vị thanh toán với nhau mở tài khoản ở cùng một ngân hàng, khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống, nếu khác ngân hàng, khác hệ thống nhưng phải cùng trên địa bàn có tham gia thanh toán bù trừ.
a.2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Uỷ nhiệm chi là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu của ngân hàng ấn hành, yếu cầu ngân hàng phục mình trích tài khoản tiền gửi hay tài khoản cho vay của mình để chi trả cho bên thụ hưởng về các khoản tiền hàng hoá, dịch vụ của chuyển vốn trong cùng hệ thống hay hệ thống trong cùng tỉnh hay ngoại tỉnh.
Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi được áp dụng rộng nhưng luôn phải ghi “ Nợ” trước “ Có “ sau.
a.3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa người mua và người bán trên cơ sở hợp động kinh tế hay đơn đặt hàng sau khi hoàn thành việc giao hàng hay cung ứng dịch vụ cho người mua thì người bán sẽ lập 4 liên uỷ nhiệm thu gửi tới ngân hàng phục vụ mình để uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ số tiền hàng hoá dịch vụ đó theo chứng từ, hàng hoá hợp lệ, hợp pháp. Sau khi nhận được 4 liên uỷ nhiệm thu ngân hàng bên mua sẽ trích tài khoản của đơn vị mua hàng trả cho bên bán hoàn tất việc thanh toán.
a.4. Thanh toán bằng thư tín dụng
Thanh toán bằng thư tín dụng để thanh toán tiền hàng hoá trong điều kiện bên bán đòi hỏi phải có đủ số tiền để chi trả ngay và phù hợp với tổng số tiền hàng đã giao theo hợp đồng củ đơn đặt hàng đã ký.
Khi có nhu cầu thì bên mua làm đơn xin mở tiền tín dụng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi hay tiền vay ngân hàng số tiền bằng tổng giá trị hàng hoá đặt mua để lưu ký vào tài khoản riêng (TK đảm bảo thanh t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status