Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, chi nhánh Hai Bà Trưng - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, chi nhánh Hai Bà Trưng



DANH MỤC CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1.1. Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế đối với ngân hàng thương mại 9
1.1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế 9
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng Thương mại 10
1.2. Thanh toán quốc tế theo cách TDCT - cách thanh toán phổ biến nhất 11
1.2.1. Các bên tham gia trong cách TDCT 11
1.2.2. Nội dung của cách TDCT 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT theo cách TDCT 19
1.3.1. Các nhân tố chủ quan 20
1.3.2. Các nhân tố khách quan 22
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG VPBANK CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 25
2.1. Khái quát Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam 25
2.1.1. Giới thiệu tổng quát 25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 26
2.2. Thực trạng hoạt động TTQT theo cách TDCT tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chi nhánh Hai Bà Trưng 28
2.2.1. Thanh toán L/C hàng nhập khẩu 28
2.2.2. Thanh toán L/C hàng xuất khẩu 33
2.3. Đánh giá chung hiệu quả hoạt động TTQT theo cách TDCT tại Ngân hàng VPBank 37
2.3.1. Những kết quả đạt được 37
2.3.2. Những tồn tại trong hoạt động TTQT theo cách TDCT tại Ngân hàng VPBank và nguyên nhân 38
Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THEO PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 40
3.1. Định hướng phát triển của VPBank 40
3.2. Giải pháp phát triển hoạt động TTQT theo cách TDCT tại Ngân hàng VPBank 41
3.2.1. Đa dạng hoá các loại hình L/C sử dụng 41
3.2.2. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C 42
3.2.3. Mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo cách TDCT. 43
3.2.4. Thực hiện các chính sách khách hàng phù hợp 45
3.2.5. Đẩy mạnh công nghệ tin học, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng 46
3.2.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 47
3.2.7. Thiết lập rộng rãi các chi nhánh và ngân hàng đại lý 48
3.3. Kiến nghị 48
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 48
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 48
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng VPBank 49
Kết luận 52
Danh mục tài liệu tham khảo 53
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động ngoại thương của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó. Nhiệm vụ của chính sách ngoại thương là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng kéo theo sự phát triển của các lĩnh vực khác: như đầu tư quốc tế, TTQT , bảo hiểm…Đối với TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo cách tín dụng chứng từ nói riêng, việc phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại có một ý nghĩa to lớn. Việc phát triển của kinh tế đối ngoại đặc biệt là ngoại thương làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ với các quốc gia khác. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các nghiệp vụ TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo cách tín dụng chứng từ nói riêng. Hơn thế nữa, kinh tế ngoại thương phát triển sẽ yêu cầu nhiều loại hình dịch vụ TTQT trong đó có TTQT theo cách tín dụng để đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của nó.
b/ Môi trường kinh doanh
Hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động chụi nhiều ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội. Các doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm những thị trường có độ an toàn, đó là do hoạt động thương mại quốc tế là hoạt động phức tạp, chụi tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, khi các yếu tố đó ổn định các doanh nghiệp thấy được quyền lợi của họ được đảm bảo, sẽ tạo niềm tin cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh tại nước đó, làm tăng nhu cầu thanh toán L/C, và ngược lại.
Bên cạnh đó hành lang pháp lý, văn bản hướng dẫn thanh toán quốc tế có phân định rõ ràng lợi ích nghĩa vụ hợp pháp của các bên tham gia xuất nhập khẩu sẽ tạo niềm tin cho cả người nhập khẩu và người xuất khẩu, khuyến khích thanh toán quốc tế phát triển.
c/ Sự biến động của tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này được biểu hiện bằng đơn vị đồng tiền nước khác.
Trong hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ, có qui định đồng tiền nào dùng thanh toán và thời gian thanh toán. Vì thế, trong thời gian thanh toán, nếu tỷ giá thay đổi tăng hay đồng nội tệ giảm giá trị, khi đó người nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do phải mua ngoại tệ với giá cao và xu hướng là người nhập khẩu sẽ hạn chế mở L/C nhập nhằm giảm bớt chi phí do mua với giá cao, kết quả là L/C nhập khẩu giảm. Ngược lại, khi tỷ giá giảm, đồng nội tệ tăng giá, nhu cầu mở L/C nhập khẩu tăng.
Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm. Sự biến động lên xuống của nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong nền kinh tế thế giới trong đó có hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo cách tín dụng chứng từ nói riêng của ngân hàng.
Kết luận chương 1: Chương một đã trình bày những lý luận cơ bản về TTQT nói chung: khái niệm, vai trò, nhân tố tác động, các phương tiện và cách TTQT. Đây là cơ sở cho những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động TTQT theo cách TDCT tại VP Bank, để từ đó tìm ra những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong hoạt động TTQT theo cách TDCT tại VP Bank.
Chương 2
Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo cách tín dụng chứng từ tại ngân hàng VPBANK chi nhánh Hai bà Trưng
2.1. Khái quát Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu tổng quát
VP Bank được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH - GP của Thống đốc NHNN Việt Nam, cấp ngày 12/8/1993 với thời gian hoạt động là 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4/9/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ - UB ngày 4/9/1993.
Vốn điều lệ khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó VP Bank tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND theo quyết định số 193/QĐ - NH5 ngày 12/9/1994 và tăng lên 174,9 tỷ VND theo quyết định số 53/QĐ - NH5 ngày 18/3/1996 của NHNN tương đương 174.900 cổ phiếu của 97 cổ đông.
Khởi đầu với vốn điều lệ 20 tỷ, sau đó , do nhu cầu phát triển , theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến nay (tháng 4 năm 2007) , VPBank đã quyết định tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ lên 1500 tỷ. Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 1000 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%), thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của VPBank.
Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc. Năm 2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An); Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Bình Dương; Đồng Nai, Kiên Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên tòan Hệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mở thêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản; Công ty Chứng khoán VPBank. Quan hệ quốc tế của ngân hàng được mở rộng. Hiện nay, ngân hàng có quan hệ đại lý với 450 ngân hàng đại lý của 120 nước trên thế giới. Sự mở rộng mối quan hệ này giúp cho ngân hàng ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cũng được ngân hàng quan tâm và từng bước thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Là một NHTM cổ phần, cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank được tổ chức theo mô hình của một công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp. Ngân hàng Thương mại Cổ phân Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của Ngân Hàng Thương Mại (Nghị Định 49/2000/NĐ - CP ngày 12/09/2000 của Chính Phủ và các hướng dẫn về các tổ chức và hoạt động của hội đồng quản trị; ban kiểm soát; Tổng giám đốc Ngân Hàng Thương mại cổ Phần Nhà nước và Nhân dân (Quyết định 1087/QĐ - NHNN ngày 27/08/2001 của Ngân Hàng Nhà nước)
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của ngân hàng . Hội đồng quản trị của VPBank gồm 6 thành viên, họp định kỳ hàng quý, có quyền nhân danh ngân hàng để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của ngân hàng. HĐQT có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho Ngân Hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho ban điều hành. Hội đồng chỉ đạo và giám sát hoạt động của ban điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng thành lập như Ban kiểm tra - kiểm soát nội bộ, Hội đồng tín dụng, Hội đồng qu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status