Mở rộng và hoàn thiện dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Mở rộng và hoàn thiện dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội



 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN 3
1.1.1 Quá trình hình thành thẻ thanh toán 3
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thẻ thanh toán 4
1.1.2.1 Khái niệm, bản chất thẻ thanh toán 4
1.1.2.2. Mô tả về mặt kỹ thuật 5
1.1.2.3. Phân loại thẻ thanh toán 7
1.1.3. Vai trò và lợi ích của thẻ thanh toán 13
1.1.3.1.Vai trò của thẻ thanh toán 13
1.1.3.2. Lợi ích của thẻ thanh toán 13
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15
1.2.1.Hoạt động kinh doanh thẻ 15
1.2.1.1. Các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán thẻ 15
1.2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong phát hành và thanh toán thẻ 21
1.2.1.3. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc phát hành thẻ 24
1.2.1.4.Quy trình thanh toán thẻ 26
1.2.1.5.Rủi ro trong phát hành và thanh toán thẻ 27
1.2.1.6. Thu nhập và chi phí trong kinh doanh thẻ 30
1.2.2. Phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán 33
1.2.2.1. Khái niệm chung về phát triển dịch vụ thẻ 33
1.2.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện và phát triển dịch vụ thẻ 33
1.4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ 39
1.4.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường thẻ trên thế giới 39
1.4.2. Bài học kinh nghiệm 42
1.4.2.1. Trung Quốc 42
1.4.2.2. Thái Lan 43
1.4.2.3. Malaysia 43
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI 46
2.1 VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG THẺ Ở VIỆT NAM 46
2.1.2. Đặc điểm thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam 47
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ Ở NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI 53
2.2.1 Lịch sử hình thành 53
2.2.2. Hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 55
2.2.3. Đánh giá chung về dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 81
2.2.3.1. Những kết quả đạt được 81
2.2.3.2. Hạn chế, tồn tại của dịch vụ thanh toán thẻ 84
2.3.1. Tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong nền kinh tế 89
2.3.2. Cơ sở kỹ thuật và công nghệ 90
2.3.3. Công tác quảng bá tới người sử dụng còn hạn chế 91
2.3.4. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện 91
2.3.5. Rủi ro trong kinh doanh 92
2.3.6. Môi trường cạnh tranh 92
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI 94
3.1 ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI 94
3.1.1. Quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước và ngành ngân hàng đối với việc phát triển công nghệ nói chung và công nghệ ngành ngân hàng nói riêng. 94
3.1.2. Dự báo xu hướng phát triển của thị trường thẻ ở nước ta 96
3.1.3. Định hướng chiến lược kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội. 97
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI 106
3.2.1.Giải pháp vi mô từ phía Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội 106
3.2.1.1. Tăng cường các biện pháp Marketing 106
3.2.1.2.Phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ 107
3.2.1.3.Đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 108
3.2.1.4.Giải pháp về thanh toán, phát triển tài khoản cá nhân. 108
3.2.1.5.Giải pháp quản trị và giảm thiểu rủi ro 109
3.2.1.6. Đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh thẻ 111
3.2.2.Các giải pháp vĩ mô 111
3.2.2.1.Môi trường pháp lý 111
3.2.2.2.Môi trường kinh tế chính trị xã hội 112
3.2.2.3.Môi trường kỹ thuật công nghệ 113
3.2.2.4. Các đơn vị thuộc ngành tài chính cần tích cực phát triển và chấp nhận dịch vụ ngân hàng hiện đại. 113
3.2.2.5 Nhà nước cần có chính sách tài chính thích hợp khuyến khích các NHTM phát triển mạnh các dịch vụ tài chính-ngân hàng. 114
3.2.2.6. Nâng cao khả năng hợp tác giữa các NHTM trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. 114
3.2.2.7.Giải pháp từ phía NHNNN 115
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA 116
3.3.1. Kiến nghị với Chính Phủ 116
3.3.1.1. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm 117
3.3.1.2. Đầu tư kỹ thuật và hạ tầng cơ sở 117
3.3.1.3. Hoàn thiện môi trường pháp lý, hoà nhập với các thông lệ chung quốc tế. 118
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước và các bộ Ngành liên quan 118
3.3.3. Kiến nghị đối với hiệp hội các Ngân hàng 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tạo sức ép ngược lên các đơn vị phải chấp nhận thanh toán thẻ. Từ nhu cầu của khách hàng, các đơn vị sẽ thấy được tính cần thiết và tiện lợi của dịch vụ thẻ và chắc chắn mảng thị trường này sẽ tăng trưởng nhanh và là một nguồn thu nhập ổn định cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thẻ trên thị trường.
Chủ thẻ
Thị trường Việt Nam với hơn 80 triệu dân là một thị trường tiềm năng đối với bất cứ một sản phẩm dịch vụ cá nhân nào. Tuy vậy, nhu cầu của dân cư cũng hết sức đa dạng, tâm lý người Việt Nam không thích đi vay để tiêu dùng đã gây không ít khó khăn cho việc phát triển chủ thẻ trong những năm trước kia.
Habubank trong chiến lược khách hàng của mình chú trọng vào những khách hàng có thu nhập trung bình trong khu vực thành thị. Đối tượng thu nhập trung bình này hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong dân cư thành thị. Tuy nhiên đây cũng là chiến lược khách hàng của một số ngân hàng TMCP khác và thâm nhập mở rộng được vào đoạn thị trường này là một trong những thành công của Ngân hàng á Châu (ACB). Ngược lại VCB lại chú trọng vào những khách hàng lớn, trung thành, chủ yếu là những người thường xuyên đi nước ngoài, những người có thu nhập cao, có điều kiện tiếp xúc với các thương phẩm điện tử.
Cùng với việc VCB đưa thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 và hệ thống giao dịch tự động ATM ra thị trường vào đầu năm 2002, thị trường thẻ Việt Nam từ đó đã có hướng phát triển mới phù hợp với nhu cầu của mọi tầng lớp dân cư. Cuối năm 2003, VCB đã có hệ thống sản phẩm thẻ tương đối đầy đủ, phục vụ nhu cầu của mọi đối tượng. Với những tiện ích to lớn của dịch vụ thẻ, chắc chắn số lượng chủ thẻ sẽ bùng nổ trong những năm tới.
Các đối tác
Lợi ích của dịch vụ thẻ mang lại không chỉ cho các ngân hàng thực hiện dịch vụ thẻ và khách hàng mà còn là cơ hội tốt cho các đối tác khác nhau của các ngân hàng.
Với các công ty cung ứng hàng hoá cho một số lượng lớn người tiêu dùng, tham gia dịch vụ thẻ đem lại nhiều lợi ích cho họ. cách thanh toán tự động bằng thẻ qua hệ thống ATM như Bưu điện và các Công ty bảo hiểm, Điện lực, Nước, Các công ty lớn về trả lương qua tài khoản cho nhân viên… cho phép các công ty tiết kiệm chi phí về nhân công, giảm rủi ro và chi phí quản lý tiền mặt, đồng thời đem lại tiện ích mới cho khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Một cách kết hợp giữa ngân hàng và các công ty đang được sự chú ý của các bên như phát hành thẻ liên kết Vietcombank - Vietnam Airlines - American Express: thẻ tín dụng Bông Sen Vàng trên thị trường Việt Nam. Ngân hàng Habubank cũng luôn cố gắng tạo ra nhiều ưu đãi nhất cho chủ thẻ của mình bằng việc tạo sự thuận tiện khi mua sắm và thanh toán qua POS với mạng lưới điểm chấp nhận thanh toán rộng rãi như liên kết với công ty Đá quí và nữ trang Thần châu Ngọc Việt, công ty vàng bạc đá quí Bảo Tín Minh Châu… Ngân hàng ACB đã triển khai khá thành công các chương trình thẻ liên kết với một loạt công ty như Taxi Mai Linh, hệ thống siêu thị Miền Đông… Với thẻ liên kết cả Ngân hàng và công ty đều tăng cường được thương hiệu, tận dụng được mạng lưới phân phối và cơ sở khách hàng của nhau đồng thời đem lại cho khách hàng nhiều ưu đãi riêng có của các bên. Chính những ưu đãI do các công ty mang lại tạo nên tính định hướng khách hàng cao của thẻ liên kết, khiến thẻ liên kết trở thành một sản phẩm hết sức hữu hiệu để xâm nhập những đoạn thị trường có đặc thù.
Không chỉ các công ty mà cả các ngân hàng chưa có triển khai dịch vụ thẻ cũng trở thành đối tác của các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thẻ qua sức ép từ phía khách hàng. Như việc các ngân hàng TMCP kết nối mạng lưới với VCB, thực chất là VCB đã cung ứng dịch vụ thanh toán và phát hành thẻ cho khách hàng thông qua đối tác là các ngân hàng đó.
Mức phí
Giá cả, chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của khách hàng. Vì vậy, để mở rộng thị phần và lôi kéo khách hàng, ngân hàng cần tập trung vào việc đưa ra các sản phẩm chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn hay có tỷ lệ chất lượng, giá cả phù hợp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Phí thường niên: Có thể coi là giá của việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ. Tuy mức chi phí này được tính cả năm và không cao nhưng nó cũng là một trong những yếu tố tạo nên tính cạnh tranh của một ngân hàng, nên các ngân hàng luôn cố gắng để mức phí này trở nên linh hoạt.
Bảng: Phí thường niên của HBB và ACB
Đơn vị: VNĐ/thẻ
Phí khác: Không chỉ có phí thường niên, các loại phí khác phát sinh trong quá trình sử dụng và thanh toán thẻ so với các ngân hàng phát hành cũng là chủ đề quan tâm tạo nên sức cạnh tranh về giá cả dịch vụ của nghiệp vụ này.
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ở Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội
2.2.1 Lịch sử hình thành
Habubank là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Việt Nam được thành lập từ năm 1989 với mục tiêu ban đầu là hoạt động tín dụng và dịch vụ trong lĩnh vực phát triển nhà. Tiền thân của Habubank là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam kết hợp với các cổ đông bao gồm Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và một số doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quản lý nhà và du lịch. Nhìn lại hơn 17 năm hoạt động, ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã trảI qua những mốc phát triển sau:
Ngày 30/12/1988 Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 139 NH/QĐ ban hành “Điều lệ ngân hàng phát triển nhà thành phố Hà Nội”.
Ngày 31/12/1988 UBND thành phố Hà Nội ra quyết định cho phép ngân hàng phát triển nhà thành phố Hà Nội có tên gọi là Habubank được phép hoạt động kinh doanh từ ngày 2/1/1989.
Ngày 22/3/1989 Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư xây dựng Việt Nam giao cho ông giám đốc Ngân hàng đầu tư xây dựng Hà Nội chọn và cử một số cán bộ sang công tác tại Habubank từ ngày 1/4/1989.
Đại hội đồng cổ đông lần 1 của ngân hàng cổ phần nhà đã được nhóm họp chính thức thông qua điều lệ, bầu hội đồng quản trị và thông qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chính thức khai trương hoạt động của ngân hàng phát triển nhà Hà Nội, tiền thân của ngân hàng cổ phần nhà ngày nay.
Thực hiện pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính do chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ban hành, ngân hàng nhà đã được cấp giấy phép hoạt động ngày 6/6/1992, theo đó ngân hàng được mang tên “Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội”,với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng, Habubank được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng trong 99 năm. Hội sở chính tại B7, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Tháng 10 năm 1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng thực hiện thêm một số hoạt động kinh doanh ngoại tệ gồm tiền gửi, tiết kiệm, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1995 đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý trong chính lược kinh doanh của Habubank với việc chú trọng mở rộng các hoạt động thương mại nhằm vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân và tổ chức tài chính khác bên cạnh việc thực hiện các hoạt động hỗ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status