Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xuất – Nhập khẩu Tổng hợp ngành muối - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Xuất – Nhập khẩu Tổng hợp ngành muối



 
 
 
 Lời nói đầu 01
 PHẦN I
 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 03
I. VỊ TRÍ CỦA TSCĐ HỮU HÌNH VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN 03
1. Khái niệm, Vai trò và đặc điểm của TSCĐ hữu hình 03
2. Phân loại TSCĐ 06
3. Tính giá TSCĐ 09
4. yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ 12
II. HẠCH TOÁN CHI TIẾT TSCĐ HỮU HÌNH 13
III. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TĂNG, GIẢM TSCĐ HỮU HÌNH 15
1. tài khoản sử dụng 15
2. Phương pháp hạch toán 17
IV. HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ HỮU HÌNH 22
1. Tài khoản sử dụng 22
2. Phương pháp hạch toán 27
V. HẠCH TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ HỮU HÌNH 29
 PHẦN II
 THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP NGÀNH MUỐI 32
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SX - KD CỦA CÔNG TY XUẤT - NHẬP KHẨU TỔNG HỢP NGÀNH MUỐI 32
1. lịch sử hình thành và phát triển 32
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 35
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XUẤT - NHẬP KHẨU TỔNG HỢP NGÀNH MUỐI 39
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 39
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 41
III. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY XUẤT - NHẬP KHẨU TỔNG HỢP NGÀNH MUỐI 45
IV. HẠCH TOÁN KHẤU HAO TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY XUẤT - NHẬP KHẨU TỔNG HỢP NGÀNH MUỐI
 65
V HẠCH TOÁN SỬA CHỮANH TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY XUẤT - NHẬP KHẨU TỔNG HỢP NGÀNH MUỐI 68
 PHẦN III
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY XUẤT - NHẬP KHẨU TỔNG HỢP NGÀNH MUỐI 75
I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY XUẤT - NHẬP KHẨU TỔNG HỰOP NGÀNH MUỐI 75
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCHTOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY XUẤT - NHẬP KHẨU TỔNG HỢP NGÀNH MUỐI 80
 Kết luận 87
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g pháp khấu hao theo tỷ số năm :
Theo phương pháp tính khấu hao này, mức tính khấu hao năm được tính dựa trên cơ sở tỷ lệ khấu hao mỗi năm.
Tỷ lệ khấu hao mỗi năm được xác định theo công thức :
Trong đó : - Tkt là tỷ lệ khấu hao năm
- T là thời gian sử dụng TSCĐ
- t là thời điểm còn tính khấu hao
Trong thời đại ngày nay, việc sử dụng khấu hao nhanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh khỏi sự hao mòn vô hình. Nhưng doanh nghiệp phải xem xét, đánh giá một cách cụ thể là những tài sản hay nhóm TSCĐ nào mới được thực hiện theo phương pháp này.
Qua những phương pháp tính khấu hao đã trình bày ở trên, ta thấy mỗi phương pháp tính khấu hao sẽ mang lại cho ta chi phí khấu hao khác nhau, đồng thời mỗi phương pháp này đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy, tuỳ từng trường hợp vào phương pháp hạch toán cũng như quy mô của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp nào hữu hiệu nhất. Việc lựa chọn một phương pháp khấu hao có liên quan đến việc kết hợp chi phí và thu nhập sao cho phản ánh được thu nhập và báo cáo tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
Theo qui định chung, để đơn giản cách tính thì TSCĐ tăng trong tháng, tháng sau mới trích khấu hao, TSCĐ giảm trong tháng thì tháng sau mới thôi tính khấu hao. Do vậy, để xác định khấu hao của tháng sau thì phải căn cứ vào tình hình tăng giảm của tháng này. Căn cứ vào số khấu hao đã trích tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng này theo công thức:
Số khấu hao phải trích trong tháng
==
Số khấu hao đã trích trong tháng
++
Số khấu hao tăng trong tháng
--
Số khấu hao giảm trong tháng
2. Tài khoản sử dụng
Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao TSCĐ hữu hình, kế toán sử dụng tài khoản 214 (2141 – Hao mòn tài sản cố định hữu hình). Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng tài khoản 009- “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” để theo dõi tình hình hình thành và sử dụng số vốn khấu hao cơ bản tài sản cố định.
Bên Nợ: Phản ánh các nghiệp vụ tăng nguồn vốn khấu hao cơ bản.
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguồn vốn khấu hao (nộp cấp trên, cho vay, đầu tư, mua sắm tài sản cố định…).
Dư Nợ: số vốn khấu hao cơ bản hiện còn.
3. Phương pháp hạch toán.
Các nghiệp vụ hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Trình tự hạch toán tổng hợp khấu hao TSCĐ hữu hình
TK: 211,213
TK: 214
TK: 627,671,642,821
TK: 212
TK: 821
TK: 142,627,641,642
(3)
(2)
(1)
Chú thích sơ đồ 4:
(1) Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Đồng thời với bút toán này, kế toán phải ghi đơn Nợ TK 009-Nguồn vốn khấu hao.
(2) Thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
(3) Trả lại TSCĐ thuê tài chính.
V. hạch toán sửa chữa TSCĐ hữu hình
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình bị hao mòn và hư hỏng cần sửa chữa, thay thế để khôi phục năng lực hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hay thuê ngoài và được tiến hành theo kế hay ngoài kế hoạch. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công việc sửa chữa, kế toán sẽ phản ánh voà các tài khoản thích hợp.
Sửa chữa TCSĐ theo kế hoạch là công việc dự kiến trước về quy mô, chi phí thời gian sửa chữa và tính chất sửa chữa. Phương pháp sử dụng là phương pháp trích trước chi phí sửa chữa.
Sửa chữa TSCĐ ngoài kế haọch là công việc sửa chữa không dự kiến trước về quy mô, thời gian và tính chất sửa chữa.
Căn cứ vào cấp độ sửa chữa được chia làm hai loại: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn phục hồi.
sửa chữa thường xuyên là công việc sửa chữa làm ngoài kế hoạch, quy mô sửa chữa không lớn, chủ yếu do tự làm. Vì vậy, chi phí sửa chữa thực tế kết chuyển trực tiếp vào toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh.
sửa chữa lớn là công việc sửa chữa thực tế nhằm khôi phục năng lực hoạt động của TSCĐ. Công việc sửa chữa thường kéo dài, chi phí sửa chữa thường lớn. Việc sửa chữa có thể thực hiện theo kế hoạch hay đột xuất có thể do doanh nghiệp tự làm hay thuê ngoài.
TK sử dụng
TK214-Xây dựng cơ bản dở dang.
Bên Nợ: Chi phí đầu tư xây dựng, mua sắm,sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh, chi phí đầu tư cải tạo nâng cấp TSCĐ.
Bên Có: Gía trị TSCĐ hình thành qua đầu tư, xây dựng, mua sắm. Gía trị công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuỷen khi quyết toán được duyệt y.
Gía trị công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành kết chuyển khi quyết toán.
Dư Nợ: Chi phí xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hay quyết toán chưa được duyệt y.
TK335- Chi phí phải trả.
Bên Nợ: Các khoản chi phí phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả.
Bên Có: chi phí dự tính trước đã ghi nhận và hạch toán voà chi phí sản xuất kinh doanh.
Dư Có: Chi phí dự tính trước đã ghi nhận và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
Hạch toán sửa chữa TSCĐ
Các nghiệp vụ hạch toán TSCĐ được khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 5: Trình tự hạch toán sửa chữa TSCĐ
(1)
TK:111,112,152,214,334,338
TK:627,671,642,1421
TK:2413
TK:331
TK:1331
(2)
TK:335
TK:211
(6)
(4)
(3)
(5)
(1)
(2)
Chú thích sơ đồ 5
(1) Sửa chữa thường xuyên TSCĐ tự làm hay thuê ngoài.
(2) Tập hợp chi phí sửa chữa lớn, chi phí nâng cấp TSCĐ phát sinh (tự làm, thuê ngoài).
(3) Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch.
(4) Quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch
Phần II
Thực trạng về hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Xuất – Nhập khẩu Tổng hợp ngành muối.
I. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và bộ máy quản lý hoạt động SX-KD của Công ty Xuất – Nhập khẩu Tổng hợp ngành muối có ảnh hưởng đến hạch toán TSCĐ hữu hình.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty muối là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán kinh tế phụ thuộc, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng để giao dịch kinh tế. Doanh nghiệp được Nhà nước giao vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác; có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao cho công ty quản lý.
Doanh nghiệp thành lập tiền thân từ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu trực thuộc tổng công ty muối Việt Nam trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tên đầy đủ: Công ty Xuất – Nhập khẩu Tổng hợp ngành muốí
Tên giao dịch: SAGIMEX
Địa chỉ : Số 7 - Hàng Gà - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Thành lập ngày 25/12/1999 theo quyết định số: 141/1999-QĐ/BNN-TCCB của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển Công ty Xuất – Nhập khẩu Tổng hợp ngành muối đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Khi mới thành lập cơ sở vật chất của công ty hầu như không có gì với mấy chục công nhân, máy móc thiết bị lạc hậu... tuy vậy công ty vẫn luôn hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao, được Đảng và Nhà nước tặng nhiều Bằng khen, Huân huy chương.
Cho đến nay, nền kinh tế thị trường ra đời đã đặt công ty trước những thách thức to lớn. Ngoài những khó khăn về công nghệ, vốn, trình độ tay nghề công nhân viên còn là tình hình cạnh tranh g...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status