Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng số 1 - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng số 1



LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT - LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TÁC
 XÂY LẮP Ở DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRONG ĐIỀU
 KIỆN HIỆN NAY 2
I-/ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY LẮP TÁC ĐỘNG ĐẾN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 2
1-/ Đặc điểm của sản phẩm xây lắp trong ngành xây dựng. 2
2-/ Yêu cầu của công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành công tác xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng. 3
3-/ Nhiệm vụ của công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp. 5
4-/ Vai trò - ý nghĩa của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây dựng hiện nay. 6
4.1- Vai trò. 6
4.2- Ý nghĩa. 6
II-/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP. 7
1-/ Phân loại chi phí sản xuất và quản lý chi phí sản xuất 7
1.1- Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 7
1.2- Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 8
2-/ Giá thành sản phẩm xây lắp. 10
2.1- Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng. 10
2.2- Bản chất chức năng của giá thành sản phẩm. 11
2.3- Các loại giá thành sản phẩm công tác xây lắp. 12
2.4- Phân biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 13
III-/ NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG TÁC XÂY LẮP. 14
1-/ Đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản
phẩm công tác xây lắp. 14
1.1- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp: 14
1.2- Đối tượng tính giá thành. 15
1.3- Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng giá thành sản phẩm xây lắp. 15
2-/ Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
xây lắp. 15
2.1 - Các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: 15
2.2 - Trình tự kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng kế
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 16
2.3 - Trình tự kế toán chi phí sản xuất trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng
kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 20
3-/ Đánh giá sản phẩm làm dở trong doanh nghiệp xây lắp 21
3.1- Phương pháp đánh giá theo chi phí dự toán 21
3.2- Phương pháp đánh giá theo tỷ lệ hoàn thành tương đương 21
3.3- Phương pháp đánh giá theo giá trị dự toán 22
4-/ Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. 22
4.1- Phương pháp giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp) 23
4.2- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 24
4.3- Phương pháp tính giá thành theo định mức. 24
PHẦN THỨ HAI - TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
 TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
 PHẨM XÂY LẮP Ở XÍ NGHIỆP 101 - CÔNG TY XÂY DỰNG
 SỐ 1 27
I-/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP 27
1-/ Quá trình hình thành và phát triển. 27
2-/ Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất của công ty 29
3-/ Đặc điểm quy trình công nghệ và cơ chế quản lý giữa công ty với các
xí nghiệp: 32
4-/ Tình hình chung về công tác kế toán ở công ty xây dựng số 1: 33
II-/ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1. 37
1-/ Kế toán chi phí sản xuất. 37
1.1- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 37
1.2- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 37
1.3- Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất. 38
1.4 - Tổng hợp chi phí sản xuất cuối tháng, cuối quý. 61
2-/ Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty xây dựng số 1. 63
3-/ Công tác kế toán giá thành ở Công ty. 64
PHẦN THỨ BA - MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
 CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 67
I-/ NHỮNG ƯU ĐIỂM. 67
II-/ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÓNG GÓP LÀM HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM Ở CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 1 69
KẾT LUẬN 71
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng pháp thích hợp để tính giá thành cho một hay nhiều đối tượng và ngược lại. Trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng các phương pháp tính giá thành sau.
4.1- Phương pháp giản đơn (phương pháp tính giá thành trực tiếp)
Phương pháp này là phương pháp tính giá thành được phổ biến rộng rãi trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, vì sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính. Hơn nữa, việc áp dụng phương pháp này cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành cho mỗi kỳ báo cáo và cách tính đơn giản dễ thực hiện.
Theo phương pháp này, tập hợp tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trực tiếp cho một công trình hay hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình hạng mục công trình đó. Có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật cho từng công trình hạng mục công trình nhằm tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.
Trong trường hợp công trình hạng mục công trình chưa hoàn thành mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì cần tính giá thành thực tế.
= + -
=
Nếu các công trình hạng mục công trình có thiết kế, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên cùng một địa điểm do một đơn vị công trình sản xuất đảm nhiệm và không có điều kiện quản lý, theo dõi riêng việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng công trình, hạng mục công trình thì từng loại chi phí tập hợp trên toàn bộ công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình.
Khi đó giá thành thực tế của hạng mục công trình:
Ztt = Gdti x H
Trong đó:
- H: là tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế H =
- Gdt: là giá thành dự toán của hạng mục công trình i
- TC: là tổng chi phí thực tế của hạng mục công trình.
- TGdt: là tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình.
4.2- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp nhận thầu xây lắp theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà là khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng hoàn thành.
Theo phương pháp này, hàng tháng chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi hoàn thành công trình hạng mục công trình thì chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng tập hợp được cũng chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó.
Nếu đơn đặt hàng gồm nhiều hạng mục công trình, công trình đơn nguyên khác nhau thì phải tính toán xác định số chi phí của từng hạng mục công trình, công trình đơn nguyên liên quan tới đơn đặt hàng. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào hạng mục công trình, công trình đơn nguyên chúng cần phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
4.3- Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Gồm ba bước:
Bước 1: Tính giá thành định mức của sản phẩm xây lắp
Giá thành định mức của sản phẩm xây lắp được căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính. tuỳ từng trường hợp vào từng trường hợp cụ thể mà tính giá thành định mức. Nó bao gồm giá thành định mức của các bộ phận chi tiết cấu thành lên sản phẩm xây lắp hay giá thành sản phẩm của từng giai đoạn công trình hạng mục công trình có thể tính luôn cho sản phẩm xây lắp.
Bước 2: Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức.
Vì giá thành định mức xây lắp tính theo định mức hiện hành nên khi thay đổi định mức, cần tính toán lại định mức mới. Việc thay đổi định mức chỉ cần tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần tính đối với số sản phẩm làm dở đầu kỳ vì chi phí tính cho sản phẩm làm dở đầu kỳ (cuối kỳ trước) là theo định mức cũ.
Số thay đổi định mức = Định mức cũ - định mức mới
Tóm lại, phải vạch ra được một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình.
Bước 3: Xác định chênh lệch thoát ly định mức, nguyên nhân gây ra chênh lệch đó.
Chênh lệch do thoát ly định mức là số chênh lệch do tiết kiệm hay vượt chi trong quá trình thi công công trình hạng mục công trình. tuỳ từng trường hợp vào các khoản chi phí mà xác định được do thoát ly định mức.
= -
Sau khi xác định được giá thành, chênh lệch do thay đổi và thoát ly định mức, giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp được tính.
= + +
áp dụng phương pháp tính giá thành theo định mức có tác dụng lớn cho việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất tính sử dụng hợp lý tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí chi phí sản xuất ngay cả khi chưa có sản phẩm hoàn thành. Ngoài ra giảm bớt được khối lượng tính toán của kế toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong doanh nghiệp xây lắp.
5-/ Sổ kế toán.
5.1 - Hình thức sổ kế toán nhật ký chung.
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
5.2 - Hình thức sổ kế toán nhật ký sổ cái
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật Ký - Sổ Cái.
Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc.
- Nhật ký - Sổ Cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
5.3 - Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ.
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là chứng từ ghi sổ. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ Cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Phần thứ hai
Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở xí nghiệp 101 - công ty xây dựng số 1
I-/ Đặc điểm chung của doanh nghiệp
1-/ Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty xây dựng số 1 trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội có trụ sở đóng tại 59 Quang Trung, Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng trong phạm vi cả nước.
Công ty được thành lập ngày 7/7/1960 với tên gọi công ty kiến trúc khu nam Hà Nội trực thuộc Bộ Kiến Trúc (nay là Bộ Xây Dựng).
Đến ngày 18/3/1977 công ty đổi tên thành công ty xây dựng số 1 trực thuộc Bộ Xây dựng. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty trong thời gian này là xây dựng các công trình phúc lợi như cung văn hoá hữu nghị Việt Xô. Trong thời gian này công ty đã được Nhà nước trao huân chương lao động hạng ba.
Để phục vụ cho công tác xây dựng ngày càng phát triển của thủ đô ngày 31/8/1983 Tổng công ty xây dựng Hà Nội được thành lập và từ đó đến nay công ty xây dựng số 1 chịu sự quản lý...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status