Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trên bán đảo Đông dương - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trên bán đảo Đông dương



 
Với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia đều đang đặt mình vào sự cạnh tranh khốc liệt, chỉ có những sản phẩm mới với những đặc tính mới ưu việt hay là những sản phẩm mang đặc tính riêng, độc đáo của doanh nghiệp đó thì mới có thể đứng vững trên thị trường. Ngành du lịch cũng không thể thoát ra khỏi quy luật đó, chúng ta biết rằng trong những năm gần đây Đông Nam A nói chung và Đông Dương nói riêng đã là điểm du lịch ưa thích của du khách quốc tế. Việt Nam, Lào và Campuchia đều có nền văn minh lúa nước từ lâu đời, tưởng rằng ba nước nằm kề nhau này sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch như nhau, nhưng điều đó sẽ không thể nào xảy ra, bởi lẽ qua sự nghiên cứu ở trên chúng ta đã thấy được lợi thế so sánh của Du lịch Việt Nam với Lào và Campuchia về: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng độc đáo; về sự phát triển của giao thông, bưu chính viễn thông, cơ sở vật chất hạ tầng, kinh tế, hệ thống pháp luật Ngành du lịch nước ta tuy mới chỉ đang trong giai đoạn đầu nhưng chúng ta đã biết tận dụng và khai thác một cách hợp lý: chúng ta đã biệt tận dụng ưu thế để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, những chương trình du lịch hấp dẫn thu hút khách.
Từ quá trình nghiên cứu tìm hiểu trên chúng tôi muốn ngành du lịch Việt Nam
sẽ tạo ra hơn nữa sự khác biệt trong sản phẩm du lịch để có thể thu hút nhiều hơn nữa du khách quốc tế. Sự nghiên cứu này của chúng tôi chỉ mới tập chung vào một số vấn đề mà chúng tôi cho rằng đó là quan trọng nhất, có thể còn có sự hạn chế nào đó, chúng tôi mong muốn sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để đề tài của chúng tôi hoàn thiện hơn, để chúng ta có thể tạo ra ngày càng nhiều hơn lợi thế so sánh của du lịch Việt Nam so với Lào và Campuchia, qua sự tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các giải pháp ưu việt nhất.
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


mở.
Hoạt động vận chuyển đường không của nước ta phục vụ khá đắc lực cho mục đích du lịch. Bên cạnh các sân bay quốc tế lớn như Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, hệ thống sân bay nội địa cùng với sự phát triển các dịch vụ bay đã góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan các điểm du lịch như Điện Biên, Sơn La, Hạ Long TRà Cổ, Đồng Hới, Hải Phòng, Nha TRang …
Phương tiện vận chuyển khách du lịch chuyên ngành gồm khoảng 6.000 xe, tàu, thuyền các loại.
Như vậy mạng lưới giao thông của Việt Nam phát triển rất mạnh, phong phú, chất lượng phục vụ ngày càng tăng, chúng ta đã và đang đưa các loại phương tiện vận chuyển hiện đại có tốc độ cao vào phục vụ cho du lịch, tạo chất lượng tốt cho ngành du lịch Việt Nam mà Lào và Campuchia chưa có được.
Về ngành Bưu Chính - Viễn Thông.
Ngành Bưu Chính -Viễn Thông là ngành rất quan trọng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân nói chung và đặc biệt đối với ngành du lịch nói riêng. Ngành du lịch đều phải sử dụng nhiều các dịch vụ viễn thông cả trong nước và quốc tế như: điện thoại, telex, fax, internet…để đăng ký chuyến bay, đặt tour, đặt chỗ khách sạn, trao đổi thư từ, tài liệu, chuyển phát nhanh bưu phẩm, hoa, tiền …Dịch vụ viễn thông cho các hội nghị , hội thảo tại khách sạn hay khu du lịch.
* Đối với ngành bưu chính viễn thông của Việt Nam: Sau 15 năm đổi mới, ngành Bưu chính, Viễn thông đã có bước phát triển khá, nhanh và cơ bản. Mạng lưới viễn thông quốc gia được số hoá, tự động hoá 100% trên phạm vi cả nước, đạt tiêu chuẩn mạng quốc tế, đã hoà mạng toàn cầu an toàn hàng chục năm qua. Công nghiệp thông tin được trang bị những dây truyền tuy quy mô còn nhỏ bé nhưng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những thiết bị bưu chính, viễn thông chất lượng cao, đáp ứng được trên 40% nhu cầu mạng lưới và đã có xuất khẩu. Nhiều đơn vị công nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 9000, 9001, 9002. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, tin học phong phú về chủng loại, chất lượng cao. Mức độ phổ cập dịch vụ trong dân đạt 5,36 máy/100 dân; 90% số xã có máy điện thoại; 85% số xã có báo đến trong ngày. Tốc độ tăng trưởng nhanh: So với năm 1991 thì đến nay tài sản cố định tăng thêm gần 29 lần; doanh thu năm tăng 2 lần; nộp ngân sách nhà nước tăng 42 lần. Nhịp độ đầu tư cho ngành Bưu chính, Viễn thông hàng năm từ 5.000 đến 6.000 tỷ đồng Việt Nam. các chỉ số kinh tế thể hiện các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông Việt Nam có nền tài chính lành mạnh, tính tự chủ cao; vay vốn lớn nhưng quay vòng vốn nhanh, không có nợ quá hạn. Nguồn nhân lực bưu chính, viễn thông, tin học Việt Nam được phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật trưởng thành nhanh chóng, tiếp thu được chuyển giao công nghệ, làm chủ được mạng lưới có công nghệ hiện đại trong vận hành, khai thác, bảo dưỡng, lắp đặt, đầu tư phát triển mạng. Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế được nâng cao về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ; thoát khỏi tư tưởng ỷ lại trong thời kỳ bao cấp, bước đầu tiếp cận với nền kinh tế thị trường, quản lý ngành Bưu chính, Viễn thông phát triển trong môi trường có cạnh tranh; phẩm chất đạo đức tốt nên nói chung giữ gìn được một nền tài chính lành mạnh. Những nguồn lực cơ sở vật chất to lớn và đội ngũ lao động chất lượng cao có được qua 15 năm đổi mới của ngành Bưu chính, Viễn thông cũng là một loại tiềm năng vô cùng phong phú hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và khẳng định thành quả của mình: Đầu tư có hiệu quả.
Tại Campuchia và Lào đến nay ở hầu hết các nơi có danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đã có điện thoại cố định, điện thoại di động …tạo ra một mạng lưới thông tin liên lạc kết nối các đơn vị quản lý và kinh doanh dịch vụ du lịch với nhau. Các khách sạn lớn so thể dùng cáp quang để cùng một lúc thực hiện các dịch vụ: truyền hình, điện thoại, số liệu chứng từ …Các hệ thống máy tính đã được đưa vào phục vụ cho hầu hết các dịch vụ: quản lý, thanh toán, vui chơi, giải trí, hội nghị, hội thảo lớn của du khách. Mạng lưới Bưu Chính – Viễn Thông của hai quốc gia này không có sự độc quyền của nhà nước, có nhiều thành phần kinh tế tham gia vào, nên giá cả của chúng là rẻ hơn Việt Nam.
Như vậy trong ba nước thì Việt Nam là nước có ngành Bưu Chính - Viễn thông là phát triển nhất, còn hai nước Lào và Cămpuchia có ngành Bưu chính - Viễn thông còn nhiều hạn chế. Đây là một lợi thế lớn của ngành Du lịch Việt Nam trong sự cạnh tranh với hai nước Lào và Cămpuchia.
Tuy nhiên mặc dù có ngành Bưu chính - Viễn thông phát triển, nhưng ngành Bưu chính - Viễn thông của Việt Nam đều nằm dưới sự quản lý độc quyền của nhà nước do vậy giá cả còn cao so với khu vực và thế giới. Điều này dẫn tới chi phí xây dựng tour cao làm cho giá bán tour tăng lên gây ra bất lợi cho vấn đề cạnh tranh sản phẩm du lịch.
2.2.3. Cơ sở vât chất kỹ thuật của ngành du lịch
Một trong những thành phần quan trọng của môi trường du lịch là mức độ phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm cơ sở lưu trú và các cơ sở dịch vụ. Đây là điều kiện cần thiết, đảm bảo những dịch vụ cơ bản trong hoạt động du lịch.
Hệ thống khách sạn và cơ sở dịch vụ du lịch ở Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ trong những năm qua, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.
Bảng 2.1: Số liệu về số lượng các cơ sở lưu trú của Việt Nam
Theo thống kờ chưa đầy đủ, tớnh đến năm 2002 cả nước cú:
.
Số lượng
Với số phũng
Ghi chỳ
Cơ sở lưu trỳ
Tổng
3.267
72.504
.
Khỏch sạn
1.940
53.026
.
Nhà nghỉ
68
7.603
.
Biệt thự
52
1.310
.
Làng du lịch
11
357
.
Căn hộ cho thuờ
19
249
.
Bài căm trại
08
83
.
Xếp hạng cỏc khỏch sạn tớnh đến 11/2002
Xếp hạng từ 1-5 sao trong cả nước
850
chiếm 45% tổng số khỏch sạn toàn Ngành
Doanh thu từ cơ sở lưu trỳ: 
.
chiếm 65% đến 75% doanh thu toàn Ngành
Đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch
Trong năm 2002: Chớnh phủ cấp 380 tỷ đồng đầu tư phỏt triển hạ tầng du lịch; Như vậy, tổng số vốn đầu tư cho lĩnh vực này trong 2 năm 2001-2002: 646 tỷ đồng, tập trung cho 21 khu du lịch quốc gia thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Số phũng khỏch sạn đạt tiờu chuẩn quốc tế
1992
1993
1994
1995
1996
2000
2010
Số phũng
13 055
16 845
21 051
26 000
31 200
55 760
135 200
Tốc độ tăng  (%)
n.a.
29.0
25.0
23.5
20.0
15.6
9.3
Số khách sạn quốc tế chiếm 50% tổng số khách sạn và chiếm 62,3 % tổng sô phòng.
Hệ thống cơ sở dịch vụ du lịch nước ta phát triển khá nhanh, theo số liệu thống kê thì từ năm 1990 đến năm 1994 số người kinh doanh thương nghiệp, ăn uống công cộng và dịch vụ tư nhân tăng gần 1,5 lần, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 107,5 %/năm.
Xây dựng hệ thống khách sạn là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Lào và đã nhanh chóng thu hút đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế và trong nước. ở bên Lào đã có nhiều tập đoàn khách sạn của các nước trên thế giới như: Novotel của Đài Loan, Mường Lào của Trung Quốc, Deawoo của Hàn Quốc, Phalaya của Đài Loan ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status