Những vấn đề lý luận chung về tập hợp chi phí để tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất trong cơ chế thị trường - pdf 28

Download miễn phí Những vấn đề lý luận chung về tập hợp chi phí để tính giá thành ở doanh nghiệp sản xuất trong cơ chế thị trường



 Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là biện pháp tiết kiệm CPSX và hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc giảm lượng sản phẩm hỏng xuống thấp nhất. Để làm được việc đó, trong quá trình tập hợp CPSX kế toán cần tiến hành tổ chức theo dõi cụ thể các khoản thiệt hại trong sản xuất (chi phí sản phẩm hỏng). Qua đó công ty xác định được nguyên nhân, tìm ra biện pháp để hạn chế chi phí tiêu cực này xuống thấp nhất. Thiết nghĩ tỷ lệ hao phí 5% như hiện nay có thể giảm xuống thấp hơn như vậy công ty mới phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm được.
 Thiệt hại trong sản xuất tại công ty chủ yếu là các bộ phận chi tiết hỏng không sửa chữa được, hay nếu có sửa chữa được thì các bộ phận chi tiết quá nhỏ nên chi phí bỏ ra sửa chữa không mang lại hiệu quả kinh tế. Muốn tính toán giá trị sản phẩm hỏng kế toán dựa vào đơn giá và số lượng bộ phận chi tiết sản phẩm hỏng không sửa chữa được của từng loại sản phẩm để tính ra giá trị sản phẩm hỏng của từng loại sản phẩm sau đó sẽ tổng hợp cho tất cả các loại sản phẩm.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ộ hoàn thành.
Chi phí SPDD + Chi phí P/S
Giá trị SPDD đầu kỳ trong kỳ SPDD´% hoàn
cuối kỳ(các chi = ´ thành tương đương
phí khác) Sản phẩm + SPDD ´ % hoàn thành
hoàn thành tương đương
Sản phẩm = Sản phẩm ´ Mức độ hoàn thành
hoàn thành dở dang tương đương
Đánh giá SPDD cuối kỳ theo phương pháp này có mức độ chính xác cao nhưng khối lượng tính toán nhiều. Do vậy, áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà chi phí về NVL chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong toàn bộ CPSX.
Do việc xác định mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian chi phí, cho nên các doanh nghiệp có khối lượng SPDD mà mức độ hoàn thành tương đối đồng đều giữa các kỳ, công đoạn thì quy định chung cho các SPDD cuối kỳ có mức độ hoàn thành là 50% chi phí chế biến để đơn giản công thức tính toán:
Giá trị sản phẩm = Giá trị NVL chính + 50% chi phí
dở dang trong sản phẩm dở chế biến
3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức:
Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức CPSX hợp lý, đã thực hiện theo phương pháp tính giá thành theo định mức.
Phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn để tính ra giá trị SPDD. Phương pháp này thường được sử dụng đối với bán thành phẩm.
4. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính tiêu hao nằm trong sản phẩm dở dang:
Theo phương pháp này, trong giá trị SPDD chỉ bao gồm giá trị NVL chính tiêu hao nằm trong sản phẩm dở còn chi phí chế biến nằm hết trong thành phẩm.
VI. Phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Công ty sản xuất cần căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, đặc điểm của sản phẩm. .. mà lựa chọn phương pháp tính giá thành cho thích hợp với từng đối tượng tính giá thành.
Tính giá thành sản phẩm chính xác giúp cho việc đánh giá chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp cho những nhà quản lý có được những giải pháp kinh tế, quyết định thích hợp mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất...Do đó, trên cơ sở CPSX đã được tập hợp theo các đối tượng kế toán tập hợp CPSX, kế toán phải vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý, chính xác cho từng đối tượng tính giá thành, nhằm nâng cao độ chính xác cho giá thành sản phẩm. Việc vận dụng phương pháp tính giá thành phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất...giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất phải được tính theo các khoản mục sau:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Chi phí nhân công trực tiếp.
* Chi phí sản xuất chung.
Một số phương pháp tính giá thành mà các doanh nghiệp sản xuất có thể sử dụng:
1. Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tính trực tiếp, cách tính này thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất giản đơn với số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và với một chu kỳ sản xuất ngắn, công việc có quy trình công nghệ giản đơn khép kín.
Công thức tính:
Tổng giá thành sản Tổng chi phí Chi phí cho Chi phí cho
xuất thực tế của = sản xuất phát sinh + sản phẩm dở - sản phẩm dở
sản phẩm, dịch vụ trong kỳ dang đầu kỳ dang cuối kỳ
Giá thành đơn vị Tổng giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ
của sản phẩm =
dịch vụ Tổng sản lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ
2. Phương pháp tính giá thành phân bước:
Phương pháp này được áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục kế tiếp nhau. Nửa thành phẩm giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau.
2.1 Phương pháp phân bước có tính nửa thành phẩm:
Theo phương pháp này, kế toán phải tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau cùng với các chi phí của giai đoạn sau để tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng.
Sơ đồ khái quát trình tự tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm:
Giai đoạn 1 CPNVL chính + Chi phí khác ở Giá thành nửa thành
trực tiếp giai đoạn 1 phẩm giai đoạn 1
Giai đoạn 2 Chi phí nửa thành + CPSX khác ở Giá thành nửa thành
phẩm giai đoạn 1 giai đoạn 2 phẩm giai đoạn 2
chuyển sang
........................... ...........................
Giai đoạn n Chi phí nửa thành + CPSX khác ở Giá thành
phẩm giai đoạn n-1 giai đoạn n thành phẩm
chuyển sang
Công thức tính: Z1=C1+DĐK1-DCK1
J1= Z1
S1
Trong đó: Z1 là tổng giá thành của nửa thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1.
J1 là giá thành đơn vị của nửa thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1.
C1 là tổng CPSX tập hợp ở hoàn thành ở giai đoạn 1.
DĐK1 và DCK1 là chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ở hoàn thành ở giai đoạn 1.
S1 là sản lượng nửa thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn 1.
Tiếp theo quá trình sản xuất ở giai đoạn 2: Z2=C2+DĐK2-DCK2
Tổng quát: ZTP=Zn-1+Cn+DĐKn-DCKn
2.2. Phương pháp phân bước không tính nửa thành phẩm (kết chuyển song song):
Trong trường hợp này, chỉ cần tính giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng, không cần tính giá thành nửa thành phẩm ở từng giai đoạn. Do vậy, chi phí phát sinh ở từng giai đoạn ta chỉ cần tính phần tham gia vào giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí. Sau đó, tổng cộng song song cùng một lúc toàn bộ chi phí của các giai đoạn sẽ được giá thành ở giai đoạn cuối cùng. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển song song.
Công thức tính:
DĐKi + Ci
Czi = ´ STP
STP + Sdi
Trong đó: CZi là CPSX của giai đoạn i trong thành phẩm.
Ci là CPSX phát sinh ở giai đoạn i.
DĐKi là CPSX dở dang ở giai đoạn i đầu kỳ.
Sdi là số lượng sản phẩm dở dang ở giai đoạn i.
STP là sản lượng thành phẩm ở giai đoạn cuối.
CPSX từng giai đoạn trong thành phẩm phải kết chuyển song song từng khoản mục để tính giá thành sản xuất của thành phẩm theo công thức:
n
ZTP = ồ CZi
i=1
Có thể khái quát trình tự tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm theo sơ đồ sau:
Giai đoạn Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất
1 giai đoạn 1 giai đoạn 1 trong
thành phẩm
Giai đoạn Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất
2 giai đoạn 2 giai đoạn 2 trong Giá
thành phẩm thành
sản
.............. ........................ ....................... phẩm
Giai đoạn Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất
n giai đoạn n giai đoạn n trong
thành phẩm
3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng:
Phương pháp áp dụng thích hợp với những sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu song song (lắp ráp),tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Đối...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status