Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng công ty rau quả Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng công ty rau quả Việt Nam



Lời nói đầu.
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU. 1
I. Đặc điểm chung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 1
1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế 1
2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu. 1
3. Đặc điểm hàng hoá xuất khẩu. 2
4. Các hình thức xuất khẩu 3
5. Các cách thanh toán quốc tế chủ yếu trong xuất khẩu 3
6. Điều khoản về giá của hợp đồng xuất khẩu 4
II. Phương pháp kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 5
1. Chứng từ kế toán sử dụng. 5
2. Tài khoản kế toán sử dụng 6
 3. Trình tự kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá . 6
 3.1. Kế toán xuất khẩu hàng hoá trực tiếp 6
 3. 2. Kế toán xuất khẩu tại đơn vị nhận uỷ thác 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 10
I. Giới thiệu chung về Tổng công ty. 10
1. Qúa trình hình thành và phát triển của Tổng công ty. 10
2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 11
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh 13
4. Tình hình kinh doanh xuất khẩu tại Tổng công ty. 15
5.Đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty. 15
6. Một số đặc điểm của công tác tổ chức kế toán tại Tổng công ty 15
7. Kết quả hoạt động kinh daonh của Tổng công ty trong những năm qua 17
II. Thực trạng kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng Công ty rau quả Việt nam. 19
 
1.Chứng từ sử dụng 19
2. Tài khoản sử dụng. 20
3. Trình tự hạch toán kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá. 20
 3.1. Xuất khẩu trực tiếp 20
 3.2. Xuất khẩu uỷ thác 24
PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM. 27
I - Đánh giá chung về công tác xuất khẩu hàng hoá . 27
1 - Những ưu điểm. 27
2- Những nhược điểm. 28
II - Các kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng Công ty rau quả Việt nam. 29
Kết luận.
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n, nhà hàng.
Kinh doanh vận tải, kho, cảng và giao nhận.
Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển ngành rau, hoa, quả
Sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết bị, phụ tùng, máy móc phục vụ chuyên ngành rau quả và gia dụng.
Xuất khẩu trực tiếp rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị, giống rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng.
Nhập khẩu trực tiếp rau hoa quả, giống rau hoa quả, thực phẩm, máy móc, vật tư, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu, hoá chất và hàng tiêu dùng.
Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty: Gồm 4 khối
b.1) Khối công nghiệp: gồm 15 nhà máy chế biến
Sản phẩm đóng hộp, sản phẩm lạnh, sản phẩm sấy khô, sản phẩm muối và dầm dấm như: rau, quả, dưa chuột, nấm mỡ, thịt cá...
Gia vị: ớt, tỏi, gừng, nghệ, quế, tiêu...
Nước quả cô đặc: Xoài, chuối, dứa, đu đủ...
Bao bì hộp kim loại, hòm gỗ, hộp carton...
b.2) Khối nông nghiệp:
Tổng công ty có 6 nông trường với 40000 ha đất canh tác trên toàn quốc.Các nông trường này trồng rất nhiều loại cây công nghiệp và nông nghiệp như: dứa, chanh, chuối, lạc,cao su, cà phê... và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn nhập khẩu,gia cầm...
b.3) Khối xuất - nhập khẩu:
Tổng công ty có 3 công ty xuất nhập khẩu ở: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:
Quả tươi: chuối, dứa, cam, bưởi, vải và các loại quả nhiệt đới khác .
Rau tươi: bắp cải, cà rốt, cà chua, dưa chuột...
Gia vị : hạt tiêu, tỏi, ớt...
Sản phẩm đóng hộp, đông lạnh.
Hoa tươi và cây cảnh .
Các sản phẩm nông nghiệp khác như: lạc, vừng, chè, cà phê, cao su...
Các mặt hàng nhập khẩu:
Vật tư nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống rau.
Vật tư công nghiệp: sắt tấm, hộp rỗng, lọ thuỷ tinh, carton, thực phẩm và đường.
Máy móc thiết bị cho các nhà máy chế biến.
Các loại hoá chất khác.
b.4) Khối nghiên cứu khoa học và đào tạo:
Tổng công ty có một viện nghiên cứu rau quả và nhiều trạm thực nghiệm chuyên nghiên cứu các giống mới, sản phẩm mới,cải tiến bao bì nhãn hiệu. Khối này chuyên cung cấp các thông tin kinh tế và đào tạo các cán bộ khoa học, kỹ thuật.
(*) Sản phẩm chủ lực của Tổng công ty hiện nay:
+ Rau hoa quả tươi:
Bắp cải, khoai tây, hành tây, cà rốt, dưa hấu, tỏi, gừng, nghệ...
Chuối tiêu, vải
Xu hào, súp lơ, tỏi tây, đậu quả, cà chua, dưa chuột, nấm hương...
Hoa lay ơn, loa kèn, phong lan
Thị trường chính: Liên bang Nga, một số nước châu á như Nhật Bản
+ Đồ hộp, nước quả, đông lạnh:
Dứa, dưa chuột, vải, chôm chôm, xoài, thanh long, đu đủ, chuối, ổi, na, ngô, rau, đậu...
Nước giải khát hoa quả tự nhiên và rau quả đông lạnh khác
Thị trường chính là: Liên bang Nga, Tây Bắc âu, Đông âu, Mỹ, Nhật, Trung quốc và một số nước á , úC
+ Rau qủa sấy, muối:
Chuối sấy, nhân hạt điều, dưa chuột, nấm muối...
Thị trường chính: Liên bang Nga, Nhật, Mỹ và một số nước Bắc mỹ
+ Gia vị:
- Hạt tiêu, ốt, tỏi, gừng, nghệ, quế, hồi, giềng...
Thị trường chính: Châu Phi, Liên bang Nga, Trung Đông và một số nước khác.
+ Giống rau:
Hạt rau muống, cải các loại, tỏi củ, các loại giống rau, đậu, gia vị nhiệt đới khác.
Thị trường chính: Châu Phi, Châu á , Châu Mỹ la tinh...
+ Nông sản khác:
Cao su, cà phê, gạo, lạc, vừng...
Thị trường chính: Trung Quốc, Mông Cổ.
Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng công ty : (Sơ đồ 3)
Bộ máy tổ chức quản lý được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phân quyền rõ ràng để đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh của các thành viên của Tổng công ty. Cơ cấu tổ chức được xây dựng dựa trên chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp theo hình thức phải đi sau chức năng để làm cơ sở chỗ dựa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức của Tổng công ty bao gồm :
Hội đồng quản trị ( HĐQT): Có 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm trong đó có chủ tịch HĐQT, một thành viên kiêm Tổng giám đốc, một thành viên kiêm trưởng Ban kiểm soát và hai thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia về ngành kinh tế – kĩ thuật, kinh tế tài chính, quản trị kinh doanh, pháp luật. HĐQT thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao.
Ban kiểm soát : có 5 thành viên, một thành viên làm trưởng ban một thành viên là chuyên viên kế toán một thành viên do Đại hội đại biểu công nhân viên chức giới thiệu, một thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giới thiệu, một thành viên do Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu. Ban kiểm soát giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động của Tổng công ty.
Tổng giám đốc: là thay mặt pháp nhân của Tổng công ty, là người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Tổng giám đốc cùng chủ tịch HĐQT ký nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của nhà nước để quản lý, sử dụng theo mục tiêu nhiệm vụ nhà nước giao cho Tổng công ty. Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước Nhà nước và pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty.
Các Phó tổng giám đốc: là người giúp Tổng giám đóc điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc, được chủ động giải quyết công việc theo nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ đã được Tổng giám đốc phân công thực hiện.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất : là người giúp việc cho Tổng giám đốc phụ trách quản lý về mặt sản xuất của các nhà máy, nông trường, xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: là ngưòi giúp việc cho Tổng giám đốc, phụ trách toàn bộ các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty.
+ Phó tổng giám đốc phụ trách phía Nam: là người phụ trách cả về sản xuất và kinh doanh các mặt hàng, tìm tòi, nghiên cứu thị trường sao cho các sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, tìm hướng đi kinh doanh đúng đắn cho doanh nghiệp.
Kế toán trưởng: giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính hay có liên quan tới tài chính, công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Văn phòng và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty: có chức năng tham mưu, giúp việc HĐQT và Tổng giám đổc trong quản lý, điều hành công việc.
* Các phòng quản lý:
+ Phòng tổ chức: quản lý lao động và tiền lương.
+ Phòng kế toán tài chính: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, quản lý vốn, các khoản với ngân hàng, cấp phát vốn theo yêu cầu kinh doanh.
+ Phòng quản lý sản xuất kinh doanh: lập kế hoạch điều hành sản xuất kinh doanh, quản lý máy móc, thiết bị, quản lý xuất nhập khẩu chung của các đơn vị trực thuộc .
+ Văn phòng: có chức năng phục vụ các hoạt động sinh hoạt của Tổng công ty như: điều động phương tiện, văn thư, tiếp khách...
+ Phòng tư v...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status