Hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty thực phẩm Hà Nội - pdf 28

Download miễn phí Hạch toán nguyên vật liệu và công cụ công cụ tại công ty thực phẩm Hà Nội



PHẦN I : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI.
CHƯƠNG I : KẾ TOÁNTSCĐ VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TSCĐ
I) Hạch toán TSCĐ
II) Kế toán hao mòn và tính khấu hao TSCĐ
III) Kế toán sửa chữa TSCĐ
CHƯƠNG II: HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CCDC TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI.
I) Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu tại công ty
II) Kế toán CCDC
CHƯƠNG III: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI.
I) Phương pháp tính lương và các khoản tính theo lương.
II) Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản thanh toán với công nhân viên.
CHƯƠNG IV : HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI.
I) Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
II) Tính giá thành sản phẩm tại công ty.
CHƯƠNG V: KẾ TOÁN THÀNH PHẨM LAO VỤ ĐÃ HOÀN THÀNH
CHƯƠNG VI : KẾ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM HÀNG HOÁ DỊCH VỤ.
I) cách bán hàng tại doanh nghiệp
II) Kế toán doanh thu bán hàng
III) Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
CHƯƠNG VII: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
I) Kế toán tiền mặt
II) Kế toán tiền gửi ngân hàng
CHƯƠNG VIII: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI
I) Kế toán các khoản phải thu
CHƯƠNG IX: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ CHI PHÍ BẤT THƯỜNG
I) Kế toán thu nhập hoạt động tài chính và hoạt động bất thường.
II) Kế toán chi phí hoạt động tài chính, hoạt động bất thường
CHƯƠNG X: HẠCH TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU VÀ CÁC LOẠI QUỸ TẠI CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI
I) hạch toán nguồn vốn kinh doanh
II) Kế toán các quỹ
CHƯƠNG XI: KẾ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ PHÂN PHỐI LÃI TẠI CÔNG TY.
I) Kế toán kết quả kinh doanh
II) Kế toán phân phối lãi
CHƯƠNG XII : BÁO CÁO KẾ TOÁN
PHẦN III : KẾT LUẬN
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


31.347
Chương IV: hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chỉ ra trong một kỳ kinh doanh. Như vậy về thực chất chi phí là sự chuyển dịch giá trị các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ)
I)Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
1)Đối tượng tập hợp chi phí
Hiện nay tại công ty Thực Phẩm Hà Nội chi phí sản xuất được tập hợp theo ba khoản mục.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung.
Những sản phẩm công ty sản xuất ra hoàn toàn độc lập với các khâu đóng gói sản phẩm, phân xưởng dập miệng túi, phân xưởng sắp xếp sản phẩm vào hộp, các sản phẩm không nhất thiết phải chuyển sang phân xưởng đóng gói sản phẩm mà được nhập vào kho đông lạnh sau đó mới xuất sang phân xưởng đóng gói sản phẩm hay một số sản phẩm được bán ngay ra thị trường. Do đó có thể thấy rằng quy trình sản xuất của công ty khá phức tạp không liên hoàn từ khâu đầu đến khâu cuối.
Chủng loại sản phẩm sản xuất của công ty là thịt lợn, thịt bò tươi và các sản phẩm chế biến, thịt gia cầm các loại, thực phẩm chế biến các loại, thực phẩm công nghệ. Số lượng sản xuất tuỳ từng trường hợp vào nhu cầu thị trường, nhiệm vụ sản xuất hay kế hoạch sản xuất.
Do có đặc điểm trên nền công ty đã xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, dựa trên các tài liệu như bảng phân bổ 1, 2, 3 và các nhật ký chứng từ, các bảng kê, sau đó xác định giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành cuối cùng.
2)Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Để tập hợp chi phí sản xuất công ty sử dụng hai phương pháp :
Phương pháp trực tiếp áp dụng với CPNVL, NVLP, TLBH của công nhân.
Phương pháp gián tiếp áp dụng với chi phí còn lại: khấu hao máy móc thiết bị.
2.1)Hạch toán chi phí NVL trực tiếp.
NVL trực tiếp là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm.
Tại công ty Thực Phẩm Hà Nội chi phí NVL trực tiếp bao gồm :
-NVL chính: thường chiếm tỷ trọng tương đối lớn (30-35%) trong tổng chi phí sản xuất. NVL gồm có các loại thịt gia súc, gia cầm, hải sản và một số các loại đậu tương, lạc, vừng... NVL chính được theo dõi trên TK 152(1521)
-NVL phụ là một số chất bảo quản thực phẩm, phẩm màu thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ngoài ra tại công ty có một số loại công cụ công cụ lao động tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm cũng được coi là khoản mục chi phí NVL trực tiếp và được theo dõi trên TK 153.
Do đặc điểm tổ chức sản xuất chính của công ty gồm 2 khâu: chế biến và đóng gói sản phẩm. Để chế biến một món thực phẩm hoàn chỉnh ví dụ như nem hải sản ta cần có những nguyên liệu như, thịt cua, tôm, hành tây, nấm hương.... Công ty coi là chi phí NVL chính trực tiếp cấu thành nên sản phẩm chính và được theo dõi trên TK 156.
Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp trong quý IV/2001 như sau: Khi xuất kho NVL sử dụng trực tiếp cho việc tạo sản phẩm kế toán căn cứ vào số lượng thực xuất của từng loại NVL xuất thực tế ( thể hiện ở bảng kê số 3 ) rồi tập hợp vào bảng phân bổ NVL, CCDC theo định khoản:
Nợ TK 621 : 7.719.585.374
Có TK 152 : 2.283.422.657
Có TK 1521 : 1.940.361.347
Có TK 1522 : 342.864.116
Có TK 1523 : 197.224
Có TK 153 : 82.410.103
Có TK 156 : 5.353.752.584
Các khoản ghi giảm chi phí NVL trực tiếp là phần giá trị NVL chính và thành phẩm đã xuất kho cho sản xuất, đóng gói nhưng không dùng hết, khi đó sẽ nhập trở lại kho và giá trị thực tế sẽ là giá hạch toán kế toán ghi:
Nợ TK 152 : 78.666.750
Nợ TK 156 : 216.965.513
Có Tk 621 : 295.632.263
2.2)Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả CNV trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng như lương chính, phụ cấp độc hại.
Về nguyên tắc chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán tương tự như chi phí NVL trực tiếp. Cuối tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương, thanh toán làm thêm giờ và các chứng từ gốc làm căn cứ tính lương cho CNV, kế toán tiến hành phân loại chứng từ theo đối tượng sử dụng.
Để theo dõi chi phí nhân công sản xuất trực tiếp, kế toán sử dụng Tk 622 " Chi phí nhân công trực tiếp". Tài khoản này tập hợp chung cho tất cả các phân xưởng.
Phản ánh số tiền lương chính phải trả công nhân sản xuất
Nợ TK 622 : 657.630.265
Có TK 334 (3342) : 657.630.265
Phản ánh số tiền ăn ca của công nhân sản xuất.
Nợ TK 622 : 69.730.000
Có TK 334 (3341) : 69.730.000
Kế toán các khoản trích theo lương vào chi phí
Nợ TK 622 : 49.388.819
Có TK 338(3382) : 13.152.605
Có TK 338(3383) : 31.973.130
Có TK 338(3384) : 4.263.084
2.3)hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng của công ty. Bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL, CCDC dùng cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Do đặc điểm về tổ chức sản xuất nên chi phí sản xuất chung của công ty chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất.
Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 "Chi phí sản xuất chung". Tài khoản này được phản ánh vào sổ tổng hợp của tất cả các phân xưởng và được hạch toán như sau:
Chi phí CCDC dùng cho phân xưởng có giá trị nhỏ vì vậy khi xuất dùng được phân bổ toàn bộ giá trị sản phẩm và được thể hiện trên bảng phân bổ NVL, CCDC theo định khoản:
Nợ TK 627 : 13.407.185
Có TK 153 : 13.407.185
Chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng là khoản tiền trả cho giám đốc, phó giám đốc nhân viên kinh tế phân xưởng. Khoản tiền lương này cũng áp dụng trả theo hình thức lương thời gian nhưng có gắn với mức độ hoàn thành sản phẩm, nếu nhiều hơn định mức thì khoản này có thể cao hơn giá tiền lương định mức.
Kế toán căn cứ vào bảng chấm công và thanh toán tiền lương của phân xưởng để tổng hợp và ghi vào bảng phân bổ tiền lương BHXH, theo định khoản.
Nợ TK 627 : 85.639.372
Có TK 334(3342) : 85.639.372
Các khoản trích theo lương ( KPCĐ, BHXH, BHYT ) của nhân viên phân xưởng cũng được trích theo tỷ lệ quy định
Nợ TK 627 : 10.431.798
Có TK 338(3382): 1.712.787
Có TK 338(3383) : 7.639.245
Có TK 338 (3384) : 1.025.766
Chi phí khấu hao TSCĐ: hàng quý, căn cứ vào nguyên giá từng loại TSCĐ và tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo quy định kế toán tiến hành trích số khấu hao cơ bản của những TSCĐ đang được sử dụng trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng như máy móc thiết bị và có điều chỉnh khấu hao cho phù hợp với kế hoạch khấu hao TSCĐ
Mức KH TSCĐ quý = NGTSCĐ x Tỷ lệ KH năm
4
Sau đó lấy số liệu để lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo định khoản.
Nợ TK 627 : 454.816.303
Có TK 214 : 454.816.303
Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009
Chi phí dịch vụ mua ngoài khác: là các khoản chi phí công ty chỉ ra để trả các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất của các phân xưởng như điện, nước, găng tay, các loại dao...
Công ty thanh toán các dịch vụ này bằng tiền mặt, tiền gửi ngân h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status