Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Xuyên - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Xuyên



PHẦN I: MỘT SỐ NÉT VỀ NHNO&PTNT HUYỆN PHÚ XUYÊN.
I-/ Khái quát tình hình kinh tế – xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của NHNo%PTNT huyện Phú Xuyên.
II-/ Khái quát tình hình hoạt động của NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên .
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI NHNO&PTNT HUYÊNH PHÚ XUYÊN
A-/ Nghiệp vụ tín dụng
B-/ Nghiệp vụ kế toán .
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
I-/ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Phú Xuyên.
II-/ Những đề suất, kiến nghị nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh tại HVNH-CSĐTHT
PHẦN IV: RÈN LUYỆN TƯ CÁCH ĐẠO ĐỨC VÀ TÁC PHONG CÔNG TÁC NGHỀ NGHIỆP CỦA MỘT NGƯỜI CÁN BỘ NGÂN HÀNG TRONG TƯƠNG LAI.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


khi xuất hàng...).
+ Kiểm tra các giải pháp xử lý tài sản nếu tình huống xấu nhất xảy ra là phải phát mại (tài sản đó có dễ chuyển nhượng, mua bán, độ giảm giá, cách xử lý tài sản).
+ Vấn đề thỏa thuận với người vay về giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất dựa vào giá trị thị trường nơi có đất là một vấn đề rất "nhạy cảm". hay là không lường được hết "Sự biến động trong tương lai" hay là có những động cơ không trong sáng, lành mạnh, đều ảnh hưởng trực tiếp và hậu quả không nhỏ đối với chất lượng Tín dụng và an toàn vốn vay.
- Nếu hộ vay cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng giấy tờ có giá (sổ TK, kỳ phiếu ...), CBTD phối hợp với kế toán để kiểm tra:
+ Tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ có giá
+ Số dư tiền gửi, tiền lãi
+ Thời gian còn lại
+ Đối chiếu chữ ký mẫu, CMT với chữ ký, CMT người vay.
3. Đề xuất khoản vay
Sau khi đã kiểm tra thẩm định các điều kiện vay, hồ sơ vay, hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay, nếu không cho vay CBTD thông báo cho khách hàng. Nếu xác định hồ sơ vay vốn có đủ cơ sở để quyết định cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, cách cho vay.
a. Xác định mức tiền vay
Được căn cứ vào các yếu tố:
+ Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh
+ Giá trị tài sản đảm bảo tiền vay hay bảo lãnh
+ Tổng nhu cầu xin vay
+ Khả năng hoàn trả nợ của khách hàng
+ Nguồn vốn hiện có của Ngân hàng.
Xác định đúng, cho vay đầy đủ, hợp lý số tiền cần vay sẽ giúp cho hộ vay vốn sử dụng có hiệu quả, độ an toàn vốn cao.
VD: Nếu xác định dự án của hộ vay vốn cần 50 Triệu, Ngân hàng chỉ cho vay 30 Triệu với lãi suất cao hơn. Tất yếu khi có nguồn thu nhập, hộ vay vốn phải tính toán để trả nợ khoản vay có lãi suất cao hơn trước nợ Ngân hàng trả sau. Ngược lại, xác định dự án vay vốn của hộ cần 30 Triệu. Ngân hàng cho vay 50 Triệu, dẫn đến số tiền vượt nhu cầu sẽ sử dụng sai mục đích. Mà khi đã sử dụng sai mục đích thì tiềm ẩn rủi ro rất lớn.
Do vậy, CBTD phải xác định chính xác VTC, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay và tổng nhu cầu vay vốn để tính toán đề xuất mức tiền vay.
- Thực tế cho ta thấy người vay vốn hay có thái cực:
+ Nếu một nhu cầu vay vượt quá số thực tế cần vay, phòng ngừa sự cắt giảm hay nếu vốn tự có vượt số vốn thực tế để đảm bảo đạt tỷ lệ quy định của Ngân hàng (10%, 20%).
+ Hay kê khai số VTC giảm đi để được vay số tiền lớn hơn (VTC 60% chỉ kê khai 25%).
+ Nâng cao giá trị tài sản đảm bảo tiền vay thiếu căn cứ khoa học thực tế để được vay số tiền tối đa cho phép (70%, 80%).
- Nên để tránh thẩm định, đánh giá sai tài sản để quyết định mức cho vay ta có cách xác định mức tiền vay như sau:
+ Trường hợp cho vay không bảo đảm bằng TS
Mức tiền vay = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có - Vốn khác
+ Trường hợp cho vay có đảm bảo bằng TS:
./ Đối với TS cầm cố là chứng từ có giá
Mức cho vay tối đa = Gốc + Lãi (Chứng từ có giá) - Lãi tiền vay phải trả
./ Đối với TS cầm cố do Ngân hàng giữ: Tối đa = 70% giá trị TS
./ Đối với TS cầm cố do khách hàng giữ, sử dụng hay bên thứ 3 giữ: Tối đa = 70% giá trị TS.
./. Đối với cho vay có bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay:
Mức cho vay = 70% tổng mức vốn đầu tư (có tối thiểu 0,3% VTC).
= Tổng mức vốn đầu tư - Mức vốn tự có (có VTC và giá trị đảm bảo)
= Tổng mức vốn đầu tư (có giá trị đảm bảo tiền vay bằng hình thức tối thiểu bằng 30%).
- Điều đặc biệt quan tâm khi xác định và quyết định mức cho vay là phải khắc phục được những quyết định chủ quan, thiếu cơ sở thực tiễn. Đó là việc vận dụng tỷ lệ tối đa (70%, 50%) của giá trị TS. Để xác định mức cho vay, không căn cứ nhu cầu xảy ra trong tương lai (giá trị TS thế chấp giảm thấp do nhiều nguyên nhân).
Tâm lý khách hàng và CBTD chủ quan sẽ dùng phương pháp lấy giá trị TS thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tỷ lệ tối đa cho phép để xác định mức xin vay, cho vay.
- Đối với một dự án, phương án tổng hợp, vừa có đối tượng vay vốn ngắn hạn, vừa có đối tượng vay vốn trung hạn, CBTD phải tính toán và xác định nhu cầu cho từng loại.
- Khách hàng có tín nhiệm (xếp loại A) khách hàng là hộ sản xuất, nông - lâm - ngư nghiệp, vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản, nếu VTC tham gia và xác định mức cho vay phù hợp khả năng trả nợ. Để xếp loại khách hàng A phải theo dõi khách hàng trong 2 năm về quá trình trả nợ. Để xếp loại khách hàng A, CBTD phải theo dõi khách hàng trong 2 năm quá trình trả nợ.
b. Lãi suất cho vay
áp dụng lãi suất do Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam (lãi suất hiện thời được áp dụng trình bày ở trên).
c. Thời hạn cho vay
Xác định thời hạn cho vay phù hợp chu kỳ phát triển của cây, con, sự luân chuyển của vật tư hàng hoá, khả năng trả nợ, sự thỏa thuận của người vay là yếu tố quyết định cơ bản đến hiệu quả sử dụng vốn vay, độ an toàn và chất lượng Tín dụng.
Nếu ta chủ quan, tuỳ tiện áp đặt thời hạn cho vay tuân thủ theo thể lệ sẽ làm cho rủi ro, dư nợ quá hạn nhiều...
Muốn xác định đúng đắn được thời hạn cho vay, CBTD phải:
+ Kiểm tra, xác định đối tượng cho vay
+ Kiểm tra, xác định nguồn thu nhập (lợi nhuân, lương, thu khác...)
+ Chứng minh được sự thỏa thuận - đề xuất của người vay có phù hợp với thực tiễn không.
+ Căn cứ vào sự chỉ đạo của từng thời kỳ và tính chất của nguồn vốn (theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam được phép dùng 100% nguồn vốn tiền gửi trên 12 tháng và 30% nguồn tiền gửi dưới 12 tháng để cho vay trung hạn, NHNo&PTNT Việt Nam quy định chỉ tiêu dư nợ trung hạn 45%/tổng dư nợ (đây là chỉ tiêu bắt buộc).
Thời hạn cho vay: Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã thỏa thuận trong HĐTD.
Thời hạn cho vay tối đa =
Tổng mức tiền cho vay
Lợi nhuận + Khấu hao + Nguồn khác
Phân kỳ trả nợ: Không phải khoản vay nào cũng cho vay và phân kỳ trả nợ đều đặn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng... mà phải phân tích xác định khoản thu, thời điểm người vay có thu nhập để phân kỳ trả nợ.
+ Nếu cho vay theo hạn mức: Thì phải dựa vào kỳ thu hoạch của sản phẩm, kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hay chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn nhưng không quá 12 tháng.
+ Đối với cho vay cầm cố thì phải dựa vào thời hạn gửi tiền của sổ tiết kiệm, kỳ phiếu...
+ Đối với cho vay xuất khẩu lao động, phù hợp với thời hạn lao động được ký kết trong hợp đồng.
4. cách cho vay
Đối với hộ sản xuất kinh doanh có 2 cách cho vay được áp dụng phổ biến là:
+ Cho vay từng lần
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
* Cho vay từng lần
áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Đây là cách cho vay được áp dụng phổ biến, mỗi lần vay khách hàng phải gửi đến Ngân hàng tài liệu.
- Giấy đề nghị vay vốn
- Phương án SXKD
- Chứng từ liên quan
Mức cho vay = Tổng nhu cầu vốn - Vốn tự có - Vốn khác
* Cho vay theo hạn mức tín dụng
áp dụng cho khách hàng vay ngắn hạn c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status