Quản lý dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Quản lý dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2
I. KHÁI NIỆM CHUNG 2
1. SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2
2. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 3
3. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 5
II. GIỚI THIỆU VỀ BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN 11
1. BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 11
2. VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN 14
CHƯƠNG II: QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 16
I. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN FDI 16
1. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 16
2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN 16
3. ĐẶC THÙ RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI 17
4. XỬ LÝ CÁC MỐI QUAN HỆ: 20
II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRIỂN KHIA DỰ ÁN SAU KHI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ. 24
III. ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ 27
1. CỞ SỞ KHOA HỌC 27
2. ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ. 28
3. PHÂN CẤP ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ 29
4. THẨM ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ 29
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 32
I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU THU HÚT VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 32
II. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 35
III. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 39
KẾT LUẬN 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các tỉnhm thành phố trực thuộc trung ương trong việc thực hiện kế hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chương trình, chính sách của nhà nước đối với đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài.
6 - Làm chủ tịch các hội đồng cấp nhà nước, xét duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp.
7- Trình thủ tướng Chính phủ thẩm định việc sử dụng quỹ dự trữ nhà nước
8- Tổ chức nghiên cứu dự thảo, thu thập xử lý thông tin về phát triển kinh tế xã hội trong và ngoài nước phục vụ cho việc xây dựng và điều hành kế hoạch.
9 - Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc bộ quản lý.
10 - Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội , hỗ trợ phát triển và hợp tác đầu tư.
b. Cơ cấu tổ chức
Bộ kế hoạch và đầu tư có 22 cơ quan giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 6 tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ
* Các cơ quan giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước :
1- Vụ pháp luật đầu tư nước ngoài
2- Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài
3 - Vụ quản lý khu chế xuất và khu công nghiệp
4 - Vụ đầu tư nước ngoài
5- Vụ tổng hợp kinh tế quốc dân
6- Vụ kinh tế đối ngoại
7- Vụ kinh tế địa phương và lãnh thổ
8 - Vụ doanh nghiệp
9- Vụ tài chính - tiền tệ
10 - Vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn
11- Vụ công nghiệp
12 - Vụ thương mại và dịch vụ
13 - Vụ cơ sở hạ tầng
14 - Vụ lao động và văn hoá xã hội
15 - Vụ khoa học và giáo dục môi trường
16 - Vụ quan hệ Lào và Campuchia
17 - Vụ quốc phòng an ninh
18 - Vụ tổ chức cán bộ
19 - Văn phòng thẩm định dự án đầu tư
20- Cơ quan thay mặt phía nam
* Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ
1 - Viện quản lý kinh tế Trung ương
2 - Viện chiến lược phát triển
3- Trung tâm nghiên cứu kinh tế phía nam
4 - Trung tâm thông tin (Gồm cả tạp chí kinh tế dự báo)
5- Trường nghiệp vụ kế hoạch
6 - Báo đầu tư nước ngoài
2. Vụ quản lý dự án
Vụ quản lý dự án là đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư giúp bộ trưởng làm chức năng theo dõi và quản lý nhà nước về các dự án đầu tư nước ngoài sau khi đã được cấp giấy phép với các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1 - Hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án sau khi đã được cấp giấy phép đầu tư
2 - Theo dõi tình hình các chủ đầu tư thực hiện các quy định tại giấy phép đầu tư, các quy định của pháp luật, kiến nghị các vấn đề nghiên cứu về chính sách và luật pháp đầu tư.
3 - Phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan kiến nghị việc điều chỉnh giấy phép đầu tư, cho phép chuyển nhượng vốn, kết thúc hoạt động , rút giấy phép và giải thể trước thời hạn các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
4- Làm đầu mối với các Bộ, địaphương liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo luật định của Bộ, theo dõi công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về các mặt hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
5 -Theo dõi và đánh giá hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của các dự án nói riêng và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung
6- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư giao
Chương II: Quản lý dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
I. Các nguyên tắc chung về quản lý dự án FDI
1. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Theo Luật đầu tư nước ngoài có 3 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đó là:
- Hợp tác đầu tư trên cơ sở hợp đồng (BCC)
- Thành lập các doanh nghiệp liên doanh (J.V)
- Thành lập các doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài (1000% FDI )
Cũng theo quy định của luật về nội dung hợp tác, chỉ có các doanh nghiệp được thành lập theo hai hình thức đầu tư J.V và 100% FDI mới có tư cách pháp nhân Việt Nam, có nghĩa là về mặt pháp luật được nhìn nhận như các doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các luật khác có liên quan. Việc hợp tác BCC không tạo ra doanh nghiệp mới, các bên tham gia BCC vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình. Theo các quy định trên mặt pháp luật, cộng với nội dung hoạt động của mỗi hình thức đầu tư có nhiều điểm khác nhau, dẫn đến việc quản lý nỗi hình thức đầu tư sẽ có những đặc thù riêng cần được đi sâu phân tích kỹ trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn quản lý của các doanh nghiệp có vốn FDI thời gian qua
2. Các nguyên tắc cơ bản
Trước khi phân tích đặc thù riêng trong quản lý đối với từng hình thức đầu tư ( hay loại hình doanh nghiệp có vốn FDI), chúng ta cần khẳng định lại mốt số nguyên tắc cơ bản sau đây trong quản lý doanh nghiệp nói chung và trong đó có các doanh nghiệp có vốn FDI cần tuân thủ:
- Quản lý theo đúng quy định của pháp luật, có tính đến thông lệ quốc tế trong quản lý các doanh nghiệp nói chung và trong việc xử lý từng vụ việc cụ thể đối với doanh nghiệp có vốn FDI nói riêng.
- Quản lý doanh nghiệp là để hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo đúng mục tiêu nhà nước mong muốn.
- Quản lý một doanh nghiệp tốt cần xử lý thoả đáng hai vấn đề chủ yếu sau đối với doanh nghiệp, đó là xử lý các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường
- Xây dựng được mô hình quản lý tối ưu
- Có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi
3. Đặc thù riêng của doanh nghiệp có vốn FDI
Trong quản lý các doanh nghiệp có vốn FDI, cần lưu ý đặc thù riêng của hai đối tượng (hay hai mục tiêu) chịu sự quản lý là vốn và con người .
Có thể nêu ra một số đặc thù riêng của từng đối tượng, (mục tiêu) quản lý đó như sau:
a. Về vốn
Một số đặc thù riêng của vốn FDI (So với vốn khác đang sử dụng hiện nay như nguồn vốn ngân sách của Nhà nước, Vốn ODA, vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước cho Việt Nam , vốn viện trợ nhân đạo, vốn của các tổ chức tư nhân và các cá nhân trong nước...) như sau:
- Đây là nguồn vốn tư nhân của tư bản nước ngoài, vì vậy nó chỉ được đưa vào đầu tư khi người chủ sở hữu nhìn thấy rõ hiệu quả đồng vốn đầu tư (hiệu quả ở đây rõ ràng phải cao hơn ở nước họ, cũng như nước khác ngoài Việt Nam, hay tối thiểu cũng phải cao lơn lãi suất ngân hàng...).
- Nguồn vốn này sẽ được đầu tư nhưng không theo kế hoạch đầu tư của nước chủ nhà mà sẽ được đầu tư theo ý muốn, kế hoạch của người sở hữu vốn (nhà đầu tư nước ngoài), phụ thuộc vào:
+ Hiệu quả cao thấp của việc đầu tư
+ Môi trường đầu tư của nước chủ nhà ( nước nhận đầu tư) có thuận lợi, dễ dàng cho việc đầu tư hay không? vấn đề này bao gồm cả hệ thống cơ sởhạ tâng và hệ thống pháp lý đầu tư (Luật đầu tư và các chính sách có liên quan...).
+ Khả năng của thị trường nơi đầu tư.
- Nguồn vốn này khi đưa vào liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh thì không phân tỷ lệ góp vốn cao hay...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status