Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty sông đà 9 năm 2001 - pdf 28

Download miễn phí Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty sông đà 9 năm 2001



CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN CỐ ĐỊNH 1
1.1. VỐN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. 1
1.1.1. Khái niệm chung về vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. 1
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm TSCĐ của doanh nghiệp. 2
1.1.3. Các tiêu thức chủ yếu dùng trong phân loại TSCĐ. 5
1.1.3.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: 5
1.1.3.2. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng: 6
1.1.3.3. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế: toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có thể chia thành các loại sau: 6
1.1.3.4. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: bao gồm: 7
1.1.4. Vốn cố định và các đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. 8
TLSX 9
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 10
1.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 10
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. 11
1.2.2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp: 11
1.2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích. 12
1.2.3. Sự cần thiết và yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 14
1.2.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 14
1.2.3.2. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 16
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP. 17
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 17
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 18
1.4. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP. 19
1.4.1. Làm tốt đầu tư xây dựng, nua sắm TSCĐ, xem xét kỹ hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản. 20
1.4.2. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 21
1.4.3. Tổ chức thực hiện tốt việc khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao. 22
1.4.4. Bảo toàn vốn cố định. 23
1.4.5. Tổ chức hạch toán nội bộ doanh nghiệp. 24
1.4.6. Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý vốn cố định trong các doanh nghiệp. 24
CHƯƠNG II: THỰC TẾ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH Ở CÔNG TY SÔNG ĐÀ 9. 26
2.1. VÀI NÉT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 9. 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 26
2.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty trong những năm tới. 28
2.1.3. Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Sông Đà 9. 29
2.1.3.1. Đặc điểm và quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty. 29
2.1.3.2. Tình hình tổ chức lao động. 30
2.1.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất. 31
2.1.3.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán. 32
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty Sông Đà 9 34
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY SÔNG ĐÀ 9 NĂM 2001. 35
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 35
2.2.1.1 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn chung: 35
2.2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn đối với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 9 trong năm 2001. 36
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty SĐà 9 năm 2001. 37
2.2.2.1. Đánh giá kết quả chung. 37
2.2.2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2001. 38
2.2.2.3. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2001. 40
2.2.3. Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty Sông Đà 9 năm 2000 - 2001. 41
2.2.3.1. Cơ cấu các nguồn tài trợ hình thành nguyên giá TSCĐ của Công ty. 41
2.2.3.2. Tình hình sử dụng vốn cố định ở Công ty Sông Đà 9 năm 2001. 43
2.2.4. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty Sông Đà 9 năm 2001. 44
2.2.4.1. Tình hình trang bị TSCĐ của Công ty. 44
2.2.4.2. Tình hình đầu tư TSCĐ của Công ty Sông Đà 9 năm 2001. 47
2.2.4.3. Tình trạng kỹ thuật TSCĐ của Công ty Sông Đà 9 năm 2001. 48
2.2.4.4. Tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ. 50
2.2.4.5. Tình hình khấu hao của Công ty. 52
2.3.1. Trong năm Công ty đã chủ động đầu tư mua sắm TSCĐ cũng như việc lập kế hoạch đầu tư TSCĐ để tăng năng lực thi công. 53
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


toàn vốn. Bảo toàn vốn có nghĩa là: trong quá trình vận động cho dù vốn cố định được biểu hiện dưới hình thái nào đi chăng nữa thì khi đi được một vòng tuần hoàn, vốn cố định vẫn được tái đầu tư cũng bằng quy mô cũ để có thể trang bị lại cho bằng hay hơn cũ ở thời điểm hiện tại.
Để có thể bảo toàn vốn cố định, thông thường người ta sử dụng các biện pháp như: đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp, sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của công tác sửa chữa lớn TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo toàn vốn sẽ có một ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Việc bảo toàn vốn cố định không chỉ là cơ sở đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, mà còn tạo ra cơ sở để các doanh nghiệp có thể so sánh thực sự đúng đắn giữa chi phí bỏ ra và kết quả do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại. Từ đó có thể xác định chính xác được hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
(Việc đánh giá và đánh giá lại TSCĐ của doanh nghiệp cũng đã được quy định rõ trong QĐ 166/1999 và Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam tháng 1 năm 2002 của Bộ Tài Chính).
1.4.5. Tổ chức hạch toán nội bộ doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định phải được tính toán từ khi lập kế hoạch sử dụng vốn đến quá trình tổ chức thực hiện. Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng vốn cố định luôn gắn với những mục đích cụ thể do đó việc hạch toán kinh tế nội bộ là một biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Việc hạch toán nội bộ có thể thực hiện từ phân xưởng, tổ, đội sản xuất bằng cách giao một số chỉ tiêu (lợi nhuận, hiệu suất sử dụng TSCĐ, vốn cố định, hệ số sử dụng máy, hệ số ca máy, hiệu suất sử dụng theo thời gian...) và quyền hạn nhất định trong công tác quản lý và sử dụng nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của người lao động trong quản lý sản xuất...
1.4.6. Đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý vốn cố định trong các doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển và thay đổi không ngừng của nền kinh tế, công tác quản lý và sử dụng vốn cố định, TSCĐ cũng luôn có những biến động. Do đó các cơ quan chức năng của Nhà nước có thẩm quyền luôn phải bám sát và theo dõi chặt chẽ sự thay đổi này từ đó kịp thời đưa ra các chính sách mới thích hợp với điều kiện thực tế. Cụ thể là quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 03 tháng 12 năm 1999 đã kịp thời mang lại cho doanh nghiệp biện pháp quản lý và sử dụng TSCĐ đúng đắn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
Hoàn thiện các chế độ tài chính, tiền tệ, thuế quan... tạo môi trường bình đẳng, thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả. Hoàn thiện hơn nữa việc giao vốn, giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, đồng thời đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện nghiêm chỉnh việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.
Chương II: Thực tế tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định ở Công ty Sông Đà 9.
2.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 9.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Sông Đà 9 là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà, Bộ Xây Dựng. Trụ sở chính của Công ty đặt tại tầng 7 - nhà G10 - Thanh Xuân Nam - Thành phố Hà Nội. Tiền thân của Công ty là Liên trạm cơ giới tại Thuỷ điện Thác Bà. Năm 1960 là Xí nghiệp Thi công cơ giới tại Thuỷ điện Hoà Bình. Từ năm 1975 là Công ty Thi công cơ giới. Từ tháng 1 năm 1981 đến đầu năm 2002 là Công ty Xây lắp và thi công cơ giới Sông Đà 9. Ngày 11 tháng 3 năm 2002, căn cứ quyết định số 285/QĐ-BXD Công ty Xây lắp và thi công cơ giới Sông Đà 9 được đổi tên thành Công ty Sông Đà 9 thuộc Tổng công ty Sông Đà.
Nhận thức được công tác tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, trong quá trình phát triển, Công ty đã cố gắng không ngừng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất. Công ty đã luôn rà soát lại tổ chức các đơn vị trực thuộc từ các đội, các bộ phận trực thuộc chi nhánh, xí nghiệp đến cơ quan Công ty. Đến nay đã có gần chục chi nhánh của Công ty đóng rải rác trên mọi miền của Tổ quốc, từ Bắc vào Nam. Bao gồm các Chi nhánh sau:
- Chi nhánh 901: thi công các công trình tại Yaly, miền trung và năm tới sẽ thi công Thuỷ điện Sê San 3, Sê San 3A.
- Chi nhánh 902: thi công tại Thuỷ điện Cần Đơn (Bình Phước) và các năm tới sẽ cùng 901 thi công Thuỷ điện Sê San 3A.
- Xí nghiệp 903: thi công các công trình phía Bắc như: thi công Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Bắc Ninh, Thường Tín - Cầu Giẽ, đường 10 Thái Bình...
+ Chi nhánh 18/9: thi công tại phía nam đường Hồ Chí Minh đoạn ARoàng - Atép Thừa Thiên Huế.
+ Chi nhánh 904: thi công tại phía bắc đường Hồ Chí Minh đoạn ARoàng - Atép Thừa Thiên Huế trên cơ sở tách các bộ phận của chi nhánh 901.
Tháng 6 năm 2001, sáp nhập Công ty Sông Đà 15 vào Công ty Sông Đà 9, Công ty cũng đã rà soát lại công tác tổ chức sản xuất, thành lập mới 2 xí ngiệp 905 và 906 trên cơ sở 5 xí nghiệp của Công ty Sông Đà 15 cũ.
+ Xí nghiệp 905: thi công tại Yên Bái, Thanh Hoá, Quảng Bình, Hà Nội và sắp tới xí nghiệp sẽ tham gia thi công công trình Thuỷ điện Nậm Mu (Hà Giang).
+ Xí nghiệp 906: thi công tại Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Nội, Hà Tây và kinh doanh vật tư.
Nhiều công trình xây dựng lớn của Đất nước đã có sự đóng góp của Công ty Sông Đà 9 như: Công trình Thuỷ điện Yaly với giá trị xây lắp lên tới 245 tỷ đồng /năm; công trình Thuỷ điện Cần Đơn (Bình Phước) với giá trị năm 2001 là 22,2 tỷ đồng; đoạn đường Thường tín - Cầu Giẽ, Hà Nội - Bắc Ninh... đặc biệt là Công ty đang thi công công trình có ý nghĩa chiến lược của Đất nước đó là Đường Hồ Chí Minh, đoạn ở Thừa Thiên Huế với giá trị sản lượng năm 2001 là 37,2 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn thi công nhiều công trình khác cũng có giá trị lớn tới hàng chục tỷ đồng/năm như: công trình kênh xả Thuỷ điện Hàm Thuận; đường vào khu lọc dầu Dung Quất; công trình Thuỷ điện Ry Ninh 2...
Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, trải qua nhiều khó khăn, thử thách song với những cố gắng của tập thể CBCNV trong lao động sản xuất nên Công ty đã đạt được các mục tiêu kinh tế cao hơn nhiều so với những năm trước. Năm 2001 với tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 231.715.988.625 đồng đạt 108% kế hoạch và tăng 255% so với năm 2000 (90.216.443.000 đồng).
Là đơn vị trọng điểm của Tổng Công ty Sông Đà, Công ty Sông Đà 9 đã luôn đóng vai trò xung kích trên mọi lĩnh vực, khai phá những công trình mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư mở rộng ngành nghề kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn của Đất nước, chuyển vai trò từ người làm thuê sang nhận thầu theo hình thức chìa khoá trao tay hay làm chủ đầu tư... Vì thế công sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có lãi, lợi nhuận hàng năm trên 2 tỷ đồng (từ n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status