Các giải pháp của Việt Nam đối với thu hút FDI của Nhật Bản - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mở đầu:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp
I. Khái niệm, Đặc điểm của FDI
1. Khái niệm chung về FDI
2. Đặc điểm của FDI
II. Các hình thức FDI
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
2. Doanh nghiệp liên doanh
3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
III. Vai trò và nhân tố tác động đến FDI
1.Vai trò của FDI
2.1. Đối với quốc gia đi đầu tư
2.Những nhân tố tác động đến FDI
2.2. Đối với quốc gia nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương II: Thực trạng thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
I. Vài nét về quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật bản
II. Những yếu tố chi phối đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
1. Phía Việt Nam
2. Phía Nhật Bản
III.Thực trạng đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
1. Tốc độ đầu tư
2. Cơ cấu, quy mô đầu tư
3. Những mặt tích cực và hạn chế
Chương III: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
I. Một số vấn đề dặt ra để thu hút FDI của Nhật Bản tai Việt Nam
1. Môi trường đầu tư
2. Tính chất toàn cầu hoà đầu tư trực tiếp của Nhật Bản rất cao nên yêu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản cũng càng cao
II. Các giải pháp của Việt Nam đối với thu hút FDI của nhật Bản
1. Nhận thức đúng vai trò và địng hướng rõ ràng vấn đề thu hút FDI từ Nhật Bản
2. Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn hơn hiện nay
3. Cần tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư mạnh mẽ hơn, có trọng điểm về thị trường đầu tư về đối tác đầu tư, để các cuộc vận động đầu tư mang lại hiệu quả thiết thực
4. Hình thành một hệ thống tổ chức hợp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài
5. Xử lý đối với 4 loại dự án đã có
Kết luận
Lời mở đầu
Nằm trong khu vực châu á - Thái Bình Dương, Nhật Bản và Việt Nam là hai quốc gia có điều kiện tự nhiên khác nhau. Từ một quốc gia hải đảo cùng kiệt tài nguyên thiên nhiên, con đường phát triển phải dựa vào bên ngoài nhưng Nhật Bản đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. không chỉ có nền kinh tế lớn, Nhật Bản còn là một quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, một trung tâm công nghiệp và thế giới, có nguồn dự trữ khổng lồ.
Việt Nam một quốc gia nhỏ bé nằm trong khu vực Đông Nam á. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân dân siêng năng cần cù, trải qua nhièu cuộc chiến tranh giữ nước, hiện nay đang trên đà đổi mới và phát triển.
Để thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, sự giúp đỡ của nhật bản đối với Việt Nam để giảm bơt những khó khăn và hạn chế trong việc đổi mới và tiến hành nhanh hơn và đúng hơn là rất cần thiết đặc biệt là về vốn và kỹ thuật, để thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập quốc dân đầu nguời từ nay đến 2001, Việt nam cần khoảng 50 tỷ USD vốn đầu tư. trong khi đó vốn trong nước chỉ đáp ứng 50% nhu cầu vì vậy chỉ có thể trông chờ vào đầu tư nước ngoài. việc thu hút vốn đầu tư của các nước phát triển - các cường quốc như Nhật Bản là việc hết sức quan trọng.
Trong bài viết này em muốn nhấn mạnh đến đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 1996 đến nay. Đây là giai đoạn Việt Nam bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới và bước đầu đã có những kết quả khá quan.
Em xin chân thành Thank Thầy giáo đã giúp em rất nhiều trong bài viết này.
Chương I : Một số lý luận cơ bản về FDI
I. Khái niệm. Đặc điểm của FDI
1. Khái niệm chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngay từ thời tiều Tư bản và cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa về đầu tư nước ngoài đã đưa ra. nhìn trung có một chấp nhận được nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận, đó là "Đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư ( cá nhân hay pháp nhân ) đưa vốn hay bất kỳ hình thức giá trị nào vào việc tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ mhằm thu lợi nhuận và đạt được các hiệu quả xã hội ".
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là hình thức đầu tư nước ngoài trong đó người chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành sử dụng vốn đầu tư. Hình thức FDI gắn liền với sự rư đời của các công ty xuyên quốc gia. Số lượng các công ty xuyên quốc gia và các chi nhánh của chúng đã tăng lên một cách nhanh chóng đặc biệt là sau chiến tranh thế giớ lần thứ II. Theo thống kê của liên hiệp quốc, hiện nay trên tế giới có khoảng 37000 công ty với 170000 chủ nhánh. Con số này đã chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của FDI trong thời gian qua. FDI đã trở thành một xu thế tất yếu trong diều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông. Có thể nói trong thời đại không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đường TBCN hay định hướnh XHCN lại không cần đến FDI .
Dưới tác động của cuộc cách mạng KHKT và CMKH công nghệ, ngay cả những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật mạnh như Mỹ, các nước Tây Âu và Nhật Bản cũng không tự mình giải quyết những vấn đề đã, đang và tiếp tục đặt ra tên lĩnh vực khoa học công nghệ và vốn. Do đó, con đường hợp tác có hiệu quả. mọi quốc gia đều coi đó là một nguồn lực quốc tế cần khai thác để từng bước hội nhập quốc tế.
2. Đặc điểm của FDI
FDI có những đặc điểm sau :
- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư họ tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả cao.
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành mọi hoạt động đầu tư nếu là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay tham gia điều hành doanh nghiệp hoạt động tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình.
- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý là các mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được .
- Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của Chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hay mở rộng dự án cũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được.
II. Các hình thức FDI
Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là:


DL4P44H442ckMmD
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status