Bảo hiểm kỹ thuật với hoạt động - pdf 28

Download miễn phí Bảo hiểm kỹ thuật với hoạt động



LỜI NÓI ĐẦU 3
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM 4
I-/ BẢN CHẤT CỦA TÁI BẢO HIỂM. 4
1Khái niệm chung về Tái Bảo Hiểm. 4
2. Bản chất của Tái Bảo Hiểm. 4
II-/ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TBH. 4
1. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm. 4
2. Sự phát triển của TBH sau chiến tranh thế giới lần thứ II 5
III-/ CHỨC NĂNG CỦA TÁI BH. 6
IV-/ CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TBH CHỦ YẾU. 7
2. Các phương pháp tái bảo hiểm 10
PHẦN 2: BẢO HIỂM KỸ THUẬT VỚI HOẠT ĐỘNG 17
TÁI BẢO HIỂM 17
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM KỸ THUẬT. 17
II. CÁC LOẠI HÌNH ĐƠN BẢO HIỂM KỸ THUẬT. 18
1.Đơn BH không tái tục. 18
2. Đơn BH có thể tái tục 20
IV-/TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT. 22
1. Sự cần thiết phải Tái Bảo Hiểm Kỹ thuật. 22
2. Nội dung của Tái Bảo Hiểm Kỹ thuật. 22
PHẦN III 25
THỰC TRẠNG TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT Ở VINARE 25
I-/ MỘT VÀI NÉT VỀ VINARE 25
1-/ Giới thiệu chung về VINARE. 25
II-/ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM. 25
1-/ Trước năm 1994. 25
2-/ Sau năm 1994. 25
III-/ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ KỸ THUẬT. 25
1-/ Nhận tái bảo hiểm. 25
2-/ Công tác đề phòng hạn chế tổn thất. 25
3-/ Công ty giám định bồi thường. 25
4-/ Nhượng tái bảo hiểm. 25
5-/ Kết quả nghiệp vụ. 25
IV-/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ TÁI BẢO HIỂM KỸ THUẬT CỦA VINARE. 25
1-/ Tăng tỷ lệ hoa hồng. 25
2-/ Chú trọng chính sách giữ khách hàng. 25
3-/ Mở rộng phạm vi nhận tái ra ngoài nước. 25
4-/ Xây dựng hệ thống môi giới riêng. 25
5-/ Triển khai phương pháp tái bảo hiểm mới. 25
6-/ Tiếp tục hoàn thiện hoạt động nhượng tái. 25
7-/ Nâng cấp hệ thống thông tin. 25
8-/ Nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ. 25
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


o đơn gốc đã được tái tục.
Bảng phân chia mức giữ lại:
Hợp đồng TBH kỹ thuật thường có một bảng phân chia MGL. Mục đích chính của nó là nhằm tạo ra một sự cân bằng trực quan trong phần trách nhiệm giữ lại của công ty BH và giới hạn năng lực nhận BH của hợp đồng tái BH cho những rủi ro lớn có khả năng tổn thất cao. Nó cũng quy định rằng trách nhiệm đối với bên thứ ba (khi được đi kèm theo và là một phần của các đơn CAR,EAR và BPVE) được giữ lại hay tái đi cùng một tỷ lệ (%) với phần thiệt hại vật chất của đơn đó.
Việc sử dụng bảng phân chia mức giữ lại có ý nghĩa rất quan trọng đồng thời nó còn quan trọng đối với công ty nhượng và Công ty nhận tái BH trong việc cùng thảo luận với nhau về chức năng và ứng dụng của bảng. Việc áp dụng sai có thể dẫn đến phí TBH thấp và làm cho năng lực nhận BH của HĐ mất hiệu lực. Hai VD sau đây minh họa cho việc sử dụng bảng phân chia MGL:
Với mục đích minh hoạ của các VD, giả sử rằng hợp đồng TBH mức dôi có hiệu lực với các mức trách nhiệm như sau sau:
Mức giữ lại tối đa: 100.000 cho rủi ro tốt nhất.
Mức dôi thứ nhất: 10 lớp ( tương đương 1.000.000)
a. BH đổ vỡ máy; VD về nhượng HĐ TBH:
Rủi ro: Nhà máy bia ____________________________________________
Tổng số tiền BH: 5.000.000 bao gồm 25 máy kèm theo các thiết bị phụ trợ như ống dẫn, bảng treo dụng cụ...
Giá trị cao nhất của một máy: 1.000.000
Tỷ lệ phí BH: 5% * 5.000.000 = 25.000_________________________________
Giả sử rằng nhà máy bia được phân loại là rủi ro mà công ty nhượng có thể giữ lại đến mức tối đa.
Một phương pháp TBH có thể sử dụng là nhượng tái BH từng máy theo số tiền BH của chúng. Do có nhiều hạng mục có số tiền BH ít hơn hay bằng mức giữ lại, HĐ TBH chỉ có thể sử dụng cho những máy có số tiền BH lớn hơn 100.000. Điều này đi ngược lại với nguyên tắc của hợp đồng tỷ lệ.
Một phương pháp khác có thể tính toán thẳng trách nhiệm chuyển nhượng trên tổng số tiền BH. Phương pháp này có thể đưa ra những kết quả như sau:
Số tiền BH
Phí
%
Mức giữ lại
100.000
500
2
Mức dôi 1(10 lớp)
1.000.000
5.000
20
TBH tạm thời
3.900.000
19.500
78
Tổng
5.000.000
25.000
100
Phương pháp này dẫn đến việc số phí giữ lại cho công ty gốc là quá ít, và phải sử dụng đến một đơn TBH tạm thời là điều thực sự không cần thiết.
Phương pháp tốt nhất là khởi đầu tính toán với máy có số tiền BH lớn nhất (trong VD này là 1.000.000 và áp dụng % tính được cho tổng số tiền BH:
Mức giữ lại : 100.000 = 10% * 1.000.000_______________
Mức dôi thứ nhất (tối đa 10 lớp): 900.000 = 90% * 1.000.000_______________
Giữ lại/ tái đi:
Số tiền BH
Phí
%
Giữ lại 10% của 5.000.000
500.000
2.500
10
Mức dôi thứ nhất 90% của 5.000.000
4.500.000
22.500
90
Tổng
5.000.000
25.000
100
Trong trường hợp có khiếu nại, sự phân bổ trách nhiệm sẽ áp dụng chính xác cùng một tỷ lệ: tức là 10% cho người nhượng tái và 90% cho người nhận tái HĐ mức dôi thứ nhất.
Khi so sánh những phương pháp TBH đã được miêu tả trên đây, một điều nhận thấy rằng phương pháp cuối cùng đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quan trọng: năng lực nhận BH được sử dụng một cách triệt để, phí BH đã được phân bố hợp lý và không có sự lựa chọn vì tất cả các máy đã được tái đi theo cùng một tỷ lệ. Thêm vào đó, trong VD này không cần đến phương pháp TBH tạm thời và hiển nhiên là tiết kiệm được chi phí hành chính.
Tất nhiên, vấn đề có thể đặt ra là số tiền giữ lại và năng lực nhận BH của HĐ đều bị vượt quá. Tuy nhiên trong HĐ TBH đổ vỡ máy móc, việc tính toán tổng số tiền BH là không thực tế. Việc tính số tiền nhượng tái BH thường được tuân theo giá trị cao nhất của một máy bởi vì những thiết bị được BH theo đơn MB thường hiếm khi bị tổn thất toàn bộ. Hầu hết các khiếu nại đều chỉ là bộ phận và ảnh hưởng tới một máy. Vì vậy, mặc dù giới hạn đã định có thể bị vượt quá nhưng cũng không đe doạ quá nhiều rủi ro cho MGL hay HĐ.
Phương pháp nhượng trên đây chỉ được áp dụng cho BH đổ vỡ máy. Nó không thể sử dụng cho các loại hình BH kỹ thuật khác. Ví dụ việc nhượng các đơn CAR,EAR phải dựa trên tổng số tiền BH của phần thiệt hại vật chất cộng với toàn bộ các điều khoản SĐBS đều có kèm theo số tiền BH. Lý do là những rủi ro này có thể tổn thất toàn bộ, khác với những rủi ro trong đơn MB.
b. TBH mọi rủi ro cho chủ thầu, HĐ TBH , ví dụ về nhượng TBH__________
Rủi ro : Làm đường_________________________________________________
Số tiền BH: _ phần xây dựng: (tổng giá trị HĐ ước tính): 2.900.000
_ chi phí dọn dẹp hiện trường:(giới hạn bồi thường): 50.000
_ BH thiết bị, máy móc của chủ thầu: 50.000
Tổng STBH: 3.000.000
Giới hạn trách nhiệm đối với người thứ ba: 200.000
Tỷ lệ phí: 6% * 3.000.000 = 18.000____
Chúng ta giả sử rằng bảng phân bổ mức giữ lại cho phép khả năng nhận tái BH cho loại rủi ro này là 75%. Vì vậy, số tiền giữ lại sẽ là 75.000(75% * 100.000)
Số tiền BH
TN với người thứ 3
Phí
%
Phần giữ lại
75.000
5.000
450
2,5
Mức dôi 1(10 lớp)
750.000
50.000
4.500
25
TBH tạm thời
2.175.000
145.000
13.000
72,5
Tổng
3.000.000
200.000
18.000
100
Phần III
Thực trạng tái bảo hiểm kỹ thuật ở VINARE
I-/ Một vài nét về VINARE
1-/ Giới thiệu chung về VINARE.
a, Sự ra đời của công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE)
Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có được những bước tiến đáng kể. Từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng GDP khá cao và tương đối ổn định (từ năm 1988 đến năm 1998, tốc độ tăng GDP hàng năm là 7%). Theo đà phát triển của cả nền kinh tế, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng đang dần khởi sắc. Ngày 18/12/1993 Nghị định 100CP của Chính phủ ra đời đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của ngành Bảo hiểm Việt Nam, kết thúc gần 30 năm độc quyền của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt). Dựa vào Nghị định này hàng loạt công bảo hiểm mới ra đời như Bảo Long, Bảo Minh, PJICO, PVIC đã đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng của thị trường.
Do sự phát triển của nền kinh tế nói chung và các công ty bảo hiểm Việt Nam nói riêng, tất yếu phát sinh nhu cầu về tái bảo hiểm và để đáp ứng nhu cầu đó đòi hỏi phải có 1 công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Ngày 27/9/1994, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ra quy định số 920/CP/TCCB về việc thành lập công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE). Theo đó VINARE là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập được Nhà nước cấp vốn điều lệ, tự chủ về tài chính và hoạt động kinh doanh, được mở tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng theo quy định của Nhà nước, có con dấu riêng và có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ tài chính với Ngân Sách Nhà nước theo luật hiện hành. Ngày 1/11/1995 công ty đã chính thức đi vào hoạt động với số vốn pháp định là 40 tỷ đồng. Sau 5 năm đầu hoạt động, có thể nói sự ra đời của VINARE là một quyết định đúng đắn, kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh và sự có mặt của VINARE thực sự d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status