Tình hình đầu tư và công tác quản lý dự án đầu tư của tổng công ty Dệt may - pdf 28

Download miễn phí Tình hình đầu tư và công tác quản lý dự án đầu tư của tổng công ty Dệt may



Lời mở đầu Trang
Chương I: Tổng quan chung về tổng công ty dệt may Việt Nam
I. Lịch sử hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy mô của tổng công ty dệt may ViệtNam .1
1. Lịch sử hình thành và phát triển .1
2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 2
2.1. Chức năng của Tổng công ty quy định trong điều lệ của Tổng công ty .2
2.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty trong cơ chế thị trường gồm . 3
2.3. Quyền hạn của Tổng công ty .4
3. Đặc điểm hoạt động của Tổng công ty .4
II. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty dệt mayViệt Nam .5
1. Ban tổ chức hành chính .6
1.1Chức năng . 6
1.2Nhiệm vụ .6
1.3Mối quan hệ công tác với các phòng ban .7
2. Ban kế hoạch thị trường .7
2.1 Chức năng . .7
2.2 Nhiệm vụ .8
2.3 Mối quan hệ với các phòng ban .8
3. Ban tàI chính kế toán . .9
3.1 Chức năng 9
3.2 Nhiệm vụ .9
3.3 Mối quan hệ với các phòng ban .9
4. Ban kỹ thuật đầu tư .10
4.1 Chức năng .10
4.2 Nhiệm vụ 10
4.3 Mối quan hệ với các phòng ban .10
5. Trung tâm xúc tiến xuất khẩu .10
5.1 Chức năng 10
5.2 Nhiệm vụ .11
5.3 Mối quan hệ với các phòng ban 11
6. Trung tâm đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp .11
6.1 Chức năng .11
6.2 Nhiệm vụ 12
6.3 Mối quan hệ với các phòng ban .12
Chương II: Tình hình đầu tư tạI Tổng công ty dệt may Việt nam 13
I.Tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng công ty .13
II. Tình hình đầu tư và công tác quản lý dự án đầu tư của tổng công ty dệt may .16
1.Tình hình kế hoạch hoá đầu tư của công ty .16
2.Quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài .20
3.Tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty .24
4.Tình hình đầu tư .25
1.1.Đầu tư đổi mới công nghệ . 25
1.2 Đầu tư nguồn nhân lực .26
2.3 Thực trạng đầu tư mở rộng thị trường .28
3.Tình hình thẩm định dự án tạI tổng công ty dệt may 29
5.Tình hình quản lý dự án đầu tư .30
III. đánh giá tình hình hoạt động của tổng công ty .32
1.Những kết quả đạt được 32
2. Những vấn đề còn tồn tạI .32
Chương III: Phương hướng và một số giảI pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của tổng công ty dệt may việt nam 35
I. Định hướng phát triển ngành dệt may .35
1.Định hướng của ngành dệt may Việt Nam . 35
2.Các chi tiêu đặt ra: .37
II. Các giải pháp và kiến nghị 37
1. Một số giảI pháp tăng cường đầu tư phát triển tạI Tổng công ty dệt may Việt nam .37
1.1 Giải pháp về tài chính và vốn .37
1.2.Giải pháp nguồn nhân lực .38
1.3. GiảI pháp về nguồn nguyên liệu. 39
1.4. Giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ .40
1.5. Giải pháp về thị trường .41
2. Một số kiến nghị về cơ chế chính sách .42
2.1 Về chính sách tài chính và thuế .42
2.2 Về chính sách đối với người lao động .43
2.3 Về ưu đãi đầu tư 43
2.4 Về thương mại và hải can 44
2.5 Chương trình phát triển cây bông vải .44

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra rất sôi động trên toàn thế giới, để phát triển mỗi nước không thể khép kín mình mà phải thực hiện mở cửa nền kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Kể từ đại hội VI (1986) Việt Nam đã từng bước thực hiện công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước với chiến lược hướng về xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu có chọn lọc. Để thực hiện được mục tiêu đó Nhà nước ta đã thành lập nên các Tổng công ty với mục đích tạo ra các tập đoàn kinh tế với sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời đây sẽ là ngành xương sống, mũi nhọn điều tiết hoạt động của các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, nhằm tạo động lực cho ngành dệt may ngày 29/4/1995 Chính phủ đã ra quyết định thành lập Tổng công ty dệt may Việt Nam với vai trò quản lý phát triển điều tiết sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may tại thị trường trong nước và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Sau 5 năm hoạt động, Tổng công ty đã và đang chiếm lĩnh được thị trường trong nước và từng bước khẳng định được vị thế trên các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, và từng bước thâm nhập vào thị trường Mỹ với doanh thu ngày càng lớn hơn xứng đáng là ngành mũi nhọn của nền kinh tế nước ta.
Được thực tập tại Tổng công ty Dệt- May Việt Nam, đặc biệt là tại ban kỹ thuật- đầu tư để nghiên cứu tình hình thực tế hoạt động đầu tư của Tang công ty, đồng thời có thể nêu lên một số kiến nghị để tăng cường năng lực, khả năng đầu tư của Tổng công ty là một vinh dự đối với em. Em xin chân thành Thank cô giáo- Tiến sĩ Nguyễn Bạch Nguyệt cùng ban lãnh đạo và các cô chú ban kỹ thuật- đầu tư đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Tổng công ty.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ QUY MÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆTNAM:
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Trong thời gian qua, khi đất nước ta tiến hành đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đã đem lại cho nền kinh tế nước ta những thay đổi về nhiều mặt, tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm, chúng ta đã khắc phục được tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội. Để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước một vấn đề rất quan trọng là sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước để nâng sức cạnh tranh của Doanh nghiệp Nhà nước trên thị trường trong nước và quốc tế. Một trong các biện pháp được Chính phủ thực hiện đó là thành lập các Tổng công ty Nhà nước với mục tiêu hình thành các tập đoàn kinh doanh mạnh để nâng sức cạnh tranh của Doanh nghiệp Nhà nước trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngành Dệt- may Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn 110 năm từ công cụ sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống đã làm ra được những sản phẩm mang bản sắc văn hoá Việt Nam và từng bước làm hài lòng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Do đó ngành Dệt- May Việt Nam được Nhà nước ta đánh giá là một trong những ngành xương sống, mũi nhọn để có thể giúp đất nước ta từng bước hội nhập được với nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy để tạo động lực cho sự phát triển của ngành Dệt- May Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng công ty Dệt- May Việt Nam theo quyết định số 153/TTg ngày 29/4/1995. Tổng công ty có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Textile- Garment Coporation, viết tắt là VINATEX:
- Có trụ sở chính đặt tại: 25 Bà triệu- Quận Hoàn Kiếm Thành phố Hà Nội. Ngoài ra Tổng công ty còn có cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Lê Quốc Ân
- Tổng giám đốc: Ông Mai Hoàng Ân
Là tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 nhằm đổi mới quản lý Doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường. VINATEX là sự kế thừa nhiệm vụ và đội ngũ cán bộ, công nhân của tổng công ty dệt Việt Nam và Liên hiệp các xí nghiệp May Việt Nam với toàn bộ các công ty, xí nghiệp nhà máy Dệt, May quốc doanh Trung ương và một số địa phương.
Từ khi thành lập đến nay tổng công ty Dệt- May Việt Nam đã và đang có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế Quốc dân, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng trong nước, mở rộng xuất khẩu và đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm bình quân từ 9-10% ngành công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 chiếm 14,6% so với kim ngạch xuất khẩu cả nước và tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động công nghiệp...
2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
2.1. Chức năng của Tổng công ty quy định trong điều lệ của Tổng công ty:
-Tổng công ty thực hiện chức năng kinh doanh hàng dệt, may mặc từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm; xuất nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm dệt may và các hàng hoá có liên quan đến ngành dệt may; Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý công nhân kỹ thuật.
- Tiến hành các hoạt động kinh doanh ngành nghề khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
2.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty trong cơ chế thị trường gồm:
- Tổng công ty có nghĩa vụ nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao ( bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác); nhận sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ do Nhà nước giao.
- Có nhiệm vụ thực hiện:
+ Các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối tài sản của Tổng công ty tại thời điểm thành lập Tổng công ty.
+ Trả các khoản tín dụng quốc tế mà Tổng công ty sử dụng theo quyết định của Chính phủ. Trả các khoản tín dụng do Tổng công ty trực tiếp vay hay các khoản tín dụng đã được Tổng công ty bảo lãnh cho các đơn vị thành viên vay theo hợp đồng bảo lãnh, nếu các đơn vị này không có khả năng trả.
- Tổng công ty có nghĩa vụ quản lý các hoạt động kinh doanh theo phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được Nhà nước giao.
- Tổng công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của Tổng công ty. Phải công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động tài chính của Tổng công ty, đồng thời có nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đắn và khách quan về hoạt động của Tổng công ty, nộp các khoản thuế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định của Chính phủ và pháp luật.
2.3. Quyền hạn của Tổng công ty:
- Tổng công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật như: Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao; đổi mới trang thiết bị theo chiến lược phát triển của Tổng công ty; kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao...


692685jyS8zjrKj
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status