Tình hình hoạt động và phát triển của Nhà máy cơ khí Hồng Nam - pdf 28

Download miễn phí Tình hình hoạt động và phát triển của Nhà máy cơ khí Hồng Nam



 Phần I 1
TỔNG QUAN VỀ NƠI THỰC TẬP 1
1.1. Cơ quan thực tập : Nhà máy cơ khí Hồng Nam 1
1.2 Tổ chức bộ máy cơ quan 2
1.3. Bộ phận sinh viên thực tập: Phòng tài chính, kế toán 7
phần II 7
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY TRONG THỜI GIAN VỪA QUA (3 NĂM 7
2.1 nhiệm vụ 7
2.2 Kết quả hoạt động 7
Môi trường cạnh tranh 9
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Phần I
Tổng quan về nơi thực tập
1.1. Cơ quan thực tập : Nhà máy cơ khí Hồng Nam
Địa chỉ cơ quan : Đường Lĩnh Nam, Trần Phú, Thanh Trì, Hà Nội
Số điện thoại : 8621605- 8621606-6440362
Nhà máy cơ khí Hồng Nam được thành lập theo quyết định số 2445 CL/CB ngày 4/11/1971 của Bộ cơ khí luyện Kim nay là Bộ Công nghiệp.
Nhà máy cơ khí Hồng Nam là một doanh nghiệp Nhà nước, là một đơn vị hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại Ngân hàng Thanh Trì- Hà Nội. Trụ sở chính đặt tại xã Trần Phú- Thanh Trì- Hà Nội.
Tiền thân của nhà máy là một xưởng sửa chữa toa xe lửa bị hỏng của Bộ quốc phòng. Trước đây, nó phục vụ cho việc sửa chữa các toa xe lửa bị hỏng trong chiến tranh đánh phá của giặc Mỹ. Nhiệm vụ sửa chữa toa xe dần dần giảm bớt, việc chuẩn bị phát triển một nền công nghiệp nhất là công nghiệp chế tạo sau chiến tranh là một việc rất cần thiết. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao và một cơ sở vật chất kỹ thuật đủ để hình thành một cơ sở chế tạo thiết bị nâng vận chuyển và cơ giới hoá việc bốc xếp hàng hoá phục vụ chung cho nền kinh tế quốc dân.
Nhà máy cơ khí Hồng Nam là một doanh nghiệp trực thuộc Công ty xây lắp và sản xuất công nghiệp( Tổng công ty thép Việt Nam) chuyên thiết kế, sản xuất, lắp đặt và sửa chữa các thiết bị nâng vận chuyển( hay còn gọi là máy nâng hạ) phục vụ cho các ngành công nghiệp khác nhau như:
*Nhóm máy trục: Bao gồm các loại máy thuộc nhóm vận chuyển không liên tục như cần trục, cổng trục… các loại máy này được sử dụng nhiều trong các ngành cơ khí, luyện kim, hoá chất, xây dựng, cảng… để bốc xếp hàng hoá, nguyên vật liệu và sản phẩm…
*Nhóm máy vận chuyển liên tục: Băng tải, gầu tải, vít tải, băng chuyền… thường được sử dụng trong ngành khai khoáng, vật liệu xây dựng và trong các nhà máy sản xuất theo dây chuyền như dây chuyền lắp ráp ô tô, ti vi…
*Thang máy: Gồm các loại thang máy chở người, chở hàng, thang máy tốc độ cao, thang máy vận chuyển hầm mỏ… phục vụ các đối tượng có nhu cầu khác nhau.
Nhà máy là đơn vị đầu tiên của Nhà nước chuyên sản xuất máy nâng hạ. Trong suốt thời gian hoạt động của mình nhà máy luôn là đơn vị dẫn đầu của khối các doanh nghiệp sản xuất máy nâng hạ về sản lượng, chủng loại cũng như độ phức tạp của thiết bị, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của cả nước nói chung và ngành công nghiệp nói riêng đã có tốc độ tăng trưởng khá. Đứng trước tình hình phát triển chung đó của đất nước, nhà máy đã không ngừng nâng cao năng lực chế tạo và lắp đặt thiết bị, đa rạng hoá sản phẩm. Qua phân tích thị trường, thiết bị nâng hạ ở nước ta là nhập khẩu từ nước ngoài. ở miền Bắc trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cũ nên toàn bộ máy móc, thiết bị kể cả những thiết bị nâng cũ cũng được nhập khẩu từ những nước này( chủ yếu là Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, CHDC Đức…). Còn ở miền Nam, trước 1975, các cơ sở sản xuất sử dụng thiết bị nâng chủ yếu từ Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản. Nhà máy nhận thấy thiết bị nâng hạ là loại máy móc được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế do vậy lượng cầu là rất lớn. Hiện nay nhà máy có khả năng sản xuất các loại cầu trục đến 100 tấn tải trọng, cẩu trục đến 50 tấn, khẩu độ đến 36 m với tổng chiều dài đến 60 m, cần trục tháp đến 8 tấn, tầm với đến 30 m.
1.2 Tổ chức bộ máy cơ quan
Mô hình tổ chức và quản lý của Nhà máy cơ khí Hồng Nam:
Giám đốc
Phòng TC-HC quản trị
Phòng kỹ thuật cơ điện
Văn phòng đội trưởng
Phòng tài chính kế toán
Phòng vật tư
Phân xưởng lắp ráp
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng cơ khí
1
2
3
4
5

Các tổ đội sản xuất lưu động
Ghi chú: Quan hệ hai chiều gián tiếp
Quan hệ hai chiều trực tiếp
Xuất phát từ nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của nhà máy, bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến, đứng đầu nhà máy là Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước và tổng công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ chính sách với người lao động. Giúp việc cho giám đốc là các phòng ban quản lý. Với yêu cầu quản lý tinh gọn, phù hợp với tổ chức sản xuất mới nhà máy có 5 phòng ban:
Phòng tổ chức, hành chính quản trị: Theo dõi các công văn đi, đến, đón tiếp khách phụ trách quản lý nhân sự, theo dõi người đến, đi, tình hình quĩ lương.
Phòng kỹ thuật cơ điện: Có nhiệm vụ quản lý việc cung cấp điện cho các phân xưởng.
Văn phòng đội trưởng: Có nhiệm vụ quản lý việc chấm công, hạch toán lương cho công nhân.
Phòng tài chính, kế toán: Có nhiệm vụ lập kế toán tài chính hàng năm, lập sổ sách ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, thực hiện nghiêm túc việc thanh toán, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho các phòng ban, phân xưởng, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ và kế toán nội bộ, tổ chức phối hợp với các phòng ban khác, tổ chức bảo quản sổ sách, chứng từ kế toán.
Phòng vật tư: Có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu thị trường và năng lực của nhà máy, lập kế hoạch giá thành, lao động, vật tư, kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, triển khai kế hoạch được duyệt, mở rộng quan hệ với các đơn vị khác để đảm bảo duy trì nguồn công việc thường xuyên, bàn bạc với các bộ phận có liên quan xác định công việc tính toán giá cả, lên hợp đồng, lập kế hoạch tác nghiệp, theo dõi tiến độ sản xuất, quản lý kho, cùng với phòng kế toán phân tích hoạt động kinh tế, tổ chức hội nghị khách hàng, cung cấp số liệu cần thiết cho phòng ban khác.
Phân xưởng lắp ráp, phân xưởng cơ điện, phân xưởng cơ khí.
Các tổ đội sản xuất lưu động.
Các phòng ban là các đơn vị có chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc thực hiện tốt các chế độ quản lý kinh tế theo đúng chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Các bộ phận của nhà máy đã thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời. Các bộ phận luôn làm tròn trách nhiệm của mình, cùng nhau tạo ra hiệu quả tốt trong quá trình quản lý và sản xuất kinh doanh.
Bộ máy kế toán của Nhà máy:
Giám đốc
Kế toán tổng hợp và
Giá thành
Kế toán ngân hàng và công nợ
Kế toán vật tư, kho thành phẩm
Kế toán thanh toán nội bộ
Kế toán TSCĐ
Thủ quỹ và kế toán công nợ
Kế toán trưởng
Bộ máy kế toán gồm 7 thành viên với chức năng cụ thể như sau:
Kế toán trưởng Nhà máy: phụ trách chung công tác của phòng tài chính kế toán và trực tiếp điều hành xử lý các nội dung liên quan đến công tác tài chính trong toàn Nhà máy.
Kế toán tổng hợp và tính giá thành: làm công tác tổng hợp quyết toán tài chính toàn Nhà máy, có thể xem xét và đề xuất với trưởng, phó phòng về số liệu trong quá trình tổng hợp khi thấy cần sửa đổi, tham gia công tác kiểm kê và duyệt quyết toán vật tư.
Kế toán ngân hàng và công nợ: Theo dõi công tác thanh toán, quan hệ giao dịch các ng
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status