Hạn ngạch nhập khẩu – Một biện pháp quản lý nhập khẩu liệu có còn phù hợp - pdf 28

Download miễn phí Hạn ngạch nhập khẩu – Một biện pháp quản lý nhập khẩu liệu có còn phù hợp



 
 
Phần I- Tổng quan
1. Khái niệm chung về hạn ngạch nhập khẩu 1
2. Tác động tích cực của hạn ngạch nhập khẩu 1
3. Tác động tiêu cực của hạn ngạch nhập khẩu 1
4. Xu hướng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu 2
 
Phần II- Thực trạng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trên thế giới và ở Việt Nam
 I- Tình hình áp dụng hạn ngạch nhập khẩu trên thế giới
1. Quy định của WTO về hạn ngạch nhập khẩu 3
2. Thực tế áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu của EU 3
3. Thực tế áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ 4
3.1- Hạn ngạch thuế quan 4
3.2- Hạn ngạch tuyệt đối 5
4. Thực tế áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu của Nhật Bản 6
 II- Hạn ngạch nhập khẩu ở Việt Nam
1. Tình hình chung 8
2. Đánh giá những tác động của biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch trong một số ngành ở Việt Nam và khả năng cắt giảm 8
2.1- Ngành mía đường 9
2.2- Ngành thép và xi măng 9
3. Kết luận 9
 
Phần III- Kiến nghị các biện pháp quản lý nhập khẩu thay thế hạn ngạch nhập khẩu mà Việt Nam nên áp dụng
1. Quan điểm chung về việc sử dụng các NTM 10
2. Đề xuất cải cách biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch và các biện pháp thay thế 11
2.1- Cải cách các biện pháp quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch 11
2.2- Đề xuất một số NTM mới 12
Tài liệu tham khảo 13
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bị cấm sử dụng bởi 2 lý do chủ yếu sau:
Một là, các biện pháp định lượng (hạn ngạch nhập khẩu) nói riêng và các biện pháp phi thuế quan nói chung không thể hiện tính minh bạch như thuế quan do tính pháp lý không cao bằng thuế và thời gian quy định thông thường chỉ trong vòng 1 năm.
Hai là, hạn ngạch và các biện pháp hạn chế định lượng dễ biến tướng hơn thuế quan. Nhiều khi chỉ cần thay đổi tên gọi nhưng thực chất bên trong của nó vẫn chỉ là hạn ngạch (VD : Các biện pháp quản lý theo kế hoạch định lượng, quản lý theo cơ quan chuyên ngành, …).
Tuy nhiên, tại điều XVIII – GATT/1994, WTO vẫn cho phép được sử dụng hạn ngạch trong những trường hợp đặc biệt như:
áp dụng hạn ngạch nhằm hạn chế tạm thời, ngăn ngừa, khắc phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực, thực phẩm hay các sảm phẩm thiết yếu khác.
áp dụng hạn ngạch nhằm bảo vệ tình hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán của nước mình. Khi sự thâm hụt nghiêm trọng về dự trữ tiền tệ, hay có một số dự trữ quá ít, cần thiết phải nâng mức dự trữ lên một mức hợp lý.
Các nước đang phát triển có thể áp dụng hạn chế số lượng trong chương trình trợ giúp của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển kinh tế, hay hạn chế để bảo vệ cho một số ngành công nghiệp.
Ngoài ra còn được áp dụng trong các trường hợp như: bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ động thực vật quý hiếm, xuất nhập khẩu vàng bạc, tài sản quốc gia liên quan đến văn hoá nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm.
Khi sử dụng hạn ngạch, WTO yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực hiện các điều kiện kèm theo như:
Thực hiện biện pháp này phải kèm theo việc hạn chế sản xuất hay tiêu dùng trong nước.
Cam kết không làm ảnh hưởng tới lợi ích của các nước thành viên khác, đồng thời phải dần dần nới lỏng biện pháp này khi kinh tế đã khôi phục, sau đó dỡ bỏ hoàn toàn nhằm thực hiện nguyên tắc chung của WTO.
Do tính pháp lý không cao và thời gian thông thường chỉ một năm trở lại, nên khi tiến hành áp dụng hạn ngạch. Các quốc gia phải thông báo thời gian cụ thể và những thay đổi nếu có.
2. Thực tế áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu của EU
Theo quan điểm của các nước EU, hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu hay xuất khẩu và được sử dụng để điều chỉnh nguồn cung. Biện pháp hạn ngạch đang được thay thế dần bằng các biện pháp thuế quan. EU sử dụng hạn ngạch chủ yếu đối với 2 mặt hàng chủ yếu là hàng dệt may và hàng nông sản.
Đối với hàng dệt may, hạn ngạch phổ biến nhất ở EU là hạn ngạch vế số lượng, loại hạn ngạch này giảm xuống theo Điệp định Đa sợi (MFA) và gần đây là Hiệp định đối với hàng dệt may ATC/WTO. Theo hiệp định dệt may (ATC) mới này thì tất cả các quốc gia và WTO cam kết sẽ tiến hành huỷ bỏ dần hạn ngạch cho đến năm 2005 khi đó tất cả các hạn ngạch đối với hàng dệt may sẽ được hoàn toàn bãi bỏ.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, như đã đề cập ở trên, hạn chế số lượng đã dần được EU thay thế bằng thuế quan. Đối với hàng nông sản, hiện nay EU sử dụng rào cản kỹ thuật và các biện pháp kiểm dịch là chủ yếu, chỉ có riêng mặt hàng gạo EU có áp dụng một số những hạn ngạch ưu đãi cho một số nước nhất định. Nhu cầu nhập khẩu gạo của EU không nhiều, mỗi năm nhập khẩu khoảng 150 ngàn tấn gạo và ngũ cốc từ các nước thành viên của WTO. Do phải thực hiện kết quả vòng đàm phán Urugoay, nên trong số đó EU dành 36 nghìn tấn miễn thuế, 20 nghìn tấn thuế suất 88 euro/tấn, 71 nghìn tấn thuế suất 28 euro/ tấn cho nước Mỹ, Australia, Thái Lan và Guanne. Mỗi năm EU chỉ dành khoảng 100 nghìn tấn cho mọi xuất xứ với mức thuế 28 euro/ tấn, còn lại đánh thuế suất rất cao khoảng 416 euro/ tấn đối với gạo nguyên hạt và 128 euro/ tấn đối với gạo rẫy. Việt Nam chỉ có thể tham gia xuất khẩu vào 100 nghìn tấn với mức thuế suất 128 euro/tấn nói trên. Do vậy ngoài các rào cản kỹ thuật và kiểm dịch, việc điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng nông sản vào EU vẫn được thực hiện thông qua hệ thống thuế và giá khởi điểm.
3. Thực tiễn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu ở Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế phát triển nhanh và phát triển nhất trên thế giới, là một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những thành viên sáng lập của GATT (WTO ngày nay). Mặc dù phần lớn các ngành sản xuất của Mỹ có tiềm năng rất lớn, hàng hoá của Mỹ cũng chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ hàng hoá của các nền kinh tế khác như EU, Nhật Bản hay Trung Quốc, v.v… Do đó Chính phủ Mỹ cũng sử dụng một số biện pháp để bảo vệ nền sản xuất trong nước cũng như nâng sức cạnh tranh của hàng hoá mình trên thị trường thế giới, ví dụ như biện pháp sử dụng hạn ngạch nhập khẩu.
Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ do Cục Hải quan của nước này quản lý. Hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ được chia làm 2 loại chính:
3.1- Hạn ngạch thuế quan (Tarriff-rate quota)
Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập vào với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn nhiều thậm chí nhiều lần so với mức thuế trong hạn ngạch. Trong đa số các trường hợp thì các hàng hoá xuất khẩu của các nước thuộc khối XHCN (trước đây) không được hưởng ưu đãi của hạn ngạch theo mức thuế.
Các mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm:
Sữa và kem không đặc hay không đường hay các chất ngọt khác, với lượng chất béo theo trọng lượng vượt quá 1% nhưng không quá 6%.
Ethyl alcohol
Olive
Satsuma (mandarin)
Cá ngừ
Bông
Lúa mỳ
Một số mặt hàng thuộc các nước NAFTA (Mexico, Canada)
Một số mặt hàng theo quy định của WTO
Một số mặt hàng nông sản theo hiệp định Hoa Kỳ – Israel.
3.2- Hạn ngạch tuyệt đối (Absolute quota)
Đây là hạn ngạch giới hạn về số lượng, tức là số lượng hàng hoá vượt quá hạn ngạch cho phép sẽ không được nhập vào Mỹ trong thời gian của hạn ngạch. Một số quota là áp dụng chung, còn một số thì chỉ áp dụng riêng đối với một số nước. Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hay lưu kho trong suốt thời hạn của quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới.
Các mặt hàng chịu hạn ngạch tuyệt đối là:
Thức ăn gia súc có thành phần sữa hay các sản phẩm sữa;
Sản phẩm thay thế bơ có chứa 45 % bơ béo theo HTS 2160.90.15 và bơ từ dầu ăn;
Bơ pha trộn, trên 55.5% nhưng không quá 45% trọng lượng là bơ béo;
Pho mát làm từ sữa chưa thanh trùng để thời gian chưa quá 9 tháng;
Sữa khô theo HTS 9904.10.15;
Sữa khô chứa 505% hay ít hơn trọng lượng là bơ béo;
Chocolate crumb và các sản phẩm liên quan có chứa trên 505% trọng lượng là bơ béo;
Chocolate crumb chứa 505% hay ít hơn trọng lượng bơ béo;
Ethyl alcohol và các sản phẩm dùng chất này trong nhiên liệu nhập từ vùng Caribe và các vùng lãnh thổ phụ thuộc Hoa Kỳ theo HTS 9901.00.50;
Thịt từ Australia và New Zealand;
Sữa và kem dạng lỏng hay đông lạnh, tươi hoặc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status