Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
I. Khái niệm, đặc điểm và sự tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) 3
1.Khái niệm đầu tư quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài 3
2. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 5
II. Vai trò của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
1. Vai trò đối với nước chủ nhà 6
2. Vai trò đối với nước sở tại 8
2.1. Nước sở tại là nước phát triển 8
2.2. Nước sở tại là nước chậm và đang phát triển 9
III. Các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài 15
1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng 16
2. Doanh nghiệp liên doanh 16
3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 18
4.Hình thức đầu tư theo cách BOT 19
IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 20
1. Những yếu tố chủ quan 20
2. Yếu tố khách quan 23
V. Các xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
 trên thế giới 24
1. Xu hướng tự do hoá trong đầu tư trực tiếp nước ngoài 24
2. Vai trò ngày càng quan trọng của các tập đoàn xuyên quốc gia trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài 24
3. Có sự thay đổi đáng kể về địa bàn đầu tư. 25
4. Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa các chủ ĐTTTNN. 26
5. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư 26
6. Xu hướng ngày càng đề cao vấn đề hiệu quả xã hội trong ĐTTTNN 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRƯC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA EU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988- 2002 29
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Trong các nhà đầu tư của EU, Pháp là nước có thế mạnh trong lĩnh vực này với 10 dự án (7,87% số dự án đầu tư của Pháp) và vốn đầu tư 138,7 triệu USD (chiếm 6,6% số vốn đầu tư) (Xem bảng 9). Sớm nhất và thành công nhất cho đến nay phải kể tới liên doanh khách sạn Sofitel Metropole giữa công ty Feal International (Pháp) và Societed de Development de Metropole BV Hà Lan. Tuy nhiên, do ngành này gần đây đã trở nên bão hoà, nên các nhà đầu tư EU không coi đây là lĩnh vực trọng điểm nữa.
Nguồn: Vụ Quản lý dự án – Bộ KH & ĐT
* Xây dựng văn phòng - căn hộ: Hiện nay, EU có 7 dự án, vốn đầu tư gần 97 triệu USD. Tuy số lượng các dự án không nhiều, nhưng quy mô cá dự án tương đối lớn gần 14 triệu USD/dự án. Dự án lơn nhất là liên doanh giữa công ty Badaco - Wego (Đức) ở TP. Hồ Chí Minh trị giá 104,9 triệu USD. (Nguồn: Vụ Đầu tư nước ngoài - Bộ KH & ĐT)
Qua những số liệu phân tích và trên biểu đồ 6, có thể thấy rằng: dầu khí và bưu chính viễn thông là 2 lĩnh vực mà các nhà đầu tư EU có thế mạnh nổi bật và quan tâm nhiều nhất so với các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (đây là những dự án có quy mô lớn và chiếm tỷ trọng cao).Vì vậy, thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này chính là tận dụng tối đa ưu thế về tiềm lực tài chính và công nghệ hiện đại của EU cói chung với các nước thành viên nói riêng.
3. Cơ cấu vốn đầu tư theo địa phương
Tính đến 31/12/2002 đầu tư các nước EU đã có mặt ở 32 địa phương (trên 61 địa phương có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam). Các dự án của EU chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía nam như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai,...
TP. Hồ Chí Minh với 123 dự án còn hiệu lực và số vốn đầu tư là 1,84 tỷ USD, chiếm 31,16% vốn đầu tư của EU và xếp thứ nhất, Bà Rịa - Vũng Tàu với 9 dự án còn hiệu lực và tổng số vốn đầu tư đăng ký 926 triệu USD, chiếm 15,65% vốn đầu tư của EU, xếp thứ 3.
ở phía Bắc, EU đầu tư vào những thành phố lớn như Hà Nội (65 dự án, vốn đầu tư 845 triệu USD, chiếm 15%), Hải phòng (7 dự án, vốn đầu tư 67,4 triệu USD, chiếm 1,14%). Miền Trung cũng có khá nhiều dự án đầu tư của EU như: Thừa Thiên Huế (4 dự án) Quảng Nam (6 dự án), Nghệ An (4 dự án).
(Nguồn: Vụ Đầu tư nước ngoài - Bộ KH & ĐT)
Các nhà đầu tư thường đầu tư vào những địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, còn các vùng sâu, vùng xa hay miền núi hầu như không có dự án nào. Đây cũng là một tình trạng chung của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
4. Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư
Các nhà đầu tư EU đầu tư vào tất cả các hình thức đầu tư. Hình thức 100% vốn nước ngoài thu hút được nhiều dự án nhất: 183 dự án với tổng vốn đầu tư 1,186 tỷ USD, chiếm 20% về vốn đầu tư cảu EU; mặc dù số dự án không nhiều (20 dự án), nhưng hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh lại là hình thức có vốn đầu tư nhiều nhất : 2,4 tỷ USD, chiếm 40,5% tổng vốn đầu tư; hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO có 3 dự án và chiếm 17,5% tổng vốn đầu tư; hình thức liên doanh thu hút được 118 dự án với tổng vốn đầu tư là 1,297 tỷ USD, chiếm 22% vốn đầu tư cảu EU ở Việt Nam. (Xem bảng 8)
Biểu đồ 7: Tỷ trọng vốn ĐTTTNN của EU theo hình thức đầu tư
(Đến 31/12/2002 - Các dự án còn hiệu lực)
Bảng 8: ĐTTTNN của EU vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
(Các dự án còn hiệu lực tính đến 31/12/2002)
Đơn vị : triệu USD
Hình thức đầu tư
Số DA
Vốn đăng ký
Vốn thực hiện
Tỷ trọng
Quy mô DA
100% vốn nước ngoài
183
1.186
589
20,04%
6,48
Liên doanh
118
1.297
795
21,90%
10,99
Hợp đồng hợp tác KD
20
2.400
1.600
40,53%
120,00
Hợp đồng BOT,BT,BTO
4
1.038
181
17,53%
259,50
Tổng số
325
5.921
3.165
100%
18,22
(Nguồn : Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT)
Như vậy, vốn đầu tư của EU tập trung chủ yếu vào hình thức HĐHTKD, do hình thức này thường có những dự án đầu tư quy mô lớn (bình quân 120 triệu USD 1 dự án). Nói chung các dự án đầu tư chủ yếu là các liên doanh và 100% vốn nước ngoài, do các hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao, trong khi vốn đầu tư đòi hỏi không nhiều.
Nhìn chung, đối với hình thức DN 100% VNN thì Pháp là nhà đầu tư chiếm ưu thế, với 72 dự án, kế đến là Anh (30 dự án), Hà Lan và Đức cùng có 23 dự án. Hình thức DNLD cũng có số dự án của Pháp là lớn nhất (45dự án), thứ 2 là Hà Lan và Đức cùng có 17 dự án, Anh cũng có 14 dự án đầu tư theo hình thức này. Pháp cũng là nhà đầu tư quan tâm nhất đến lĩnh vực CSHT với 2 dự án BOT, còn lại 1 dự án của Hà Lan. Các nhà đầu tư EU khác chưa quan tâm đến hình thức này.Trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung hơn nữa vào kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT từ các đối tác EU, vì đây là những dự án cần thiết cho những nước đang phát triển như Việt Nam.
5. Cơ cấu đầu tư theo đối tác
5.1. Đầu tư nước ngoài của Pháp
Trong mối quan hệ hợp tác về kinh tế, đầu tư và thương mại với Việt Nam, Pháp có mối quan hệ rất đặc biệt, bởi vì Việt Nam trước đây đã từng là thuộc địa của Pháp. Pháp đã để lại nơi đây rất nhiều dấu ấn về văn hoá, về cơ sở hạ tầng, kiến trúc… Do vậy, trong số các nước EU đầu tư vào Việt Nam thì Pháp là nước quan tâm đến Việt Nam nhiều nhất. Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp vào ngày 12/4/1973. Và từ đó cho đến nay, quan hệ giữa hai nước luôn được phát triển và mở rộng thể hiện ở nhiều thoả thuận quan trọng như: Hiệp định đánh thuế hai lần (năm 1993), Hiệp định hợp tác về du lịch 1996….
Ngay khi có chủ trương “ Mở cửa” của Nhà nước đi kèm với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì các nhà đầu tư Pháp đã có mặt tại Việt Nam ngay sau đó vào đầu năm 1998. Đầu tư trực tiếp của Pháp tăng nhanh từ 1993, sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Pháp - Francoise Mitterrand.
Cho đến hết 31/12/2002, Pháp là nước thứ 6 /63 trong số các nước đầu tư tại Việt Nam và đứng đầu trong số các nhà EU đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại, Pháp đã có 176 dự án đầu tư được cấp giấy phép, với tổng số vốn đầu tư là 2,717 tỷ USD, trong số đó có 3 dự án đã hết hạn (tổng số vốn 3,466 triệu USD) và 46 dự án giải thể (tổng số vốn 615 triệu USD). Còn lại số dự án còn hiêu lực là 127 dự án với tổng số vốn đầu tư 2,099 tỷ USD. Trong khối EU, Pháp là nước có ĐTTTNN dẫn đầu vào Việt Nam, chiếm 40,74% số dự án, 34,66% vốn đầu tư của các liên minh Châu Âu. Trong giai đoạn 1998 - 2002, các nhà đầu tư Pháp đã tạo ra doanh thu 1,718 tỷ USD và xuất khẩu 283,9 triệu USD. Quy mô trung bình mỗi dự án cao, 15,4 triệu USD một dự án so với quy mô chung với dự án ĐTTTNN tại Việt Nam (10,9 triệu USD). (Xem bảng 9)
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Pháp đã có mặt trong hầu hết các ngành của nền kinh tế quốc dân, với 13 lĩnh vực khác nhau. Nhưng vốn đầu tư tập trung lớn nhất vào ngành GTVT - Bưu Điện, với 656,48 triệu USD, chiếm 31,27% trong 7 dự án. Đáng chú ý nhất là dự án đầu tư của Công ty Alcatel. Alcatel là một trong những tập đoàn thành đạt nhất ở Việt Nam. Kể từ năm 1990, Alacatel đã triển khai hàng loạt dự án cung cấp thiết bị viễn thông như: Tổng đài E 10B cho các thành phố lớn Hà Nội, TP. Hồ Chính Minh, Huế, Đà Nẵng và nhiều tỉ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status