Hoạt động đầu tư tại Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà, thực trạng và giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Hoạt động đầu tư tại Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà, thực trạng và giải pháp



Đất nước bước vào công cuộc đổi mới trong điều kiện Hạ tầng cơ sở còn yếu kém, trong khi đó cơ sở hạ tầng là nến tảng của sự phát triển, là yêu cầu bức xuác của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong thời kỳ này chính sách của Nhà nước có nhiều đổi mới đó là cho phép và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tồn tại và phát triển. Qua từng năm đổi mới chính sách này ngày càng thông thoáng hơn, Nhà nước động viên và tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia vào công cuộc phát triển đất nước. Trong khi Nhà nước còn thiếu các nguồn vốn đầu tư để cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng cho sinh hoạt và cho sản xuất thì việc khuyến khích các thành phần kinh tế khác trong đó có DNNQD cùng đầu tư để giải quyết những vấn đề bức xúc về hạ tầng cơ sở có ý nghĩa quan trọng và coi DNNQD là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế.
Bằng việc đón nhận được xu thế, Ban lãnh đạo đã xác định ngay từ khi thành lập Xây dựng là lĩnh kinh doanh chính đặc biệt trong quá trình đô thị hoá công cuộc xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng ở khu đô thị mới cần có sự tham gia của toàn Đảng toàn dân càng khẳng định hướng đi đúng của Công ty.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tăng 198% nhưng điều phải quan tâm là hàng tồn kho của Công ty liên tục tăng và chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tài sản lưu động, trong 4 năm tỉ lệ hàng tồn kho luôn chiếm tỉ lệ từ 45-53%, 53% năm 2000, 51.3% năm 2001 và 45% năm 2002. Mặc dù hàng tồn kho dự trữ phục vụ cho công tác thi công như vật tư, dụng cụ... là rất cần thiết để quá trình thi công được liên tục nhưng tỉ lệ này quá lớn cho thấy Công ty đã nhập quá nhiều nguyên vật liệu so với nhu cầu các công trình đang thi công, chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty khá lớn như vậy tiến độ thi công của Công ty chưa đáp ứng đúng tiến độ, kế hoạch lập ra, chưa sát với yêu cầu thực tế. Do đó Công ty cần có những giải pháp để khắc phục tình trạng này để giảm chi phí vốn tồn đọng trong kho không phát huy được tác dụng để nâng cao hiệu quả đầu tư giảm chi phí bảo quản thu được lợi nhuận cao hơn, các khoản phải thu cũng tăng qua các năm đặc biệt năm 2002 khoản này chiếm gần 40% trong tổng TSLĐ của Công ty, đối với Công ty tư nhân vốn ít thì phải tích cực trong việc thu hồi vốn từ khách hàng khi công trình hoàn thành.
TSCĐ của Công ty trong những năm qua cũng tăng, do nhận thức được tầm quan trọng của máy móc thiết bị trong hoạt động thi công Công ty đã tích cực huy động mọi nguồn vốn để mua sắm máy móc thiết bị, tỉ lệ TSCĐ trong tổng tài sản của Công ty chiếm tỷ lệ qua các năm tương đối ổn định từ 46 - 49%, trong khi tỷ lệ này đối với các Công ty TNHH vào năm 1999 là 46%, điều này cũng là hợp lý đối với một Công ty chuyên về xây dựng.
Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty ta thấy nợ phải trả của Công ty chiếm một tỷ trọng rất lớn, nợ phải trả của Công ty tăng nhanh cả về số lượng và tỉ trọng, năm 1999 là 5317,575 triệu đồng (chiếm 67,66% trong tổng nguồn vốn), năm 2000 là 7969,613 triệu đồng (70%), năm 2001 là 10.588,948 triệu đồng (69%) và đến năm 2002 là 18.952,6 triệu đồng (77%), điều này cho thấy Công ty đã tiếp cận được với các nguồn vốn và huy động được một lượng vốn rất lớn nhưng trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm một tỉ trọng tương ứng cũng rất lớn trong các năm (khoảng từ 89 - 95%) trong khi đó tín dụng dài hạn của Ngân hàng và của các thể chế tài chính khác rất ít và chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong nợ phải trả. Điều này là một khó khăn rất lớn cho Công ty khi các khoản nợ đến hạn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và tiềm lực tài chính của Công ty và Công ty dễ gặp phải rủi ro trong kinh doanh.
1.2. Vốn đầu tư
Phần trên là tình hình về vốn nói chung của Công ty, nó cũng cho chúng ta biết về năng lực của Công ty tuy nhiên điều chúng ta quan tâm là vốn mà Công ty đã dành cho hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 4: Vốn đầu tư của Công ty 1999-2002
(Đơn vị: triệu đồng)
TT
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
So sánh định gốc (%)
00/99
01/99
02/99
Tổng vốn đầu tư
3.575,5
2.392,5
2.563,4
4.895,1
69,91
71,69
136,9
I
Theo sở hữu
1
Vốn tự có
1.585,7
945,8
807,4
1.438,4
59,64
50,92
90,71
Vốntựcó/VĐT(%)
44,3
39,5
31,5
29,4
2
Vốn vay
1.989,8
1.442,7
1.856
3.456,7
72,5
93,27
188,8
Vốnvay/VĐT (%)
55,7
60,5
68,5
70,6
II
Theo nội dung đầu tư
1
Vốn CĐ
3.215
1.914,5
2.102,4
4.354,2
59,5
65,4
135,4
VốnCĐ/VĐT (%)
89,02
79,7
81,7
88,95
2
Vốn LĐ
360,5
478
469
540,9
132,6
130,1
150
VốnLĐ/VĐT (%)
10,08
20,3
18,3
11,05
(Nguồn số liệu: Phòng KTTC Công ty Hoàng Hà)
Nhìn vào bảng trên ta thấy trong 4 năm qua Công ty đã chi một khối lượng vốn lớn cho hoạt động đầu tư. Năm 1999 là 3.575,5 triệu đây là khoản tiền đầu tư lớn nhất của Công ty từ trước đến nay vì năm 1999 là năm khởi sự cho một giai đoạn mới, Công ty gần như bắt đầu đầu tư mới máy móc thiết bị để thi công những công trình mà Công ty đảm nhiệm, hai năm sau 2000 và 2001 Công ty tiếp tục sử dụng những thành quả đã đầu tư được để hoàn thiện những công trình ban đầu này (dự án san lấp khu đô thị mới Đại Kim-Định Công) nên Công ty không phải đầu tư nhiều năm 2000 vốn đầu tư là 2392,5 triệu đồng (bằng 69,91% so với năm 1999, năm 2001 là 2563,4 triệu (71% so với 1999). Bước sang năm 2002 Công ty lại tiếp tục nhận nhận những công trình mới với quy mô lớn và đang trình những dự án có tổng khối lượng vốn tương đối lớn để cấp có thẩm quyền phê duyệt nên Công ty lại tiến hành đầu tư với số vốn lớn 4895,1 triệu đồng tăng 36,9% so với năm 1999.
Trong cơ cấu tổng vốn đầu tư ta thấy tỉ lệ vốn tự có trên tổng vốn đầu tư ngày càng nhỏ, năm 1999 là 44,3% cho đến năm 2002 chỉ là 29,4% còn vốn vay tăng nhanh cả về số lượng và tỉ trọng. Điều này cho thấy uy tín của Công ty đã được biết đến và Công ty có thể vay vốn nhiều để đầu tư.
Về nội dung đầu tư, do đặc điểm của Công ty là thi công do đó Công ty chủ yếu đầu tư vào TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết thị để tăng năng lực thi công. Vốn cố định trên tổng vốn đầu tư chiếm tỷ trọng rất lớn và tỷ trọng này tuỳ từng trường hợp vào kế hoạch của Công ty trong từng năm như năm 1999 là 89,02%, năm 2000 là 79,7%, năm 2001 là 81,7% và 2002 là 88,95%.
Như vậy trong những năm qua toàn thể Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty và kế hoạch sử dụng vốn đó một cách có hiệu quả, tuy nhiên trong thương trường rủi ro là rất lớn nó luôn đi song hành. Vì vậy cùng với quá trình huy động nguồn vốn, Công ty phải điều chình cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp và lập kế hoạch để sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả nhất trong những năm tới để nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty, đưa công ty lớn mạnh và có thể chiếm được lòng tin trên thị trường đặc biệt trong điều kiện chi phí vốn vay ngày càng cao.
2. Đầu tư nâng cao năng lực của chính Công ty
2.1.Đầu tư vào máy móc thiết bị
* Tình hình Máy móc thiết bị và công nghệ của DNNQD (của Công ty trước năm 1999)
Trang thiết bị và công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công giúp dn tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều quan trọng đối với DNNQD (quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế) là lựa chọn và ứng dụng công nghệ thích hợp với khả năng về vốn, trình độ công nhân và trình độ quản lý chứ không nhất thiết phải máy móc công nghệ cao. Vấn đề thiết bị và trình độ công nghệ hiện nay đang là một điểm yếu nhất của DNNQD nói chung và của Công ty nói riêng.
Qua khảo sát một số doanh nghiệp cho thấy trang thiết bị hiện nay đang sử dụng lạc hậu nhiều thế hệ không chỉ so với các nước trong khu vực và trên thế giới mà còn so với DNNN hoạt động trong ngành nghề. Thậm chí ở một số doanh nghiệp còn sử dụng thiết bị tự tạo. Điều này khiến cho sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, kém khả năng cạnh tranh trên thị trường (đặc bị trong lĩnh vực xây dựng chất lượng công trình không đảm bảo là một nguy hiểm rất lớn) mà còn không đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường
Mặc dù nhận thức được nhu cầu cấp bách phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm song khả năng đổi mới thiết bị công nghệ của các cơ sở tư nhân là hạn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status