Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu vực kinh tế động lực miền Bắc - Thực trạng và phương hướng phát triển - pdf 28

Download miễn phí Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại khu vực kinh tế động lực miền Bắc - Thực trạng và phương hướng phát triển



A- ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B- NỘI DUNG 3
I-/ LÝ LUẬN CHUNG 3
1-/ Khái niệm 3
2-/ Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến nền kinh tế của nước
tiếp nhận đầu tư 6
3-/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngoài 9
II-/ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ Ở KHU VỰC KINH TẾ ĐỘNG LỰC
MIỀN BẮC 13
1-/ Vùng kinh tế động lực miền Bắc trong bối cảnh chung
của cả nước 13
2-/ Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế
động lực miền Bắc 14
2-/ Sự tác động trở lại đến kinh tế cả nước 20
3-/ Các yếu tố tác động đến đầu tư nước ngoài tại vùng
kinh tế động lực miền Bắc 20
III-/KINH NGHIỆM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI VÀO CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc) 30
1-/ Kinh nghiệm thu hút vốn FDI 31
2-/ Kinh nghiệm sử dụng vốn FDI 33
IV.1 NHỮNG GIẢI PHÁP CẤP BÁCH TRƯỚC MẮT NHẰM THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 34
1-/ Tiếp tục hoàn thiện chiến lược thu hút đầu tư 34
2-/ Xây dựng và lựa chọn đối tác đầu tư 34
3-/ Tiếp tục hoàn thiện thủ tục đầu tư nước ngoài 35
4-/ Tăng cường kết cấu hạ tầng hoàn thiện các chính sách
khuyến khích 35
5-/ Vấn đề bảo vệ môi trường 35
6-/ Về bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài và đội ngũ cán bộ
làm công tác đầu tư 35
7-/ Về hệ thống ngân hàng 36
IV.2 36
1-/ Giải pháp chính trị 36
3-/ Hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường pháp lý
cho đầu tư nước ngoài 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
MỤC LỤC 41
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ao (8,8% năm 91 tăng lên 9,4% năm 1995 và 10,5% năm 1997). Ngoài ra, GDP bình quân đầu người đạt gần 500 USD gấp 2 lần mức trung bình cả nước. Thu nhập thuần tuý của dân cư đạt trên 300.000 đ/người/tháng, gấp 1,9 lần mức trung bình cả nước.
Trên đây là những nét sơ lược về tình hình kinh tế và tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước nói chung và của khu vực kinh tế trọng điểm miền Bắc nói riêng. Với cách nhìn khái quát như vậy, ta có thể xem xét cụ thể hơn về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở khu vực phía Bắc trong những năm gần đây.
2-/ Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế động lực miền Bắc
a-/ Quy mô và nhịp độ đầu tư
Năm 1998, khi bắt đầu thực hiện luật đầu tư thì chỉ có 37 dự án với số vốn 366 triệu USD thì đến năm 1994 đã là 3.746 triệu USD, năm 1997 là 4.654 triệu USD, năm 1998 là 3.925 triệu USD, năm 1999 là 1.477 triệu USD. Nhìn vào các số liệu trên ta có thể thấy quy mô đầu tư trực tiếp nước ngoài của cả nước tăng nhanh từ năm 1991 đến 1996, sau đó có giảm dần từ năm 1997 trở đi, tuy nhiên theo dự báo của các nhà kinh tế thì trong năm 2000 có thể tăng lên 3.000 triệu USD.
Trên đây là các số liệu về quy mô đầu tư của cả nước. Để có thể thấy được thực tế quy mô đầu tư của vùng kinh tế động lực miền Bắc, ta sẽ xem xét chi tiết về ba đỉnh của tam giác kinh tế trong đó đi sâu vào phân tích số liệu của Hà Nội và Hải Phòng.
Trước hết là tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội giai đoạn 1989 - 1998, số liệu thể hiện ở bảng sau:
Năm
Chỉ tiêu
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
Tổng
Số dự án
4
8
13
26
43
62
59
45
50
46
356
Vốn đầu tư đăng ký (triệu USD)
78,17
295,088
126,352
301
856,912
989,781
1.058
2.641
913
673
7.902,303
Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư UBND thành phố Hà Nội
Như vậy, tính đến hết năm 1998, Hà Nội đã có 356 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 8 tỷ USD. Riêng năm 1998, tuy được đánh giá là đầu tư nước ngoài có chững lại và giảm nhiều so với 1997, ngoài 46 dự án được cấp giấy phép mới, Hà Nội có 52 dự án điều chỉnh tăng vốn. Trong 6 tháng đầu năm 1999, Hà Nội đã tiếp nhận và cấp giấy phép cho 4 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 240 triệu USD vốn đăng ký (đạt 80% so với cùng kì năm 1998).
Còn tại Hải Phòng, kể từ khi có luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đến hết tháng 12 năm 1998, Hải Phòng đã có 95 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép. Trong đó, 79 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1.349 tỷ USD chiếm gần 50% tổng số vốn đầu tư của cả thành phố.
Quảng Ninh tuy được coi là một đỉnh trong tam giác kinh tế song việc thực hiện thu hút vốn đầu tư còn đạt hiệu quả chưa cao. Do đó, trong những năm gần đây, quy mô và tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh vẫn nhỏ và chậm, chưa có đột biến và bước tiến mới.
Nhìn lại các số liệu và tình hình nêu trên, có thể thấy quy mô và nhịp độ vốn đầu tư tại Hà Nội và Hải Phòng tăng nhanh, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực thì các con số này có giảm đi đôi chút song những năm 1999-2000 xu hướng là đầu tư nước ngoài sẽ có chiều hướng tăng trở lại. Riêng Quảng Ninh, tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều hạn chế và chưa đạt được quy mô vốn ở mức khả quan.
b-/ Cơ cấu đầu tư
b1. Cơ cấu ngành
Việc xem xét cơ cấu đầu tư theo tiêu thức ngành là rất cần thiết bởi nó phản ánh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nền kinh tế quốc dân.
Tại Hà Nội, năm 1997 và 1998, cơ cấu vốn đầu tư từng bước chuyển dịch vào các lĩnh vực như: công nghiệp chiếm 23% trong hai năm, dịch vụ khách sạn, căn hộ, văn phòng cho thuê lần lượt chiếm 27% và 30%, giao thông bưu điện 11% năm 1997 tăng lên 38% năm 1998, phát triển đô thị, xây dựng hạ tầng kỹ thuật là 36% năm 1997. Số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Tính đến 1997
Riêng năm 1998
Tổng vốn đăng kí (triệu USD)
7.286
100%
673
100%
Trong đó:
- Công nghiệp
1.674
23%
155
23%
- Bất động sản
1.963
27%
202
30%
- Giao thông vận tải
831
11%
257
38%
- Đô thị hạ tầng
2.586
36%
- Tài chính - ngân hàng
58
1%
- Nông lâm nghiệp
17
0,2%
- Các ngành khác
157
2%
59
9%
Cơ cấu trên có ưu điểm là đã chú trọng vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ công nghiệp hoá. Tuy nhiên, với số lượng dịch vụ khách sạn, cho thuê căn hộ như hiện nay thì không cần nhận thêm đầu tư vào lĩnh vực này vì cung đã vượt quá cầu. Số lượng dự án công nghiệp được đầu tư nhiều trong giai đoạn 89-97 (142 dự án, chiếm 45%) song quy mô đầu tư không lớn, mức vốn bình quân cho mỗi dự án chỉ khoảng 3 triệu USD. Ngoài ra, tình hình đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng nhìn chung còn thấp. Điều này cũng phần nào thể hiện sự kém hấp dẫn của lĩnh vực này.
Tại Hải Phòng, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu được tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng, ít được tập trung vào du lịch và dịch vụ. Đây là điều không bình thường trong cơ cấu đầu tư nước ngoài, mặc dù nó có phần nào phản ánh tính chất đặc thù của Hải Phòng vốn là một thành phố công nghiệp truyền thống. Các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng thường là các dự án công nghiệp về sản xuất xi măng, thuỷ tinh, thép,...
Cơ cấu đầu tư của Hải Phòng như vậy còn bộc lộ nhiều hạn chế, vốn đầu tư chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp truyền thống hay những ngành có nguồn nguyên liệu sẵn có, cơ cấu vốn đầu tư cho du lịch dịch vụ - ngành mà Hải Phòng có nhiều lợi thế còn thấp và đặc biệt không có dự án đầu tư trong nông nghiệp.
Trong thời gian tới Hải Phòng tiếp tục kêu gọi đầu tư thêm vào các lĩnh vực sửa chữa tàu biển, du lịch,... nhằm tạo điều kiện để Hải Phòng có được một số sản phẩm mũi nhọn.
b2. Cơ cấu lãnh thổ
Xu hướng hiện nay là chuyển dịch đầu tư nước ngoài theo vùng. Nếu ở giai đoạn trước, cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ còn bị thiếu hợp lý thì hiện nay đã có sự điều chỉnh.
ở giai đoạn 5 năm đầu 1988-1993, vốn đầu tư chỉ tậpt rung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh với 81% số dự án và gần 90% số vốn. Hiện nay, vùng kinh tế trọng điểm này chỉ còn chiếm 74,7% số dự án và 75,7% số vốn đầu tư vào các tỉnh phía Bắc.
Làn sóng đầu tư đã lan toả tới các tỉnh xung quanh Hà Nội như Hải Hưng, Hà Tây, Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và các tỉnh khu bốn cũ như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,... Cuối giai đoạn 88-93, trong 10 tỉnh và thành phố thu hút nhiều đầu tư của nước ngoài, miền Bắc chỉ có 2 thành phố Hà Nội và Hải Phòng thì đến nay đã có thêm hai tỉnh Hải Hưng và Thanh Hoá (thay thế vị trí Khánh Hoà và Tiền Giang).
c-/ Hình thức đầu tư:
Hiện nay các hình thức đầu tư đã thực hiện ở khu vực kinh tế động lực miền Bắc là: xí nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp liên doanh và hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức đầu tư tại địa bàn Hà Nội tính đến 1997 được thể hiện qua bảng sau:
Loại hình
Số dự án
Vốn đầu tư (triệu USD)
100% vốn nước ngoài
66
550
Doanh nghiệp li...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status