Thực trạng tình hình đầu tư xdcb ở công ty điện lực I - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thực trạng tình hình đầu tư xdcb ở công ty điện lực I



Lời mở đầu Trang
PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 8
I. Đầu tư phát triển 8
1. Khái niệm đầu tư phát triển 8
2. Đặc điểm đầu tư phát triển 9
3. Vai trò đầu tư phát triển 10
4. Nguồn vốn đầu tư phát triển 14
4.1. Nguồn vốn huy động trong nước 14
4.2. Nguồn vốn huy động nước ngoài 15
4.3. Mối quan hệ vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài 16
II. Đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) 17
1. Khái niệm đầu tư XDCB 17
2. Đặc điểm đầu tư XDCB 19
3. Vai trò đầu tư XDCB 20
4. Vốn đầu tư XDCB 21
4.1. Khái niệm vốn đầu tư XDCB 21
4.2. Vai trò vốn đầu tư XDCB 22
4.3. Nội dung vốn đầu tư XDCB 23
III. Đầu tư XDCB của ngành điện 24
1. Một số khái niệm 24
1.1. Năng lượng và hệ thống năng lượng 24
1.2. Hệ thống điện và đầu tư phát triển ngành điện 24
1.3. Đầu tư XDCB của ngành điện 27
2. Đặc điểm đầu tư XDCB 27
2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành điện 27
 2.1.1. Đặc điểm sản phẩm điện năng 27
 2.1.2. Đặc điểm ngành điện 29
2.2. Đặc điểm đầu tư XDCB của ngành điện 29
3. Vai trò, nhiệm vụ và trình tự đầu tư XDCB 31
3.1. Vai trò, nhiệm vụ đầu tư XDCB các công trình điện 31
3.2. Trình tự đầu tư XDCB các công trình điện 33
PHẦN II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ XDCB
Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC I 36
I. Vài nét về Công ty điện lực I 36
1. Quá trình hình thành và phát triển 36
2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Công ty 37
2.1. Chức năng, quyền hạn của Công ty 38
2.2. Nhiệm vụ của Công ty 40
2.3. Lĩnh vực hoạt động của Công ty 40
3. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty điện lực I 41
 4. Đặc điểm kinh doanh điện năng của Công ty 43
II. Thực trạng đầu tư XDCB của Công ty điện lực I 45
1. Thực trạng đầu tư XDCB 50
1.1. Về nguồn vốn đầu tư XDCB 51
1.2. Về công tác kế hoạch đầu tư XDCB 53
1.3. Công tác lập các thủ tục đầu tư 54
1.4. Công tác thẩm định 56
1.5. Công tác đấu thầu 57
1.6. Công tác quyết toán và giải ngân vốn 59
1.7. Đầu tư XDCB phát triển lưới điện nông thôn 60
1.8. Hợp tác đầu tư quốc tế 62
2. Kết quả, hiệu qủa đầu tư XDCB ở Công ty điện lực I 66
2.1. Các kết quả đạt được 66
 2.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện 66
 2.1.2. Tài sản cố định huy động 69
 2.1.3. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm 73
2.2. Hiệu quả đầu tư XDCB ở Công ty 74
 2.2.1. Điện thương phẩm và tổng số khách hàng phát triển 75
 2.2.2. Doanh thu và lợi nhuận 76
 2.2.3. Mức đóng góp cho Ngân sách 77
 2.2.4. Số việc làm tăng thêm và thu nhập bình quân 77
 2.2.5. Các hiệu quả kinh tế xã hội khác 78
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng cố, hoàn thiện, mặc dù khối lượng các công trình được triển khai xây dựng tăng gấp nhiều lần so với năm 1995. Cùng với sự chỉ đạo điều hành sâu sát của Tổng công ty, các Ban quản lý dự án nguồn và lưới điện, các Công ty điện lực, các Công ty truyền tải điện đã khắc phục mọi khó khăn để quản lý các công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ. Riêng về công tác đấu thầu, cho đến nay các Ban quản lý và các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã nắm vững và ngày càng rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác tổ chức đấu thầu, xét thầu. Thực hiện tốt các công trình đấu thầu quốc tế là những công việc khá mới mẻ trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng ở nước ta, đem lại hiệu quả to lớn, giảm vốn đầu tư cho các công trình, tiết kiệm được một lượng vốn lớn cho Nhà nước.
Thứ tư, các đơn vị tư vấn xây dựng điện cũng đã được củng cố trong thời gian qua để từng bước nâng cao chất lượng khảo sát, thiết kế. Các đơn vị này đã có nhiều cố gắng, bố trí và tập trung lực lượng lập hồ sơ thiết kế đáp ứng kịp thời cho công tác thi công các công trình.
Nhìn chung với những kết quả đạt được trên cho thấy công tác đầu tư xây dựng các công trình điện của Tổng công ty trong thời gian qua đã cơ bản thực hiện Theo tổng sơ đồ phát triển giai đoạn 4 được Chính phủ phê duyệt, kịp thời phục vụ cung cấp đủ điện cho nền kinh tế - xã hội.
Tuy vậy, cũng phải thấy rằng công tác đầu tư xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Theo Tổng sơ đồ giai đoạn 4 được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để đáp ứng được nhu cầu điện cho nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm cần đầu tư vào các công trình nguồn điện, lưới điện khoảng 1 - 1,5 tỷ USD/năm. Thực tế trong thời gian qua, hàng năm Tổng cổng ty mới đưa vào làm việc trên 200 MW về nguồn điện làm cho việc vận hành các nhà máy điện hết sức khó khăn dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về thiếu điện vào mùa khô hàng năm hết sức căng thẳng.
Trên đây là một vài nét tổng quan chung về tình hình phát triển điện năng của thế giới và Việt Nam, tình hình công tác đầu tư xây dựng cơ bản các công trình điện trong phạm toàn ngành.
1. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản ở Công ty điện lực I
Việt Nam bắt đầu cải tổ hệ thống kinh tế có kế hoạch từ Đại hội Đảng lần thứ VI, đưa đất nước ta chuyển dần từ nền kinh tế “mệnh lệnh” sang nền kinh tế thị trường. Đến Đại hội VII của Đảng quyết định chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1991- 2000 với mục tiêu của chiến lược “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”.
Sau đại hội VI, nhất là sau đại hội VII công cuộc đổi mới được triển khai mạnh mẽ trên khắp đất nước với mô hình nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó, một mặt làm cho các ngành kinh tế - kỹ thuật nói chung, ngành điện và cụ thể là Công ty điện lực I nói riêng phải đương đầu với những khó khăn thách thức mới có khi rất phức tạp. Năng lực của Công ty vốn đã không đáp ứng yêu cầu sử dụng điện của khu vực phía Bắc trước đây, nay càng trở nên bất cập so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, bộc lộ các mặt yếu kém về khả năng phục vụ lẫn khai thác kinh doanh. Trong khi đó, hệ thống lưới điện toàn miền cùng với quá vận hành đã bị hao mòn do thời gian, do các điều kiện tự nhiên, do con người…làm cho các công trình vận hành kém chất lượng, tổn thất điện năng cao, không an toàn trong khai thác và sử dụng lưới điện. Nhưng mặt khác, chính bản thân công cuộc đổi mới đã tạo ra những thời cơ thuận lợi cho ngành điện nói chung và cho Công ty điện lực I nói riêng. Chủ trương “Điện lực phải đi trước một bước” của Đảng và Nhà nước ngày càng trở nên vấn đề bức xúc, được cụ thể hoá trong chiến lược đầu tư phát triển của ngành.
Đầu tư xây dựng cơ bản - một bộ phận cốt yếu trong hoạt động đầu phát triển nói chung, nó đóng góp trực tiếp vào quá trình tái sản xuất TSCĐ, có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành điện, của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, Tổng công ty điện lực Việt Nam, Công ty điện lực I coi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ hàng đầu.
Thời gian qua nhất là trong giai đoạn 1996 - 2001, tiếp tục công cuộc đổi mới của cả nước, Công ty điện lực I đã chú trọng đẩy mạnh hoạt động đầu tư XDCB để góp phần mở rộng mạng lưới cung cấp điện năng, tăng thu nhập của người lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện của khách hàng các khu vực xa xôi héo lánh trên địa bàn thuộc diện quản lý của Công ty.
Về nguồn vốn đầu tư XDCB
Vốn đầu tư XDCB của Công ty điện lực I chủ yếu từ các nguồn cơ bản sau:
Vốn trong nước: bao gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng, vốn khấu hao cơ bản, vốn huy động của khách hàng.
Vốn nước ngoài: vốn vay của các tổ chức tín dụng như ODA, FDI, WB, ADB, SIDA,…
Đối với nguồn vốn trong nước của công ty cũng chủ yếu từ hai nguồn cơ bản là nguồn là nguồn vốn khấu hao và nguồn vốn vay tín dụng. Bản chất của nguồn vốn khấu hao là vốn hình thành từ việc thực hiện khấu hao trên giá trị tài sản để tái sản xuất các tài sản cố định. Trước đây công ty trích khấu hao hàng năm và nộp toàn bộ cho Nhà nước, sau đó hàng năm Nhà nước sẽ cấp phát vốn đầu tư XDCB từ ngân sách. Bây giờ KHCB trích được để lại Công ty 100% và Công ty chủ động sử dụng theo kế hoạch được duyệt cho đầu tư XDCB và Nhà nước không cấp từ ngân sách nữa. Tuy nhiên trong phần vốn KHCB vẫn còn một bộ phận vốn KHCB do Tổng công ty cấp (Nguồn vốn từ việc trích khấu hao trên giá trị tài sản của Tổng công ty), nguồn vốn này sử dụng cho việc đầu tư những công trình ưu tiên đưa điện tới vùng sâu, vùng xa - Những công trình nếu Công ty tiến hành đầu tư sẽ bị lỗ. Còn nguồn vốn vay tín dụng chủ yếu là vay từ ngân hàng, nguồn vốn này chỉ chiếm một phần nhỏ nằm trong nguồn vốn trong nước bởi vì Công ty chỉ vay ngân hàng khi không tìm được nguồn vốn để đầu tư mà nhu cầu đầu tư thật bức thiết và cấp bách.
Trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đầu tư XDCB đã nêu ra, Công ty điện lực I đã không ngừng phát triển lưới điện đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội, mức tăng trưởng hàng năm khá cao. Đã quán triệt tốt Nghị quyết 22 của TW, thực hiện phát triển lưới điện tới các vùng sâu, vùng xa và hải đảo, đã thực hiện hỗ trợ các xã cùng kiệt để triển khai thực hiện công trình điện khí hoá nông thôn và tiến hành tiếp nhận lưới điện của một số khách hàng. Đã không ngừng củng cố và cải tạo lưới điện để đảm bảo an toàn cung cấp điện năng.
Tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện giai đoạn 1996 - 2001 là:
2.848.855 triệu đồng
Trong đó:
Nguồn vố...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status