Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản - Thực trạng và giải pháp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản - Thực trạng và giải pháp



LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3
I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ 3
1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư 3
2. Vai trò của đầu tư trong nền kinh tế 6
3.Vốn và nguồn vốn đầu tư 9
4. Hoạt động đầu tư 10
II - NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ NGÀNH THỦY SẢN 17
1. Đặc điểm, vai trò của Ngành Thủy sản 17
2. Đánh giá điều kiện tự nhiên, tiềm năng nuôi trồng thủy sản 20
3. Sự cần thiết phải đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản 22
III. SỰ KHÁC BIỆT CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN SO VỚI CÁC NGÀNH KHÁC 24
IV. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 26
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1996-2000 29
I. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO NGÀNH THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 1996- 2000 29
1.Tình hình đầu tư phát triển thủy sản theo nguồn vốn 29
2. Tình hình đầu tư theo lĩnh vực 30
3. Tình hình đầu tư nước ngoài 31
4.Kết quả đầu tư phát triển Thủy sản 33
4.1. Về khai thác hải sản 33
4.2. Về nuôi trồng thủy sản 34
4.3. Về chế biến thủy sản 34
5. Đánh giá kết quả đầu tư thủy sản thời kỳ 1996-2000 35
5.1. Đánh giá kết quả đầu tư 35
5.2. Những thiếu sót tồn tại 36
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 1996-2000 38
1.Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay 38
1.1. Diện tích nuôi 38
1.2. Hình thức và đối tượng nuôi 40
1.3. Sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu 41
1.4. Về sản xuất giống 41
1.5. Tình hình sản xuất, sử dụng thức ăn công nghiệp 42
1.6. Về phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường 43
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t hải sản xa bờ và vốn tín dụng chương trình xuất khẩu. Các địa phương còn lúng túng về thủ tục đầu tư xây dựng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số dự án đóng tàu đánh bắt hải sản xa bờ đã thực hiện trong năm 1997, 1998 còn kém, nên các tỉnh phải đắn đo, cân nhắc, thẩm định kĩ tính khả thi của các dự án sẽ đầu tư. Tư tưởng bao cấp ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước của chủ dự án thuộc các thành phần kinh tế vẫn còn phổ biến.
Ngoài ra, vốn vay không lãi cho các dự án chương trình 773 chưa được giải quyết làm chậm phát huy hiệu quả kinh tế xã hội tại vùng dự án. Hệ thống giống thủy sản chưa được qui hoạch và đầu tư thỏa đáng. Việc tạo nguồn nguyên liệu và nâng cấp nhà máy chế biến cũng chưa được đầu tư tương xứng, chưa đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất, bảo đảm đủ nguyên liệu cho sản xuất, đồng thời bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng đòi hỏi khắt khe của khách hàng.
Đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì hiện nay đang có tiến triển tốt nhưng trong tiến trình thẩm định và thực hiện các điều kiện tiếp nhận vẫn còn chậm dẫn đến vốn đối ứng trong nước chưa được giải quyết kịp thời. Môi trường đầu tư nước ta nói chung, của Ngành Thủy sản nói riêng chưa được hấp dẫn nên nguồn vốn của bên ngoài chưa thu được thu hút đáng kể cho đầu tư phát triển Ngành Thủy sản. Hiện nay, số các nhà tài trợ song phương và đa phương vào Ngành Thủy sản còn quá ít (chỉ hơn 10), còn những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Ngành có qui mô nhỏ và tính hiệu quả chưa cao.
II. Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1996-2000
1.Thực trạng nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay
1.1. Diện tích nuôi
Nuôi trồng thủy sản thời gian qua đã phát triển ở cả loại hình mặt nước: lợ, mặn, ngọt, đang được mở rộng và vươn ra biển, với tốc độ tăng nhanh, bình quân tăng 4-5%/năm. Theo số liệu thống kê năm 1998, diện tích các loại mặt nước đã sử dụng chiếm 37% diện tích tiềm năng, trong đó mặt nước ao hồ nhỏ và vùng triều đã được sử dụng quá ngưỡng an toàn sinh thái, riêng phần sử dụng nuôi ruộng trũng và mặt nước lớn là có thể phát triển thêm vì hiện nay chỉ mới sử dụng được 27% diện tích tiềm năng. Diện tích sử dụng mặt nước vùng triều tính đến hết năm 1998 đã đạt 44% so với diện tích tiềm năng, tại một số địa phương tỉ lệ này còn cao hơn và đang có xu hướng gia tăng. Việc phát triển nuôi ở các vùng trên triều(9) Vùng trên triều: là vùng xa biển vài chục km, với hệ thống mương và cống dẫn nước biển về khu vực nội địa để phát triển nuôi thủy sản công nghiệp. Nuôi thủy sản công nghiệp là cách nuôi hiện đại, sử dụng một tập hợp các máy móc thiết bị để tạo ra cho đối tượng nuôi có môi trường sinh thái và những điều kiện sống khác tối ưu.
và cao triều, các vùng đất trên triều hiệu quả còn chưa cao.
Biểu 6 : Diện tích các loại hình mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 1998(10), (11) Nguồn: Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kì 1999-2010.
Loại hình mặt nước
Diện tích tiềm năng (ha)
Diện tích có khả năng nuôi (ha)
Diện tích đã nuôi
Diện tích (ha)
Tỉ lệ sử dụng so với tiềm năng (%)
Tổng số
1.700.918
1.031.030
626.290
37
- Ao, hồ nhỏ
120.000
113.000
82.696
69
- Mặt nước lớn
340.946
198.220
98.977
29
- Ruộng trũng
579.970
306.003
154.217
27
- Vùng triều
660.002
414.417
290.400
44
Biểu7: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 1998 phân theo vùng sinh thái(11)
Vùng sinh thái
Diện tích tiềm năng (ha)
Diện tích có khả năng nuôi (ha)
Diện tích đã nuôi
Diện tích (ha)
Tỉ lệ sử dụng so với tiềm năng (%)
Tổng số
1.700.178
1.031.630
626.330
37
Trung du miền núi
140.624
136.380
71.653
51
Đồng bằng sông Hồng
183.714
121.286
71.092
39
Ven biển miền Trung
193.430
110.234
54.560
28
Tây Nguyên
85.000
38.000
9.612
11
Đông Nam Bộ
133.000
73.730
45.600
34
Đồng bằng sông Cửu Long
964.410
552.000
373.813
39
Từ biểu 7 ta thấy vùng trung du, miền núi có diện tích tiềm năng so với các vùng sinh thái khác không lớn nhưng đã khai thác để nuôi trồng với tỉ lệ rất lớn (51%). Vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng có tỉ lệ sử dụng diện tích nuôi so với tiềm năng khá lớn (39%) nhưng xét về số tuyệt đối thì đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn hơn cả, đem lại sản lượng chủ yếu cho Ngành.
1.2. Hình thức và đối tượng nuôi
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh với đối tượng nuôi phong phú, hình thức nuôi rất đa dạng. Nhiều giống loài thủy sản nuôi đã tạo sản phẩm hàng hóa, xuất khẩu. Nhiều hình thức nuôi như bán thâm canh, thâm canh, nuôi lồng bè, nuôi xen canh tôm - lúa, tôm - cá, tôm - vườn và tôm - rừng xuất hiện và đã trở thành mô hình tiên tiến có năng suất, hiệu quả kinh tế cao, đang nhân rộng trong sản xuất .
- Về nuôi tôm nước lợ: Những năm gần đây, tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven biển trong cả nước, nhất là tôm sú. Song nhìn chung hình thức nuôi tôm hiện nay chủ yếu vẫn là nuôi quảng canh cải tiến. Diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh còn ít và năng suất thấp. Năm 1996, các tỉnh ven biển đã nuôi 200.000 ha tôm sú với sản lượng 85.000 tấn, năng suất bình quân đạt 0,425 tấn/ha.
- Về nuôi tôm, cá nước mặn: Những năm gần đây hình thức nuôi lồng bè đang có bước phát triển với các đối tượng: tôm hùm, cá song, cá hồng, cá cam.
-Về nuôi nhuyễn thể: đối tượng được nuôi hiện nay chủ yếu là ngao, nghêu, sò huyết, trai cấy ngọc.
- Về nuôi cá ao hồ nhỏ nước ngọt:: là nghề nuôi có truyền thống gắn với hộ gia đình, từ phong trào ao cá Bác Hồ đến nay là phong trào V.A.C. ở miền Bắc đối tượng nuôi: chép, trôi,trắm cỏ,... năng suất bình quân 1,5-1,8 tấn/ha. ở miền Nam: tôm càng xanh, cá ba sa, cá tra,... năng suất bình quân 2,5-3 tấn/ha.
- Về nuôi thủy sản ruộng trũng : Những năm gần đây, do phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ruộng trũng cấy lúa bấp bênh và ruộng cấy lúa có mức nước ổn định cũng đã sử dụng vào nuôi thủy sản, với các hình thức: luân canh(12) Luân canh: là hình thức nuôi trồng thủy sản cùng với trồng lúa theo mùa vụ trong năm, ví dụ một mùa trồng lúa, một mùa nuôi trồng thủy sản.
, xen canh(13) Xen canh: là hình thức vừa trồng lúa, vừa nuôi tôm hay cá trên cùng một diện tích vào cùng một thời điểm.
tôm-lúa, cá-lúa. ở miền Bắc, đối tượng nuôi chủ yếu là cá chép, cá trôi, cá rô phi thuần. Nuôi xen canh năng suất bình quân 200-250 kg/ha, nuôi luân canh năng suất đạt 300-500 kg/ha. ở miền Nam đối tượng nuôi chủ yếu là: rô phi, cá lóc, tôm càng xanh,... năng suất bình quân về cá 300-350 kg/ha, về tôm 300-400 kg/ha.
- Nuôi cá trên sông, hồ chứa: Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè và kết hợp với khai thác cá trên sông, trên hồ. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt nước, tạo được việc làm, tăng thu nhập, góp phần ổn định đời sống của những người sống trên sông, ven hồ. ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung đối tượng nuôi chủ yếu là trắm cỏ, qui mô lồng nuôi khoảng 12-24 m3/lồng, năng suất 450-600 kg/lồng. ở các tỉnh phía Nam, đối tượng nuôi chủ yếu là cá ba sa, cá l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status