Đầu tư phát triển vào lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Việt Nam trong những năm gần đây - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Đầu tư phát triển vào lĩnh vực giáo dục đào tạo ở Việt Nam trong những năm gần đây



LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Tổng quan về đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục và đào tạo Việt Nam 3
1. Đặc điểm hệ thống GD- ĐT ở Việt Nam 3
1.1. Giáo dục mầm non 3
1.1.1. Mục tiêu giáo dục mầm non 3
1.1.2. Quy mô giáo dục mầm non 3
1.1.3.Chất lượng giáo dục mầm non 4
1.2. Giáo dục phổ thông 4
1.2.1. Quy mô giáo dục phổ thông 5
1.2.2. Chất lượng giáo dục phổ thông 5
1.3. Giáo dục nghề nghiệp 6
1.3.1. Quy mô giáo dục nghề nghiệp 6
1.3.2. Chất lượng giáo dục nghề nghiệp 6
1.4. Giáo dục đại học 7
1.4.1. Quy mô giáo dục đại học 7
1.4.2. Chất lượng giáo dục đại học và sau đại học 8
2. Vai trò đầu tư phát triển đối với sự phát triển lĩnh vực GD-ĐT ở 9
Việt Nam 9
2.1. Thách thức và cơ hội đối với Giáo dục nước ta 9
2.2. Đầu tư phát triển góp phần tạo ra các điều kiện đảm bảo phát triển GD-ĐT 10
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam 13
I. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển cho GD- ĐT ở 13
Việt Nam 13
1. Nguồn vốn đầu tư phát triển GD- ĐT 13
1.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước. 14
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


nh,Bộ GD-ĐT và sách: hệ thống những văn bản về chủ trương, chính sách chiến lược phát triển GD Việt nam(đến 2020) và www.moet.gov.vn)
Qua bảng trên ta thấy rằng NSNN chi cho giáo dục đào tạo đã tăng thêm trong các năm từ 2000 là 12.398 tỷ đồng sau 5 năm là năm 2005 là 41.547 tỷ đồng. Như vậy ta có thể đánh giá rằng cùng với thời gian và sự phát triển nền kinh tế Nhà nước ngày càng quan tâm hơn về vấn đề đầu tư cho tương lai của đất nước. Trong đó bao gồm các khoản chi thường xuyên 2000 là 8.88 tỷ đồng đến 2005 là 32.406 tỷ đồng.
Cùng tốc độ tăng của chi thường xuyên thì chi đầu tư cũng tăng qua các năm từ năm 2000 là 3.518 tỷ đồng đến năm 2005 có 9.141 tỷ đồng tăng 61.5% so với năm 2000.
Theo các báo cáo của Bộ GD-ĐT, NSNN cho giáo dục năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13.940 tỷ đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 11.400 tỷ đồng, năm 2008 dự kiến tăng so với năm 2007 là 9.430 tỷ đồng. Riêng phần ngân sách cho chi thường xuyên của năm 2006 là 42.625 tỷ đồng, của năm 2007 là 51.860 tỷ đồng. Sự gia tăng này chứng tỏ rằng trong tổng thể vốn ngân sách thì chi đầu tư cho giáo dục được ưu tiên ở một vị trí rất quan trọng, điều này đã góp phần thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục tới năm 2010 của Đảng và Nhà nước.
Tuy ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tăng dần hàng năm nhưng do quy mô giáo dục tiếp tục phát triển nên bình quân chi trên đầu học sinh, sinh viên tăng không đáng kể. Trên thực tế, ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục, trong đó tỷ lệ chi về tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương vẫn chiếm khoảng 85-90%. Tức là kinh phí chi cho các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vẫn hết sức hạn hẹp. Mức chi giáo dục bằng ngân sách nhà nước trên 1 học sinh, sinh viên của nước ta còn kém xa các nước tiên tiến trong khu vực.
Việc phân bổ ngân sách giáo dục hiện nay vẫn còn những bất hợp lý đối với các tỉnh, thành cũng như các trường thuộc khối đào tạo. Các tỉnh vùng sâu, vùng xa vẫn chưa thực sự được ưu tiên đúng mực. Việc cấp kinh phí còn dựa vào định mức tổng hợp thô sơ, chưa tính toán được đầy đủ các nguồn khác cũng như nhu cầu của các trường và cơ cấu giá thành đào tạo. Giáo dục từ xa vẫn chưa được chú ý đầu tư.
Mặt khác tình trạng trong thời gian qua đang làm xôn xao dư luân xã hội đã làm cho gây mất lòng tin của Đảng và Nhân dân vào chất lượng giáo dục, để giải quyết hiện tượng tiêu cực Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp như tăng cường việc kiểm tra giám sát, phát động phong trào chống tiêu cực trong ngành giáo dục. Năm học mới 2007- 2008 ngành giáo dục và đào tạo sẽ tiếp tục thực hiện cuộc vận động đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục, với "căn bệnh" thành tích để nâng cao chất lượng dạy và học.
1.2. Các nguồn vốn khác
Bên cạnh nguồn vốn ngân sách nhà nước thì nhà nước cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp trí tuệ , công sức, tiên của cho giáo dục. Ngoài ra học phí, lệ phí tuyển sinh cũng là một nguồn đầu tư vô cùng quan trọng của giáo dục. Học phi, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền của gia đình người học hay người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hay gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác.
Chính phủ quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với tất cả các loại hình nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Hiện nay, mức đóng góp cho chi phí giáo dục của gia đình và người đi học, theo ước lượng của một vài chuyên gia, là 44,5% cho tiểu học; 48,7% cho Trung học cơ sở; 51,5% cho Trung học phổ thông; 30,7% cho cao đẳng và đại học. Như vậy tổng số chi phí của tư nhân cho giáo dục là khoảng 44%, nghĩa là 2,4%GDP. Tính đến năm 2005 chi tiêu cho giáo dục và đào tạo ở Việt Nam chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%. Trong chi tiêu đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo thì ở các nước phát triển cao chi trả 20% còn ở Việt Nam dân chi trả tới hơn 40%.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thu hút đầu tư từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Theo ước tính, từ năm 1990 đến nay, tổng giá trị đóng góp của các doanh nghiệp và nhà hảo tâm cho ngành giáo dục lên tới trên 1.200 tỉ đồng và khoảng 1,5 triệu m2 đất.
Bên cạnh đó, trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay nước ta ngày càng mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục đào tạo. Hầu hết nguồn vốn này đến từ các nước dưới hình thức hỗ trợ, cho vay chứ rất ít có ở dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài, điều này chứng tỏ thị trường giáo dục ở nước ta chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư. Trong khi đó thì tại rất nhiều các công ty tư vấn giới thiệu du học nước ngoài, cùng với rất nhiều các cuộc hội thảo du học do các trường, các trung tâm tổ chức.
Tóm lại, xét trên phạm vi cả nước và trong toàn bộ hệ thống GD-ĐT, các trường công lập đang đào tạo khoảng 86,27% tổng số HS, SV. Tổng chi của Nhà nước cho GD-ĐT chiếm 75% tổng chi xã hội cho GD-ĐT, 13,73% tổng số HS, SV đang học trong các trường ngoài công lập, tổng đóng góp của người dân chiếm 25% tổng chi cho GD- ĐT.
Bắt đầu từ năm học 2007-2008, HS học nghề, SV CĐ-ĐH có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học với quy mô lớn. Điều này sẽ hỗ trợ học sinh thông qua đó giảm mức đóng góp của gia đình có hoàn cảnh khó khăn cho học tập giảm như vậy sẽ đảm bảo được cuộc sống cho bộ phận dân cư này.
Để sử dụng có hiệu qủa các nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục huy động được để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tạo tiền đề cho phát triển kinh tế là một vấn đề đặt ra nhiều thách thức mà cần có sự nỗ lực và cố gắng bền bỉ của không chỉ nhà nước mà là của toàn dân.
2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển vào lĩnh vực GD-ĐT tại Việt Nam trong thời gian qua.
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Vì vậy việc thực hiện vốn đầu tư phát triển GD-ĐT đạt hiệu qủa sẽ góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT. Sau đây là bảng tổng kết:
Bảng 4: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển GD-ĐT
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
VĐT toàn XH(tỷ đồng)
163.5
180.4
217.6
258.7
324
388.2
VĐT cho GD-ĐT( tỷ đồng)
25.882
34.088
37.552
54.223
68.968
75.2
Tỷ trọng VĐT cho GD-ĐT trên VĐT toàn XH(%)
15.83%
18.90%
17.26%
20.96%
21.29%
19.37%
(Nguồn: www.mof.gov.vn và Bộ GD-ĐT)
Qua bảng trên ta thấy rằng vốn đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo cùng với tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên không ngừng thì nguông vốn dành cho giáo dục và đào tạo cũng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trong năm 2001 tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ là 163.500 tỷ đồng, tỷ trọng vốn đầu tư cho GD- ĐT là 15,83% thì đến 2006 tỷ trọng này đã tăng lên là19.37% đỉnh điểm là năm 2005 là 21,29%, điều này cho thấy cùng với sự phát triển củ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status