Thiết kế tên nhãn hiệu và biểu trưng trong doanh nghiệp Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Thiết kế tên nhãn hiệu và biểu trưng trong doanh nghiệp Việt Nam



MỤC LỤC 1
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU 2
MỞ ĐẦU 3
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT THIẾT KẾ TÊN NHÃN HIỆU VÀ BIỂU TRƯNG 4
1.1 Đặt tên nhãn hiệu 4
1.2 Thiết kế biểu trưng 12
2. THỰC TRẠNG THIẾT KẾ TÊN NHÃN HIỆU VÀ BIỂU TRƯNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 20
2.1 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2 Hiện trạng công tác đặt tên nhãn hiệu 22
2.2.1 Về tên nhãn hiệu của doanh nghiệp 22
2.2.2 Về quy trình đặt tên nhãn hiệu 25
2.3 Hiện trạng công tác thiết kế biểu trưng 26
2.3.1 Về thiết kế của biểu trưng 26
2.3.2 Về quy trình thiết kế biểu trưng 34
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC THIẾT KẾ TÊN NHÃN HIỆU VÀ BIỂU TRƯNG 37
3.1 Kiến nghị về đặt tên nhãn hiệu 37
3.1.1 Về cách đặt tên nhãn hiệu 37
3.1.2 Về quy trình đặt tên nhãn hiệu 38
3.2 Về công tác thiết kế biểu trưng 39
3.2.1 Về cách thiết kế biểu trưng 39
3.2.2 Về quy trình thiết kế biểu trưng 41
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


.
(4) Màu thực tế
Màu lựa chọn phải được đảm bảo có thể thể hiện nhất quán trên các chất liệu khác nhau của tài liệu marketing sau này. Giấy in, mực in hay công nghệ in đều có thể ảnh hưởng đến màu thực tế xuất hiện trên các tài liệu. Ví dụ, sử dụng cùng một máy in, mực in với nhiều loại giấy khác nhau để in cùng một biểu trưng có thể cho thấy sự khác nhau của màu sắc đối với các chất liệu giấy khác nhau. Ngoài giấy, các chất liệu khác như vải mũ hay áo phông, biển quảng cáo hay các phương tiện khác.
Lựa chọn từ danh sách biểu trưng
Doanh nghiệp nên chọn khoảng 3-4 biểu trưng cuối cùng. Những biểu trưng này cần được thể hiện độc lập ở các kích cỡ khác nhau để xem xét tính rõ ràng, dễ đọc. Những biểu trưng đó cũng phải được đặt trong bối cảnh của các tài liệu hay vật phẩm marketing khác nhau. Cuối cùng, doanh nghiệp chọn ra một đến hai dấu hiệu nhãn hiệu để tinh chỉnh.
Tinh chỉnh
Một hay hai dấu hiệu nhãn hiệu được lựa chọn cần được tinh chỉnh và in ra trong các tài liệu marketing khác nhau, trên web hay trên sản phẩm thực tế đặt trên giá hàng để kiểm tra lại tính dễ đọc trong bối cảnh thực tế. Cuối cùng, một dấu hiệu nhãn hiệu phù hợp nhất sẽ được lựa chọn.
Kiểm tra đăng ký
Kiểm tra nhãn hiệu đã đăng ký trong nước. Ở Việt nam, có thể kiểm tra qua Cục Sở hữu Trí tuệ. Lưu ý kiểm tra cả thị trường quốc tế.
Phân tích văn hoá
Phân tích văn hoá được tiến hành với người bản xứ (trong điều kiện thâm nhập thị trường mới) để đảm bảo dấu hiệu được chọn không có ý nghĩa hay tác động tiêu cực. Một biểu trưng được coi là trung lập là có thể chấp nhận được, đặc biệt trên thị trường quốc tế vì ý nghĩa của dấu hiệu có thể được tạo ra bằng các nỗ lực marketing sau này.
Lựa chọn cuối cùng
Doanh nghiệp chọn ra một hay hai thiết kế cuối cùng để áp dụng thử vào các tài liệu marketing thực tế. Doanh nghiệp cũng có thể quay trở lại giai đoạn trước để tìm kiếm và điều chỉnh nhằm tạo ra một thiết kế mới.
Áp dụng vào các tài liệu marketing
Thiết kế được lựa chọn sẽ được áp dụng thử vào các loại tài liệu và vật phẩm marketing khác nhau để kiểm tra lần cuối. Một số tài liệu và vật phẩm marketing phổ biến như danh thiếp, tiêu đề thư và trang sau, phong bì, nhãn thư, fax, hoá đơn, brochure, quảng cáo, báo cáo kinh doanh, web, đồng phục hay các vật phẩm quảng cáo khác.
Mẫu thiết kế
Sau khi đã kết thức việc thử nghiệm các dấu hiệu nhãn hiệu đối với các tài liệu marketing khác nhau, doanh nghiệp cần có một bộ thiết kế mẫu trong đó các biểu trưng được đặt vào đúng vị trí như trong thiết kế thực tế, cùng kích cỡ. Bản thân các mẫu thiết kế này cũng phải có kích cỡ tương tự như dự kiến các tài liệu marketing thực tế sau này. Ví dụ, khổ giấy 81/2 x 11 cho tiêu đề thư hay 2 x 31/2 cho danh thiếp, số màu và mã màu của biểu trưng.
Hướng dẫn thiết kế và thực hiện
Việc tiến hành thiết kế các tài liệu, vật phẩm marrketing hay nói cách khác - việc đưa các dấu hiệu hình ảnh vào các tài liệu hay vật phẩm marketing thực tế có thể được tiến hành bởi chính nhóm thiết kế ban đầu hay những người khác, trong hay ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù là với đối tượng nào thì việc xây dựng một bản hướng dẫn thiết kế đều có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính nhất quán của các thành phần dấu hiệu nhãn hiệu trong các phần trình marketing thực tế, từ đó đảm bảo tạo ra hình ảnh nhãn hiệu thống nhất.
THỰC TRẠNG THIẾT KẾ TÊN NHÃN HIỆU VÀ BIỂU TRƯNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Phương pháp nghiên cứu
Việc phân tích thực trạng thiết kế tên nhãn hiệu và biểu trưng nhãn hiệu trong doanh nghiệp Việt nam chủ yếu được tiến hành dưới góc độ mô tả, đánh giá và tìm ra nguyên nhân của hoạt động thiết kế tên nhãn hiệu và biểu trưng, so sánh kết quả nghiên cứu tên nhãn hiệu và biểu trưng thực tế với với những yêu cầu về thiết kế tên nhãn hiệu và biểu trưng để đảm bảo hiệu quả định vị, khác biệt hóa nhãn hiệu và thuận lợi cho việc sử dụng tên nhãn hiệu và biểu trưng trong các chương trình marketing, trên cơ sở đó xác định sự cách biệt giữa thực tế tiến hành công tác quản trị nhãn hiệu với yêu cầu lý thuyết. Những cách biệt này là căn cứ để tác giả đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả công tác thiết kế tên nhãn hiệu và biểu trưng ở phần tiếp theo.
Để phân tích thiết kế tên nhãn hiệu và biểu trưng trong các doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu, tác giả kết hợp sử dụng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ một số tài liệu về vấn đề nhãn hiệu ở Việt nam như Thương hiệu Việt, Sức mạnh thương hiệu và một số diễn đàn về thương hiệu như Website Thương hiệu Việt (thuonghieuviet.com), thuonghieuvietnam.com.vn, hay trang web Hàng Việt nam chất lượng cao cũng được sử dụng. Dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập để nghiên cứu cách thức doanh nghiệp tiến hành đặt tên và thiết kế các dấu hiệu hình ảnh của nhãn hiệu. Việc thu thập này chủ yếu được tiến hành trên một số trang web Thương hiệu Việt (www.thuonghieuviet.com.vn), Hàng Việt nam chất lượng cao (www.hvnclc.com.vn), www.thuonghieuviet.com, và một số trang web của các doanh nghiệp.
Số lượng nhãn hiệu sử dụng để phân tích từ nguồn dữ liệu thứ cấp gồm 163 nhãn hiệu gồm cả nhãn hiệu của các doanh nghiệp Miền Bắc, Miền Nam và một số ít doanh nghiệp Miền Trung.
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề như sau:
(1) Xác định các cách đặt tên nhãn hiệu chủ yếu
(2) Phân tích mức độ phức tạp của tên nhãn hiệu (độ dài phát âm, số ký tự, số chữ cái sử dụng)
(3) Phân tích mức độ phức tạp của biểu trưng thể hiện: số màu, số hình cơ bản,
(4) Xem xét tính cân đối của biểu trưng – xét theo tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao so với tỉ lệ lý tưởng
(5) Phân tích mức độ độc đáo của biểu trưng - mức độ sử dụng các hình phổ biến.
Để tìm hiểu kỹ hơn về quá trình thiết kế tên nhãn hiệu và biểu trưng, tác giả cũng tiến hành khảo sát một số doanh nghiệp (được thực hiện trong “Khảo sát về thực trạng quản trị nhãn hiệu trong doanh nghiệp Việt nam” của tác giả được tiến hành với gần 200 doanh nghiệp thuộc các ngành Dệt may, Da giày, Rượu bia và Nước giải khát tại Hà nội và một số tỉnh lân cận.
Mục tiêu của khảo sát này (đối với phần thiết kế tên nhãn hiệu và biểu trưng) là:
(1) Tìm hiểu quy trình đặt tên nhãn hiệu
(2) Tìm hiểu cách thức doanh nghiệp đặt tên nhãn hiệu (tự đặt hay thuê tư vấn, ai tham gia vào quá trình đặt tên nhãn hiệu)
(3) Tìm hiểu quy trình thiết kế biểu trưng
(4) Tìm hiểu cách thức doanh nghiệp thiết kế biểu trưng (tự thiết kế hay thuê thiết kế, ai tham gia vào quá trình thiết kế biểu trưng)
Dữ liệu về dấu hiệu nhãn hiệu của các doanh nghiệp thu thập được được phân loại và so sánh để tìm ra những cách thức phổ biến cho việc đặt tên và thiết kế nhãn hiệu trong các doanh nghiệp Việt nam đồng thời phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của cách làm này.
Tác giả tập trung phân tích một số yếu tố trong cách đặt tên và thiế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status