Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động ở Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động ở Việt Nam



Trang
Lời mở đầu 4
Chương 1: Khái luận chung về hoạt động xuất khẩu lao động 5
1.1. Bản chất của hoạt động xuất khẩu lao động 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.2. Thị trường lao động 8
1.1.3. Xuất khẩu lao động. 18
1.2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động 19
1.3. Các hình thức xuất khẩu lao động 20
1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động đối với sự phát triển của nền kinh tế. 22
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động ở việt nam 24
2.1. Đặc điểm về lao động và việc làm ở Việt Nam 24
2.1.1. Lực lượng lao động 24
2.1.2. Chất lượng lao động. 25
2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam. 26
2.2.1. Giai đoạn 1980- 1990 26
2.2.1.1. Số lượng lao động xuất khẩu 26
2.2.1.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu : 28
2.2.1.3. Thị trường xuất khẩu lao động. 29
2.2.1.4. Hình thức xuất khẩu lao động. 29
2.2.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến nay. 29
2.2.2.1. Số lượng lao động xuất khẩu. 30
2.2.2.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu. 31
2.2.2.3. Hình thức xuất khẩu lao động 31
2.2.2.4. Thị trường xuất khẩu lao động. 32
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động thời gian qua. 37
2.3.1.Những kết quả đạt được. 37
2.3.1.1. Tạo việc làm cho hàng vạn lao động và chuyên gia. 37
2.3.1.2. Nâng cao tay nghề cho người lao động. 38
2.3.1.3. Giảm chi phí đầu tư cho việc đào tạo tay nghề cho người lao động. 38
2.3.1.4. Mở ra nhiều triển vọng tham gia thị trường thầu khoán quốc tế cho Việt Nam 39
2.3.1.5. Tăng cường sự giao lưu, hiểu biết quốc tế. 39
2.3.1.6. Xuất khẩu lao động đã thu được nguồn ngoại tệ lớn về trong nước. 39
2.3.1.7. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia. 40
2.3.1.8. Trình độ người lao động được nâng lên 41
2.3.2. Những hạn chế của công tác xuất khẩu lao động. 42
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 44
2.3.3.1. Về khách quan: 44
2.3.3.2. Về mặt chủ quan: 44
Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao khả năng XKLĐ của Việt Nam trong những năm tới 46
3.1. Định hướng xuất khẩu lao động của Đảng và Nhà nước ta. 46
3.1.1. Quan điểm chỉ đạo. 46
3.1.2. Định hướng. 47
3.1.2.1. Định hướng chung. 49
3.1.2.2. Định hướng cụ thể 50
3.2. Giải pháp. 51
3.2.1. Các giải pháp về cơ chế quản lý : 51
3.2.1.1. Cần thiết lập quan hệ Nhà nước với các nước có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài: 51
3.2.1.2.Tổ chức tốt hoạt động Marketing về xuất khẩu lao động đối với thị trường ngoài nước. 52
3.2.1.4. Phân định rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan và chính quyền các cấp trong XKLĐ cụ thể như sau : 53
3.2.1.5. Mở rộng phạm vi về thành phần kinh tế tham gia XKLĐ, đồng thời đa dạng hoá hình thức và ngành nghề đưa đi: 54
3.2.1.6. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý lĩnh vực xuất khẩu lao động 54
3.2.1.7. Tổ chức quan hệ phối hợp liên ngành tăng cường công tác quản lý lao động 55
3.2.2. Các giải pháp về chính sách 56
3.2.2.1. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật 56
3.2.2.2. Đầu tư xây dựng các doanh nghiệp XKLĐ đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 58
3.2.2.3. Đào tạo nguồn lao động xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế. 58
3.2.2.4. Sử dụng và phát huy tốt khả năng của số lao động trở về sau khi hết hợp đồng ở nước ngoài 60
3.2.3. Hoàn thiện chính sách về tài chính 61
3.2.3.1. Đối với các doanh nghiệp. 61
3.2.3.2. Đối với người lao động 62
3.2.4. Các giải pháp về tổ chức quản lý. 63
3.2.4.1. Hoàn thiện hệ thống quản lý và tổ chức bộ máy cán bộ quản lý Nhà nước về XKLĐ. 63
3.2.4.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện và quản lý 63
Kết luận 65
Tài liệu tham khảo 66
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



8. 10
3
1993
3. 960
4
1994
9. 230
5
1995
10. 050
6
1996
12. 640
7
1997
18. 640
8
1998
12. 210
9
1999
20. 000
10
2000
31. 000
11
2001
37. 000
12
2002
43. 000
Tổng cộng:
200.060
Qua bảng số liệu ta thấy số người đi lao động tăng lên rõ rệt, đặc biệt là từ năm 2000 đến 2002. Con số này đánh dấu bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp xuất khẩu lao động ở nước ta.
2.2.2.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu.
Hiện nay, lao động Việt Nam đã có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, chủ yếu làm việc trong các nghành nghề khác nhau như: Thuỷ thủ, thuyền viên đánh cá, chuyên gia y tế, giáo dục, công nhân, giúp việc gia đình...
Với chủ trương của Chính phủ là hạn chế đưa lao động phổ thông đi, Bộ Lao động Thương binh - Xã hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các công ty mở rộng việc ký kết các hợp đồng đưa lao động có nghề. Kết quả cho thấy, số lao động có nghề xuất khẩu của Việt Nam tăng lên rõ rệt. Nếu năm 1992 chủ yếu là lao động phổ thông thì số lao động có nghề năm 1993 tăng lên 25%, năm 1995 tăng lên 40% và hiện nay đạt gần 70% tổng số người đi[30;2]. Chất lượng lao đốngo với giai đoạn1980-1990 đã co nhưng chuyễn biến đáng kể. Đối với một số thị trường như Côoet, Libi, Angola, Nhật Bản, Cộng Hoà Séc... chúng ta đã cung ứng 90% - 100% lao động có nghề. Còn một số lao động khi đưa đi chưa có nghề thì bên nhậpS đều thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động
2.2.2.3. Hình thức xuất khẩu lao động
Giai đoạn trước năm 1990 hình thức chủ yếu là xen ghép. Nhưng từ năm 1991 đến nay, xuất khẩu lao động nước ta có thể có các hình thức như sau: Hợp đồng cung ứng lao động; hợp đồng sử dụng chuyên gia; hợp đồng nhận thầu công trình; hợp đồng lao động vừa học vừa làm; hợp đồng nhận thầu công trình, nhận khoán khối lượng hợp tác chia sản phẩm; hợp đồng liên doanh giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam với tổ chức kinh tế hay cá nhân ở nước ngoài; hợp đồng lao động giữa người Việt Nam với tổ chức kinh tế hay cá nhân nước ngoài; Cung ứng lao động trực tiếp theo yêu cầu của các công ty nước ngoài thông qua hợp đồng lao động.
Trong đó, các doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu lao động phải tự mình tìm kiếm thị trường, đối tác và ký kết với bên nước ngoài để tiến hành làm thủ tục đưa lao động xuất khẩu dựa trên chính sách của nhà nước. Nếu doanh nghiệp nào có giấy phép xuất khẩu lao động mà trong vòng 12 tháng không xuất khẩu được đoàn nào thì bị thu hồi giấy phép.
2.2.2.4. Thị trường xuất khẩu lao động.
Thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay không chỉ là các nước xã hội chủ nghĩa trước kia mà đã mở rộng phạm vi xuất khẩu tới gần 50 nước trên thế giới. Tuy vậy, công tác xuất khẩu lao động đến nay đã thành công ở một số thị trường chính như: Hàn Quốc, Angiêri, Nhật Bản, Đông Âu, Đài Loan, Irăc, Libi, Côoet.
a. Khu vực Đông Bắc á
Đông Bắc á đang là các thị trường chủ yếu, nhận nhiều lao động ta. Bao gồm các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong tương lai gần, đây vẫn sẽ là thị trường chính của lao động Việt Nam.
- Thị trường Hàn Quốc:
Đây là một thị trường ổn định, tiếp nhận lao động ta với một số lượng khá lớn. Hàn Quốc là quốc gia có diện tích 90.000 km², bằng 1/3 diện tíchViệt Nam. Tài nguyên thiên nhiên không có gì ngoài nguồn than antracit quặng sắt. Từ thập kỷ 60, nền kinh tế Hàn Quốc đạt được sự tăng trưởng cao và trở thành một nước có tiềm lực về kinh tế ở Châu á. Tốc độ phát triển kinh tế cao đã biến Hàn Quốc từ một nưỡc xuất khẩu lao động sang một nước thiếu hụt trầm trọng lao động trong nước và cả ở các công trình thầu ở nước ngoài. Hiện nay Hàn Quốc đã trở thành một quốc gia công nghiệp với các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và điển hình là công nghiệp điện tử cao cấp. Khả năng hợp tác với Hàn Quốc trong việc sử dụng lao độngViệt Nam còn nhiều triển vọng. Tính tới năm 2000 nước ta đã xuất khẩu sang Hàn Quốc khoang trên 28000 lao động tính cả số thuyền viên đánh cá trên biển. Tuy nhiên, trong vài năm vừa qua đã xuất hiện hình thức tu nghiệp sinh bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp (Hàn Quốc: khoảng 50% ) gần đây lại xuất hiện tình trạng vi phạm pháp luật, cá biệt đã hình thành các băng nhóm tội phạm đi trấn lột, thậm chí giết người, đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp nhận lao động ta vào thị trường này. Thêm vao đó là cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã làm giảm số tu nghiệp sinh Việ Nam tại Hàn Quốc(năm 1996 số lao động xuất sang Hàn Quốc là 6275 người thì đến năm 1997 chỉ còn 4880 người).
Năm 1999, kinh tế Hàn Quốc được phục hồi, số lao động được xuất sang lại tăng lên nhanh chóng. Mức lườn cơ bản của người lao động sang Hàn Quốc hiện nay là tương đối cao so với các nước khác trong khu vực( khoảng trên 1000 USD/1người/1tháng). Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc ở Hàn Quốc là có sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc. Tiêu chuẩn nay rất phù hợp với đặc điểm của lực lượng lao động phổ thông ở nước ta hiện nay. Tính đến 2002 đã có 30.000 lao động Việt Nam đâng làm việc tại Hàn Quốc[7].
- Thị trường Nhật Bản:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản lâm vào tình trạng thếu lao độngtrầm trọng. Với tốc độ phát triển hằng năm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khá cao, thị trường lao động của Nhật Bản trở nên chật hẹp. Tuy thiếu lao động trầm trọng nhưng chính sách của Nhật Bản là hạn chế lao động nước ngoài vào kàm việc. Trong các quy định của pháp luật Nhật Bản về vấn đề nhập cư, Nhật Bản chỉ cho một số ít lao động không nghề và lao động kỹ thuật cao nhập cư. Tuy nhiên, đầu năm 1990 Nhật Bản đưa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các nước đang phát triển sang Nhật nâng cao tay nghề. Đây là biện phấp giúp Nhật giảm bớt số lao động bát hợp pháp dang ngày càng tăng. Đồng thời đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển và đáp ứng nhu cầu thiếu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật. Người lao độngnước ngoài được hưởng quy chế “tu nghiệp sinh” và “trợ cấp tu nghiệp”. Với mức trợ cấp này cũng đã cao hơn rất nhiều so với mức lương cuả lao động ở các nước khác.
Nhật Bản chính thức mở cửa cho lao động nước ngoài từ tháng 6 /1992. Năm 1992, chúng ta đưa được 17 người sang Nhật tu nghiệp. Năm 1996 đã có 1312 người và iện nay có 9000 lao động làm việc trong các nghành công nghiệp nhẹ, chế biến hải sản, điện tử, xây dựng...
Nhìn chung số lượng lao động của Việt Nam sang Nhật vẫn còn thấp so với Trung Quốc. Từ năm 1992 đến 1998 Việt Nam có trên 7000 lao động xuất sang Nhật thì cũng trong thời gian đó Trung Quốc đã có 123.117 lao động, gấp 17.58 lần so với Việt Nam[7]. Lao động làm việc ở Nhật Bản được hưởng mức lương cơ bản cao hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực. Song thị trường Nhật Bản là thị trường tương đối khó tính, chỉ nhận lao động có nghề và phải được học tiếng Nhật trước khi đưa sang. Do vậy mà nước ta cần lưu ý đặc điểm khác biệt của thị trường này để đáp ứng kịp thời nếu không sẽ có nguy cơ dẫn đến...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status