Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - VIB - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - VIB



Chương 1: Tổng quan về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 4
1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng thương mại 4
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 4
1.1.1. Vài nét về sự ra đời của ngân hàng thương mại 4
1.1.2. Một số hoạt động cơ bản của NHTM 5
1.1.3. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường 7
1.2. Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM 8
2- Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 10
2.1. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 10
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về dự án đầu tư 10
2.1.2. Thẩm định dự án đầu tư 15
2.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 19
2.2.1. Sự cần thiết phải thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại 19
2.2.2. Nội dung, phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư 21
3- Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 36
3.1. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 36
3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 37
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư 38
3.3.1. Các nhân tố chủ quan 38
3.3.2. Các nhân tố khách quan 41
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế - VIB 43
1- Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP QT - VIB 43
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 43
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động 45
1.3. Hoạt động kinh doanh của VIB trong những năm gần đây 47
1.3.1. Hoạt động nguồn vốn 47
1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn 48
1.3.3. Kết quả kinh doanh 50
2- Thực trạng Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VIB 53
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án ở trên, các ngân hàng thương mại có thể nâng cao chất lượng thẩm định bằng cách kiểm soát, điều chỉnh những nhân tố chủ quan và đưa ra những biện pháp để khắc phục, điều hoà các nhân tố khách quan, nhằm để cú thể tạo ra một hiệu ứng tổng hợp cú lợi nhất cho hoạt động thẩm định tài chớnh dự ỏn đầu tư của cỏc ngõn hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quốc tế - vib
1- Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP QT - VIB
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - Tên giao dịch đối ngoại: Vietnam International Commercial Joint Stock Bank (VIB) được thành lập và đi vào hoạt động ngày 18/09/1996.
Trong cơ cấu cổ đông có sự tham gia góp vốn của 02 Ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Từ khi thành lập đến hết năm 1997 VIB tập trung xây dựng các điều kiện cho hoạt động của ngân hàng. Đến cuối năm 2000, VIB đạt được một số thành tựu đáng khích lệ:
- Liên tục 3 năm liền (1998 - 1999 - 2000) VIB được ngân hàng Nhà nước xếp loại A theo các tiêu chí do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành; đánh giá về vốn, quản lý tài sản, khả năng thanh toán, lợi nhuận và năng lực quản trị điều hành.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động: Mở chi nhánh tại 92 Nam Kỳ Khởi nghĩa TP. Hồ Chí Minh (21/9/1999). Mở các phòng giao dịch trực thuộc Hội sở và chi nhánh.
- Liên tục tăng trưởng một cách an toàn và hiệu quả.
Năm 2001 là năm bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn ra không thuận chiều, kinh tế toàn cầu tăng trưởng ở mức thấp hơn dự báo, thị trường tài chính quốc tế có những biến động phức tạp, FED hạ lãi suất tới 11 lần, giá cổ phiếu lên xuống thất thường, đầu tư nước ngoài giảm sút... làm ảnh hưởng mạnh tới các nền kinh tế thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.
Kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do thiên tai, bão lụt gây thiệt hại không ít về người và của, sức cạnh tranh thấp, môi trường đầu tư tuy được cải thiện nhưng chưa lành mạnh.
Trong bối cảnh đó, việc cải tổ và tăng cường cơ cấu quản trị, kiểm soát và điều hành được VIB tập trung thực hiện, đặc biệt là công tác củng cố, chấn chỉnh và phát triển hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHNNVN, tăng trưởng đi đôi với giám sát kiểm tra, hạn chế rủi ro. Những nỗ lực này đã mang lại kết quả nhất định: tổng nguồn vốn đến cuối năm 2001 đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 2,8% so với cuối năm 2000; dư nợ cho vay 621,5 tỷ đồng, tăng 23,2% so với cuối năm 2000. So sánh mức tăng dư nợ của VIB với mức tăng dư nợ bình quân của ngành ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt thì thấy rằng kết quả đạt được của VIB rất đáng được khích lệ.
Trong 6 năm qua, VIB từng bước trưởng thành và đã tự khẳng định mình. Đội ngũ cán bộ của VIB trong toàn hệ thống với số lượng chưa nhiều; tổng số 93 người. Quy mô của VIB còn rất khiêm tốn: 1 Hội sở, 1 chi nhánh cấp 1 tại TP. Hồ Chí Minh, 3 chi nhánh cấp 2 và 2 phòng giao dịch tại Hà Nội. Nhưng VIB đã từng bước phát triển và duy trì các hoạt động cơ bản của một ngân hàng trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng đã có; mở rộng quan hệ, tìm kiếm các khách hàng mới. Bước đầu đã đa dạng nguồn thu nhập và phân tán rủi ro; nợ quá hạn thấp (1,1%/tổng dư nợ), đã trích lập quĩ phòng ngừa rủi ro; tham gia bảo hiểm tiền gửi; VIB đã tham gia góp vốn vào tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng của "Chương trình phát triển dự án Mekụng" của Tổ chức Quốc tế, với mục đích ngày càng nâng cao trình độ nghiệp vụ và quản lý của cán bộ.
Một trong những nhân tố quyết định sự thành công của quá trình đổi mới ngân hàng là yếu tố nhân lực. Đây là công tác trọng yếu, luôn dành được sự quan tâm hàng đầu của HĐQT; do đó nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, trong kế hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân viên cần đạt được mục tiêu là hình thành đội ngũ kế thừa, có đẩy đủ kiến thức và năng lực để tiếp cận công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng đang thay đổi hàng ngày, hàng giờ trên thế giới.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động
Là một Ngân hàng Thương mại cổ phần, VIB cùng có cơ cấu tổ chức bộ máy về cơ bản giống như các Ngân hàng TMCP khác, bao gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành, các phòng ban chức năng.
Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị của VIB giữa 2 kỳ đại hội cổ đông. HĐQT do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm từ 3 - 12 thành viên. Nhiệm kỳ của mỗi thành viên HĐQT là 3 năm. Các thành viên HĐQT có thể được bầu lại. HĐQT bầu 1 thành viên làm chủ tịch, 2 thành viên làm phó chủ tịch thứ nhất và thứ hai. Chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên trong HĐQT phải được thống đốc Ngân hàng Nhà nước chuẩn y. HĐQT có quyền nhân danh VIB quyết định các vấn đề liên quan đến quyền lợi, mục đích, các vấn đề cơ bản của VIB trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, và quản trị theo đúng pháp luật của Nhà nước, các pháp lệnh về ngân hàng, Điều lệ ngân hàng và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Bên cạnh HĐQT là ban chuyên viên giúp việc HĐQT (ban chuyên viên). Ban chuyên có từ 3-5 thành viên, trong đó có một trưởng ban do chủ tịch HĐQT bổ nhiệm. Nhiệm vụ của mỗi thành viên do trưởng ban phân công sau khi thông qua chủ tịch HĐQT.
Ban điều hành ngân hàng là cơ quan điều hành của VIB, đứng đầu là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng giám đốc có các phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc và phó Tổng giám đốc ngoài chức năng điều hành còn thực hiện chức năng giúp HĐQT quản trị ngân hàng theo sự phân công của chỉ thị HĐQT.
Dưới Tổng giám đốc có các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ thực hiện tham mưu cho Ban giám đốc về các mặt chuyên môn nghiệp vụ. Thay mặt Ban giám đốc thực hiện các hoạt động trong phạm vị thẩm quyền.Trong đú Phòng Tớn dụng có chức năng tham mưu cho giám đốc thuộc lĩnh vực huy động vốn, tiếp thị, cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VND hay ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, thẩm định và tái thẩm định các dự án đầu tư, bảo lãnh vượt thẩm quyềncủa các đơn vị trực thuộc, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo an toàn vốn, có hiệu quả.
Ngoài ra VIB còn tổ chức thành các chi nhánh cấp I, cấp II, cỏc phũng giao dịch trực thuộc Hội sở và chi nhỏnh cỏc cấp.
Có thể hiểu rõ hơn cơ cấu tổ chức bộ máy của VIB qua sơ đồ sau:
Sơ đồ cỏc phũng ban chức năng của VIB :
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban chuyên viên
Tổng giám đốc
Kiểm soát nội bộ
Văn phòng
Phó TGĐ thứ nhất
Phó TGĐ thứ hai
Kiêm GĐ CN MN
Phó giám đốc
Tín dụng
Kế hoạch và DVNH
Phòng giao dịch số 1
Tin học
Tiền tệ - Kho quỹ
Kế toán
Thanh toán quốc tế
Hành chính
Tín dụng
Kế toán
Tiền tệ - Kho quỹ
Thanh toán quốc tế
Kiểm soát nội bộ
1.3. Hoạt động kinh doanh c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status