Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế



Chương I. Tổng quan về thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 5
1.1. Một số lý luận cơ bản về thuế. 5
1.1.1. Khái niệm về thuế. 5
1.1.2. Đặc điểm chung về thuế. 6
1.1.3. Chức năng của thuế. 6
1.2. Những vấn đề chung về thuế nhập khẩu 9
1.2.1. Lịch sử hình thành phát triển của thuế nhập khẩu 9
1.2.2. Lý luận cơ bản về thuế nhập khẩu. 12
1.3. Chính sách thuế nhập khẩu . 19
1.3.1. Khái niệm chính sách thuế. 19
1.3.2. Các vấn đề xây dựng chính sách thuế nhập khẩu 20
1.3.3. Nguyên tắc cơ bản xây dựng chính sách thuế nhập khẩu. 21
1.3.4. Các công cụ của chính sách thuế nhập khẩu 23
13.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới chính sách thuế nhập khẩu. 24
1.4. Những nguyên tắc cam kết quốc tế về thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 25
1.4.1.Các nguyên tắc ràng buộc về thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 25
1.5. Kinh nghiệm sử dụng chính sách thuế nhập khẩu của một số nước trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế: 29
1.5.1. Tham khảo chính sách thuế quan của Trung Quốc: 30
1.5.2. Tham khảo chính sách thuế nhập khẩu của các nước ASEAN: 31
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chung nhà nước thực hiện chính sách “độc quyền ngoại thương” chính sách thuế nhập khẩu:
+Đối với hàng nhập khẩu mậu dịch thể hiện qua chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương;
+Đối với hàng nhập khẩu phi mậu dịch thu qua thuế hàng hoá (thực chất là thuế nhập khẩu).
-Biểu thuế xây dựng trên cơ sở danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu của Hội đồng tương trợ kinh tế XHCN, số dòng thuế sơ sài.
-Giá tính thuế căn cứ và Hiệp định và Nghị định thư Chính phủ Việt Nam ký kết với chính phủ các nước XHCN.
*Từ năm 1986 đến năm 1991:
Giai đoạn này, lần đầu tiên chính sách thuế nhập khẩu được thể hoá bằng văn bản pháp luật cao nhất đó là Luật thuế xuất, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch.
Về đối tượng chịu thuế và tổ chức nộp thuế: Tất cả hàng hoá mua bán trao đổi với nước ngoài, khi nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Những tổ chức kinh tế được phép, nhập khẩu đều phải nộp thuế nhập khẩu.
-Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm hai mức: thuế suất tối thiểu và thuế suất phổ thông.
-Giá tính thuế nhập khẩu: là giá mua tại cửa khẩu đến, kể cả chi phí vận tải, bảo hiểm theo hợp đồng. Trường hợp giá mua theo cách khác thì căn cứ vào giá ghi trên các chứng từ hợp lệ.
-Biểu thuế nhập khẩu được xây dựng căn cứ vào chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu đối với nhóm mặt hàng xuất khẩu hay nhập khẩu với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam; Thuế suất phổ thông áp dụng đối với hàng hoá còn lại. Mức thuế suất thấp nhất 0% và cao nhất là 50%. Cụ thể là:
+Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nói trên chỉ áp dụng đối với hàng xuất nhập khẩu mậu dịch. Hàng hoá xuất, nhập khẩu phi mậu dịch được áp dụng theo biểu thuế quy định trong biểu thuế hàng hoá, có sự phân biệt so với trước là chịu chung 50% (cả hàng hoá sản xuất trong nước và nhập khẩu), nay phân biệt thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch từ 35% đến 50%.
+Cơ cấu thuế suất được xây dựng quá chi tiết, khó phân biệt.
+Biểu thuế áp dụng theo doanh mục của Hội đồng tương trợ kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa phù hợp với doanh mục HS.
-Về thủ tục nộp thuế nhập khẩu: chưa xác định rõ hàng hoá đã nộp thuế nhập khẩu hay chưa nộp thuế tại biên giới, vành đai biên giới hay trong nội địa... Chính vì vậy, vấn đề kiểm soát hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn khi hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường nội địa, khó khăn cho công tác đấu tranh chống buôn lậu bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Đây là giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế nhằm thực hiện nghị quyết Đại hội toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI. Bước đầu sử dụng chính sách thuế làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trong đó lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch thay thế chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương trước đây.
Luật này ban hành nhằm mục đích phục vụ yêu cầu tăng cường quản lí các hoạt động xuất, nhập khẩu mậu dịch của các xí nghiệp trung ương và địa phương đang phát triển, góp phần tích cực vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, hình thành cơ cấu xuất nhập khẩu mới hợp lí ,góp phần bảo vệ và phát triển sản xuẩt trong nước, hướng dẫn nhập khẩu và tiêu dùng hàng hoá hợp lí, tạo nguồn thu cơ bản cho ngân sách nhà nước .
-Bước đầu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã góp một phần đáng kể vào nguồn thu cho ngân sách nhà nước:
Theo số lượng bảng số 2.1, chỉ trong vòng 4 năm, thuế xuất, nhập khẩu (chủ yếu là thuế nhập khẩu) đóng góp nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ chỗ chiếm tỉ trọng 6,1% năm 1988 lên 12,7% năm 1991 trong tổng thu ngân sách nhà nước (tăng bình quân 1,65% năm).
Bảng số 2.1: Tình hình thu thuế xuất nhập, nhập khẩu từ năm 1988 đến năm1991:
Chỉ tiêu
Năm 1988
Năm 1989
Năm 1990
Năm 1991
Tổng thu NSNN
-Thuế XK, thuế nhập khẩu
+Mậu dịch
+Phi mậu dịch
-Tỷ lệ % trên tổng thu NSNN
+Mậu dịch
+Phi mậu dịch
2.126,4
131
75
56
6,1%
3,5%
2,6%
4.971
362,4
253,7
108,7
7,7%
5,5%
2,2%
6490
750
600
150
11,5%
9,2%
2,3%
8630
1100
950
150
12,7%
11%
1,7%
(Đơn vị: triệu đồng)
Nguồn: Bộ Tài chính-Thông báo tình hình KTTC 5năm 1986-1990 và niên giám thống kê 1994. NXB thống kê Hà Nội.
2.1.2 Giai đoạn kể từ khi ban hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991:
2.1.2.1.Thời kỳ thực hiện cải cách thuế bước 1 (từ năm 1992 đến năm 1995):
*Đặc điểm cơ bản của chính sách kinh tế đối ngoại:
Căn cứ mục tiêu, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của nước ta, đặc điểm cơ bản về chính sách kinh tế đối ngoại là tiếp tục thực hiện chính sách đổi mới kinh tế giai đoạn (1986-1991), nhưng mức độ đổi mới được tiến hành mang tính toàn diện hơn, đặc biệt là chính sách mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ khu vực và thế giới. Hoạt động nhập khẩu được xác định là một trong những mắt xích quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Vai trò của chính sách và cơ chế quản lí hoạt động nhập khẩu giai đoạn này được thể hiện qua các khía cạnh:
*Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá:
+Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá đất nước.
+Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế nhằm đảm bảo phát triển kinh tế cân đối và ổn định.
+Nhập khẩu nhằm góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Hoạt động nhập khẩu vừa đảm bảo thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người tiêu dùng. Vừa đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
+Hoạt động nhập khẩu có tác động tích cực đến việc thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động này thể hiện ở chỗ nhập khẩu để đảm bảo các yếu tố đầu vào như kỹ thuật, công nghệ, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu... để sản xuất hàng hoá xuất khẩu để mở rộng thị trường, theo nguyên tắc “có đi có lại ” trong quan hệ thương mại quốc tế.
*Nội dung cơ bản của chính sách thuế nhập khẩu:
Ngày 26/12/1991, Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu với những nội dung thay đổi cơ bản.
Luật thuế mới này không chỉ điều chỉnh hàng mậu dịch, mà tất cả các hình thức xuất, nhập khẩu mậu dịch chính ngạch, tiểu ngạch, phi mậu dịch... Biểu thuế nhập khẩu đã có những thay đổi cơ bản, với việc đưa vào áp dụng danh mục hàng hoá nhập khẩu dựa trên danh mục (HS) để xây dựng biểu thuế thay cho danh mục hàng hoá của Hội đồng tương trợ kinh tế. Thẩm quyền về ban hành chính sách thuế nhập khẩu được xác định cụ thể, đó là Hội đồng Nhà nước (hay uỷ ban thường vụ Quốc hội) ban hành biểu thuế cụ thể theo từng mặt hàng và có quyền điều chỉnh mức thuế suất này trong giới hạn khung thuế suất cho phép của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Thuế nhập khẩu có tới 36 mức thuế suất áp dụng cho hơn 3000 nhóm mặt hàng, từ 0% đến 200%, với cơ cấu biểu thuế hết sức phức tạp. Mức thuế suất thuế nhập khẩu được...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status